3.2.2.1. Phát triển dịch vụ huy động vốn bán lẻ
V Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý
Để phát triển được dịch vụ này, ngân hàng cần có chính sách khách hàng phù hợp, để xác lập và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng.
Với khách hàng cũ, cán bộ nguồn vốn và tín dụng phải quan tâm đến hoạt động tiền gửi của khách hàng, nắm vững số khách hàng có số dư tiền gửi lớn tại Chi nhánh, gặp gỡ tiếp xúc thường xuyên hơn với khách hàng để nắm bắt nhu cầu khách hàng.
Với khách hàng mới thì ngân hàng cần có kế hoạch tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu để có biện pháp huy động nguồn vốn tiền gửi ổn định của khách.
Với khách hàng có giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, Ngân hàng sẽ có những chính sách ưu đãi về lãi suất, kỳ hạn cũng như các hình thức chăm sóc, tặng quà nhân các ngày lễ tết, 8/3, 20/10, sinh nhật. Tuy nhiên, khi chăm sóc cần phải căn cứ vào từng đối tượng khách hàng để có hình thức chăm sóc, quà tặng phù hợp tránh gây phản ứng ngược từ phía khách hàng.
Với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và hộ kinh doanh: Nguồn vốn huy động từ nhóm đối tượng này có đặc điểm chi phí nguồn vốn thấp. Ngoài ra, Ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi này trong khâu thanh toán do khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Ngân hàng có thể: ưu đãi về lãi suất và thời gian làm thủ tục khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, giảm phí dịch vụ chuyển tiền thanh toán, mở thư tín dụng chứng từ...mức giảm sẽ căn cứ vào số dư bình quân tháng ở các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp.
S Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt
+ Làm tốt công tác phân tích thị trường để nắm bắt được xu hướng biến động của lãi suất trong thời gian tới để đưa ra các mức lãi suất vừa có tính cạnh tranh, vừa có tính hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho Chi nhánh.
+ Điều chỉnh lãi suất phải kịp thời, phù hợp với các đối thủ cạnh tranh, tránh tình trạng “ tăng sau, giảm trước”.
+ Linh hoạt trong cách thức trả lãi suất cũng như giải quyết với tiền lãi chưa lĩnh. Hiện nay, Agribank Thanh Hóa mới chỉ dừng lại ở việc thanh toán cho khách hàng khi đến hạn và yêu cầu rút vào đúng hoặc sau thời gian đáo hạn, nếu khách hàng không rút sẽ tự động lãi nhập gốc để tính một kỳ hạn tiếp theo. Ngân hàng nên chủ động trả lãi qua tài khoản cá nhân của khách hàng khi sổ tiết kiệm đến hạn.
S Đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới, như tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi tiết kiệm linh hoạt...
S Quan tâm hơn nữa đến việc huy động tiền gửi qua tài khoản thanh toán, điều này cũng có nghĩa là khuyến khích dân cư làm quen với việc mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng.
3.2.2.2. Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ
Để phát triển được dịch vụ tín dụng bán lẻ, Agribank Thanh Hóa cần phải: S Xây dựng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng và sự phát triển của thị trường từng thời kỳ.
S Kết hợp các hình thức bán chéo sản phẩm tín dụng với các sản phẩm bán lẻ khác. Ngân hàng cần có chính sách cụ thể ưu đãi lãi suất đối với từng phân loại khách hàng để tăng hiệu quả hoạt động và thu hút khách hàng.
S Xây dựng được quy trình sản phẩm thân thiện với khách hàng theo hướng giảm thiểu thủ tục và rút gọn thời gian giao dịch của khách hàng.
S Tổ chức một danh mục sản phẩm dịch vụ đầy đủ, đa dạng, đa tiện ích, tiêu chuẩn, chất lượng, có hàm lượng công nghệ cao và có những đặc điểm hấp dẫn so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh.
S Ngân hàng nên lựa chọn một số sản phẩm chiến lược, mũi nhọn có khả năng mang lại hiệu quả tài chính cao, an toàn để tập trung phát triển: tín dụng tiêu dùng, tín dụng tam nông, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất - kinh doanh.
