II. Hoạt động bảo lãnh
d. Tỷ lệ đảm bảo tiền vay bằng tài sản
* Các khoản cho vay vốn lưu động : đến 31/12/2010, dư nợ cho
vay các đơn vị trong Tập đoàn là 2.372 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay vốn lưu động là: 2.056 tỷ (chiếm 86,6%). Trong đó tỷ lệ đảm bảo như sau:
Dư nợ có bảo lãnh của Tập đoàn là 1.730 tỷ đồng (giá trị bảo lãnh là 10.937 tỷ đồng); Dư nợ có tài sản đảm bảo là 208 tỷ đồng (giá trị TSĐB:
567 tỷ đồng); Dư nợ không có bảo lãnh của Tập đoàn và không có tài sản
đảm bảo là: 299 tỷ
Các khoản cho vay vốn lưu động phục vụ cho các Nhà máy đóng tàu phần lớn trong tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần nhỏ (do các tàu VFC cho vay đều trong tình trạng lỗ rất lớn nên khi đơn vị bàn giao tàu thì không đủ nguồn để trả nợ VFC); nhiều tàu đã bị chủ tàu bỏ tàu hiện cũng chưa có chủ tàu mới để triển khai tiếp. VFC không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng n ên không quản lý trực tiếp nguồn thu, khi khách hàng có tiền trả thì bị các Ngân hàng thu nợ trước.
* Các khoản cho vay dự án: đến 31/12/2010, dư nợ cho vay dự án đối với các khách hàng trong Tập đoàn là: 315 tỷ đồng, trong đó: Dư nợ
có bảo lãnh của Tập đoàn là 138.2 tỷ đồng (giá trị bảo lãnh là 528 tỷ đồng); Dư nợ có tài sản đảm bảo 103 tỷ đồng (giá trị TSĐB là 400 tỷ đồng); Dư nợ không có bảo lãnh của Tập đoàn và không có tài sản đảm
bảo là: 140 tỷ.
2.2.2.3. Khả năng sinh lời.
2.2.2.3.1 Đánh giá khả năng sinh lời qua các hoạt động chính về tài sản, sản,
vốn chủ sở hữu và lãi vay (ROA, ROE, NIM):
Áp dụng các công thức tính ROA, ROE, NIM ở chươngl kết hợp với các chỉ tiêu báo cáo tài chính của VFC ta tính được một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của VFC thể hiện ở bảng sau: