cải thiện trên địa bàn tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng thêm quy mô, mạng lưới theo đó mà mức độ cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gia tăng trong những năm qua. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 20 tổ chức tín dụng chi nhánh cấp I và tương đương bao gồm 8 NHTM nhà nước, 9 NHTM cổ phần, Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Hợp tác xã, 04 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô TNHH một thành viên Tình thương (YTM) và 42 quỹ tín dụng nhân dân. Với số lượng các TCTD đông đảo như trên và có xu hướng ngày càng tăng dẫn đến mức độ cạnh
tranh trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên địa bàn là rất lớn. Với áp lực tăng trưởng, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các ngân hàng
đã đưa ra các chính sách cạnh tranh rất linh hoạt về giá, phí cũng như các chính
sách khác hàng, đối tượng khách hàng trong các mặt kinh doanh chính như HĐV, cho vay, cung cấp dịch vụ thanh toán...
Trong hoạt động HĐV, các ngân hàng đặc biệt là các NHTM cổ phần khối
tư nhân, các quỹ tín dụng luôn đưa ra mức lãi suất cao kết hợp với các dịch vụ chăm sóc khách hàng để lôi kéo khách hàng gửi tiết kiệm theo đó tốc độ gia tăng HĐV, tiết kiệm là rất nhanh có thể kể đến như ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Ngoại Thương. Trong khi đó các NHTM khối nhà nước với lợi thế về uy tín, quy mô cũng đang dần cải thiện về phong cách phục vụ, chính
sách chăm sóc khách hàng để giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng mới điển hình là ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Công thương tỉnh.
Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng lại đưa ra các chính sách khác nhau, nhắm vào các phân khúc khách hàng khác nhau làm thế mạnh. Để thu
nhiều ngân hàng cạnh tranh với chiến lược nâng mức cho vay, hạ chuẩn cho vay, chấp nhận rủi ro lớn nhưng bù lại bằng lợi nhuận cao, tập trung vào đối tượng vay tiêu dùng, tín chấp, vay mua xe... như VP Bank, HD Bank, các quỹ tín dụng...
Trong công tác thanh toán, mở rộng mạng lưới, để chiếm lĩnh thị trường, các ngân hàng đang tích cực mở rộng hệ thống PGD, điểm giao dịch và phân bổ ra các huyện xa thành phố nhưng có tiềm lực phát triển kinh tế như Hải Hậu,
Ý Yên, Nghĩa Hưng. Về thời gian giao dịch với khách hàng cũng khá linh hoạt và phù hợp với thói quen, tập quán của người dân ở các khu vực này.
Nhìn chung mức độ cạnh tranh giữa các định chế tài chính ngân hàng trên
địa bàn là rất lớn và toàn diện trên các mặt hoạt động kinh doanh đòi hỏi BIDV
Nam Định cần có những chính sách quản lý điều hành và chiến lược phát triển một cách hợp lý để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
2.3.2.2. Các định chế tài chính phi ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định
Định chế tài chính phi ngân hàng được hiểu là các loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể kể đến như: Công ty Bảo hiểm, Công ty tài chính, quỹ đầu tư,
các định chế tài chính phi ngân hàng khác (Quỹ cho vay của chính phủ, các công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán.)
Căn cứ theo các khái niệm trên thì các định chế tài chính phi ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay còn khá ít, chủ yếu là các công ty bảo hiểm nhân thọ như Prudential, Bảo Việt, Manulife, Dai-ichi. Hình thức hoạt
Ngoài các công ty thuần túy hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm kể trên, hiện đang có xu hướng các công ty bảo hiểm nhân thọ liên kết với các ngân hàng để cùng hợp tác cung cấp các sản phẩm bảo hiểm có thể kể đến như Metlife liên kết với BIDV thành lập BIDV Metlife, Aviva Việt Nam liên kết với VietinBank thành lập công ty Bảo hiểm nhân thọ VietinAviva. tuy nhiên mức độ phát triển và hoạt động của các công ty này trên địa bàn tỉnh Nam Định
chưa nhiều.
Bên cạnh hoạt động của các công ty bảo hiểm nhân thọ, trên địa bàn tỉnh Nam Định còn tồn tại các hình thức công ty tài chính có quy mô nhỏ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực cho vay tín chấp, mua bán cho thuê phương tiện. Các công ty này có hình thức hoạt động chủ yếu là liên kết với chuỗi các siêu thị, điểm giao dịch các mặt hàng điện tử, điện máy như Vietel, Thế giới di động,
Trần Anh. hoặc các gara ô tô, xe máy để cung cấp các sản phẩm cho vay mua trả góp. Mặc dù các khoản vay không lớn và mức độ rủi ro cao song tiềm năng phát triển của các công ty này là tương đối tốt.