3.2.2.3. Phát triển dịch vụ bảo lãnh
S Tuân thủ quy trình nghiệp vụ bảo lãnh
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh đã được NHNN và Agribank ban hành hành và để đảm bảo cho tính an toàn của hoạt động bảo lãnh thì các đơn vị kinh doanh, trong đó có Agribank Thanh Hóa phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình này.
S Đa dạng hóa danh mục sản phẩm
Bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại được ứng dụng khá rộng rãi trong các giao dịch, tuy xuất hiện khá lâu trong danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhưng cũng chỉ có một số loại hình bảo lãnh được phát triển. Doanh số, dư nợ bảo lãnh tập trung chủ yếu và chiếm tỷ trọng là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Trong thời gian tới, ngân hàng cần chú trọng phát triển thêm loại sản phẩm đồng bảo lãnh, loại sản phẩm này vừa giúp ngân hàng tận dụng được sức mạnh tài chính, năng lực hoạt động của ngân hàng khác, vừa giúp ngân hàng phân tán rủi ro.
S Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và công tác kiểm tra giám sát sau khi phát hành bảo lãnh
Ngân hàng cần đồng thời thu thập thông tin từ phía khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm bảo đảm tính trung thực trong quá trình thẩm định, có thể thu thập thông tin từ các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp, từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp, hoặc từ báo chí...Ngân hàng cũng cần tập trung hơn nữa vào việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng và tính khả thi của dự án thay vì chỉ tập trung đánh giá tài sản đảm bảo như hiện nay nhằm đảm bảo khách hàng có nhu cầu bảo lãnh.
Công tác kiểm tra, giám sát sau khi phát hành bảo lãnh cũng đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động, từ đó phát hiện ra dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh. Theo đó, các cán bộ cần tiến hành kiểm tra đình kỳ các món bảo lãnh, đánh giá lại hồ sơ theo
biến động thị trường, xem xét tiến độ thực hiện dự án của khách hàng, theo dõi khoản thu chi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của khách hàng một cách chính xác nhất.
3.2.2.4. Phát triển dịch vụ thanh toán
V Đẩy mạnh thanh toán bằng thẻ thanh toán
Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thanh toán bằng thẻ thanh toán cần mở rộng đối tượng sử dụng thẻ: thực tế hiện nay thì thẻ tín dụng thường chỉ được một số đối tượng có thu nhập cao, nhu cầu chi tiêu thường xuyên sử dụng. Thời gian tới, bên cạnh đối tượng khách hàng truyền thống này, Agribank Thanh Hóa nên mở rộng việc sử dụng thẻ tới những bộ phận dân cư như: cán bộ công chức, nhân viên trong các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, vì trong tương lai xa hơn, đây mới chính là nguồn khách hàng chủ yếu bởi những người có thu nhập trung bình, trung bình khá, ổn định trong xã hội chiếm khá đông.
Ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm nhất là thẻ tín dụng mới sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tiến hành mở rộng phạm vi sử dụng của các sản phẩm thẻ liên kết với các doanh nghiệp lớn có uy tín hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như các ngành, dịch vụ như: siêu thị, khách sạn, nhà hàng, đại lý bán vé máy bay, đại lý bảo hiểm...
Một vấn đề hiện nay là nhiều người sử dụng thẻ thanh toán quan tâm đến phí thanh toán. Để người dân có thể an tâm hơn trong các giao dịch thanh toán của mình thì các ngân hàng nên thận trọng với từng mức phí đưa ra. Khách hàng chỉ sẵn sàng chấp nhận một mức phí nào đó nếu họ cảm thấy thực sự hài lòng với chất lượng dịch vụ mà ngân hàng mang lại.