Về cơ bản, các mảng hoạt động của định chế tài chính phi ngân hàng trên địa bàn hiện nay mới ở mức rất sơ khai, chưa có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Định. Tuy nhiên nếu kết hợp và phát triển với các tổ chức này đặc biệt là các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ có tiềm năng khai thác
tốt thị trường, nhất là về huy động nguồn vốn trung và dài hạn. 2.3.3. Tác động đến BIDV Nam Định
Những tác động của các yếu tố vĩ mô trên địa bàn và tác động của nhóm các đối thủ cạnh tranh vừa mang lại những cơ hội nhưng cũng đi kèm không ít những thách thức đối với BIDV Nam Định. Cụ thể:
khắc phục các hệ lụy do nợ xấu mang lại khi cần hợp tác với các cơ quan hữu quan trong tố tụng, xử lý nợ xấu.
- Kinh tế khu vực phát triển tốt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng có
lợi, môi trường đầu tư thông thoáng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc với các khách hàng tốt, có khả năng phát triển nhất là các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới.
- Thị trường bán lẻ tiềm năng phát triển cao khi đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng nâng lên, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng ngày càng lớn.
- Khoa học công nghệ phát triển mở ra các kênh phân phối, kênh bán hàng
mới, thị trường mới tiềm năng trong bối cảnh trình độ dân trí trên địa bàn ngày càng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhu cầu đời sống ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó cũng tạo ra cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào các lĩnh vực hoạt động để nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh.
- Có cơ hội phát triển thị trường và đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động liên quan để phân tán rủi ro khi liên doanh, kết hợp với các định chế phi tài chính như bảo hiểm nhân thọ...
2.3.3.2. Thách thức
- Mặc dù môi trường pháp lý trên địa bàn đang dần được cải thiện nhưng vẫn chưa có các chế tài đủ mạnh trong hoạt động xử lý nợ xấu dẫn đến những khó khăn trong việc xử lý nợ, nhất là các lĩnh vực đặc thù liên quan đến nhiều ban ngành, đoàn thể như cho vay hỗ trợ thủy sản, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.
bàn ngày càng lớn như hiện nay.
- Rủi ro hoạt động có nguy cơ tăng lên đặc biệt các rủi ro về bảo mật thông
tin khách hàng trước sự tấn công của tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên địa bàn có xu hướng ngày càng tăng.
- Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh và các đối thủ tiềm ẩn ngày càng tăng đòi hỏi có những chính sách, chiến lược phát triển phù hợp để giữ vững thị phần và chiếm lĩnh các thị trường mới.
KẾ T LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những nghiên cứu lý luận đã đề cập tới ở Chương 1, trong Chương 2 luận văn đã đi sâu vào thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Nam Định sau
khi chia tách chi nhánh dựa trên các tiêu chí về tiềm lực tài chính, thị phần, khả
năng sinh lời, hệ thống sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ, năng lực quản trị
điều hành, mạng lưới chi nhánh, thương hiệu của ngân hàng từ đó đánh giá điểm mạnh và những hạn chế còn tồn tại của BIDV Nam Định. Đồng thời, Chương 2 còn đưa ra được những đánh giá về tác động của các yếu tố đến từ môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố vĩ mô và tác động của nhóm đối thủ
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
NAM ĐỊNH SAU KHI CHIA TÁCH
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng và tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 tới mọi mặt của cuộc sống và mọi chủ thể - cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, quốc gia và toàn cầu, ngành tài chính ngân hàng được đánh
giá là ngành sẽ có nhiều biến chuyển trong thời gian tới. Các thay đổi này tập trung ở các mặt như: thay đổi sản phẩm, dịch vụ tài chính; thay đổi kênh phân phối và mô hình kinh doanh; thay đổi môi trường cạnh tranh, môi trường quản lý, giám sát... Những thay đổi này dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra các hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng tương ứng trong đó nổi bật lên các xu hướng chính bao gồm: phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, từng bước phát triển dịch vụ ngân
hàng số, tư vấn tài chính bằng Robots (Robo-advisors).