V Tăng cường khai thác sự kết hợp giữa các ngân hàng, đối tác trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ thanh toán
Sự liên kết tốt giữa các ngân hàng sẽ mang lại tiện ích cho khách hàng đồng thời
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt trong quá trình phát triển các sản phẩm thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và thấu chi... nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong thanh toán thẻ như: gian lận, giả mạo... Hơn nữa trong điều kiện hiện nay các giao dịch qua mạng, giao dịch trực tuyến và thanh toán trực tuyến là phương thức giao dịch quan trọng
nền kinh tế thương mại điện tử, các sản phẩm ngân hàng điện tử trở thành phổ biến hơn
do đó việc liên kết giữa các ngân hàng ngày càng trở nên quan trong để tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
S Khai thác và sử dụng có hiệu quả kênh thanh toán
Sử dụng linh hoạt kênh thanh toán hiện có theo hướng rút ngắn tối đa thời gian hoàn thành lệnh thanh toán của khách hàng. Hiện tại, do thói quen hình thành từ lâu năm tại ngân hàng, thanh toán bù trừ là phương thức thanh toán có số món lớn nhất trong các phương thức thanh toán. Tuy nhiên đây lại là kênh thanh toán xử lý chứng từ thủ công nhất và mất nhiều thời gian để hoàn thành lệnh thanh toán nhất. Do vậy, theo xu hướng Agribank Thanh Hóa nên tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng các kênh thanh toán khác như: thanh toán song biên, thanh toán điện tử liên ngân hàng.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một trong hướng đi tất yếu của các NHTM. Dịch vụ này đang mang lại nguồn thu ổn định cho các NHTM, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, DVNHBL cũng mang lại nhiều tiện ích đối với khách hàng và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giảm giao dịch tiền mặt và lượng tiền mặt trong lưu thông. Tuy nhiên, để các NHTM có thể phát triển DVNHBL, bên cạnh sự ủng hộ của môi trường kinh tế xã hội, của khách hàng, còn cần phải có đủ điều kiện về môi trường pháp lý để phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Để có đủ môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các NHTM đòi hỏi phải có sự đầu tư và quan tâm đúng đắn của Chính phủ, các cấp quản lý. Cụ thể:
Thứ nhất, Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là công tác bảo mật an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức của người dân đối với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuyên truyền thói quen sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng.
Thứ hai, Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng. Tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán giao dịch, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ ba, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, các cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, tách chức năng quản lý ra khỏi kinh doanh.
Sự giúp đỡ của Chính phủ là rất quan trọng và có ý nghĩa đối với các ngân hàng đặc biệt trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng rất tiềm năng.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
V Hoạch định chính sách chung cho hệ thống NHTM
- NHNN có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển DVNHBL, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các ngân hàng trong nền kinh tế. Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp cho các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. NHNN với tư cách là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo môi trường pháp lý đầy đủ và những định hướng cụ thể, góp phần tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển DVNHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, bảo đảm kiến trúc tổng thể hài hòa trong ngành nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng. Cụ thể:
- Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ bán lẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lơi thế chung.
- NHNN cần có các biện pháp đầy đủ thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các NHTM.
S Hoàn thiện các văn bản pháp quy về DVNHBL
Một khung pháp lý chưa đầy đủ sẽ gây nhiều trở ngại, lúng túng cho các thành viên tham gia hoạt động. Sự quá nghèo nàn các văn bản pháp quy về DVNHBL khiến cho các ngân hàng rất lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ trong thực tế. Các ngân hàng đang rất cần các pháp lệnh về DVNHBL với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với những văn bản có liên quan đến hoạt động thanh toán, quản lý ngoại hối, tín dụng... Phải kiện toàn hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách đồng bộ, đổi mới kịp thời để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế để ngành dịch vụ ngân hàng nói chung và DVNHBL nói riêng có được môi trường phát triển lành mạnh, an toàn hiệu quả.
Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ hoặc ít nhất phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ, đảm bảo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, cụ thể:
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ bán lẻ. Các văn bản pháp lý cần được hoàn thiện một cách đồng bộ, đẩy đủ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của ngân hàng và khách hàng, giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.
- Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: Thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác. Có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng, xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý. - NHNN phối hợp với bộ Công thương trong việc định hướng các công ty
bán hàng hóa qua mạng. Cần chỉnh sửa, bổ sung một số quy định trong chính sách quản lý ngoại hối nhằm phù hợp hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời ban hành