3.1.1. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Trong những năm gần đây, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang có sự cạnh tranh
mạnh mẽ giữa các ngân hàng và sẽ tiếp tục là xu hướng trọng tâm của các ngân
hàng khi hiệu quả lợi nhuận và dư địa trong mảng này vẫn còn nhiều. Do đặc thù Việt Nam là nước có dân số đông (hơn 95 triệu người) và mức độ phổ cập tài chính ngân hàng đặc biệt tại khu vực nông thôn còn thấp nên mảng bán lẻ hiện nay vẫn là thị trường giàu tiềm năng với các ngân hàng trong nước. Dư
quy mô và số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ mới thành
lập ngày càng lớn và được hỗ trợ bởi các chính sách của Chính phủ cũng sẽ là mảng khách hàng tiềm năng đặc biệt tại các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên.
Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay được các ngân hàng tiếp
tục tập trung vào các mảng chính như:
- Gia tăng các tiện ích của tài khoản cá nhân và các gói dịch vụ, tiện ích đi kèm. Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của cá nhân, các NHTM còn cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo
khác... Bên cạnh đó các ngân hàng đang triển khai tích hợp các dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán định kỳ như thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại...
- Đa dạng các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng cá nhân: để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, các NHTM đang mở rộng dịch vụ cho vay tập trung vào các gói sản phẩm dịch vụ đi kèm như vốn trả góp mua ô tô, vay mua nhà, cho vay tiêu dùng trên cơ sở tín chấp, vay bảo đảm bằng lương, đảm bảo bằng hợp đồng bảo hiểm, số điện thoại... kết hợp bán chéo các sản phẩm dịch vụ và tiện ích đi kèm.
3.1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng nằm trong đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ đã đưa ra những mục tiêu:
- Giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán thấp hơn 10% - Có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS với khoảng 200 triệu giao dịch/năm;
cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận khách hàng thanh
toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân/hộ gia đình ở các thành phố lớn thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng;
- Phát triển phương tiện và hình thức thanh toán hiện đại phục vụ cho khu vực nông thôn, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70%.
Với các mục tiêu trên, dịch vụ ngân hàng điện tử đã tương đối phổ biến trong những năm gần đây bao gồm các sản phẩm dịch vụ như: Internet Banking,
Mobile Banking... và tiếp tục sẽ là xu hướng phát triển của các ngân hàng trong
thời gian tới bởi những tiện ích do dịch vụ này mang lại. Sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng có thể giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn
và quản lý tài khoản một cách tiện dụng, nhanh chóng và khả năng phục vụ mọi
lúc, mọi nơi.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) để cung cấp các sản phẩm tiện ích tích hợp bổ sung nhiều tính năng, tiện ích mới, như chuyển tiền đến thẻ Visa, chuyển tiền - nhận bằng di động, nạp tiền điện thoại hoặc thẻ trả trước, thanh toán hóa đơn tự động bằng thẻ tín dụng, thanh toán giao dịch trực tuyến sử dụng ví điện tử, quét mã QR Code.
Với sự tiện lợi của sản phẩm mang lại và nằm trong lộ trình phát triển của
đề án thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ thì đến năm 2020, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn được dự báo là một trong những xu hướng
có ứng dụng các công nghệ cao như phát triển ngân hàng số (Digital Banking) hoặc từng bước mở rộng các kênh phân phối hiện đại.
Digital Banking là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động
và dịch vụ ngân hàng truyền thống vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất. Theo đó, người dùng có thể thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như Rút tiền, chuyển tiền, Gửi tiết kiệm kỳ hạn, không kỳ hạn có lãi suất, Quản lý tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm, Thanh toán hóa đơn thậm chí có thể vay vốn ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tiện ích khác tất cả chỉ cần thực hiện trên website hoặc thiết bị di động có kết nối mạng. Những ngân hàng số sẽ không có văn phòng giao dịch nhưng vẫn sẽ có văn phòng làm việc nơi người dùng có thể đến làm thủ tục, nhận giấy tờ, tài liệu, được tư vấn, chăm sóc và nạp tiền
vào tài khoản. do đó giúp khách hàng cũng như tổ chức tài chính tiết kiệm giảm thiểu chi phí và thời gian rất đáng kể. Tại Việt Nam hiện nay, một số ngân
hàng số đã ra đời ở dạng cơ bản có thể kể đến như: BIDV Smart - Banking, Timo, Livebank, VCB Digital Lab.
Ngoài phát triển ngân hàng số, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực tài chính ngân hàng đã làm thay đổi các kênh phân phối. Dự kiến đến năm 2020, 60% giao dịch tác nghiệp và 40% hoạt động bán hàng của các NHTM được thực hiện qua kênh trực tuyến. Hiện nay ở Việt Nam, các ngân hàng đã từng bước mở rộng các kênh bán hàng mới như Kênh bán hàng qua Internet, Mobilebanking,Tablet Banking, mạng xã hội (Social Media). Theo