II. Hoạt động bảo lãnh
6 Dự phòng rủi ro khác (Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng
3.2.2.1.2 Hoạt động tái cơ cấu nợ:
* Hoàn thiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.- Đối với các tài sản hình thành từ vốn vay, hoàn thiện các thủ tục đăng ký theo đúng quy định của pháp luật ngay khi đơn vị cung cấp hồ sơ.
- Xử lý các trường hợp vi phạm hoặc khách hàng vay không phối hợp: Đối với trường hợp không nhận được sự phối hợp của khách hàng
VFC báo cáo và đề nghị Tập đoàn yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc hoàn thiện các hồ sơ; với khách hàng cố tình vi phạm Hợp đồng
thế chấp tài sản: chuyển sang Bộ phận xử lý nợ VFC quyết định phương
án giải quyết cụ thể.
* Xử lý nợ lòng vòng
- Chủ trương yêu cầu các chủ đầu tư nhận nợ trực tiếp với VFC thay cho các nhà thầu. Yêu cầu các khách hàng (nhà thầu) phải có đối chiếu công
nợ cụ thể với các chủ đầu tư.
+ Kiểm tra nguồn vốn đầu tư của các dự án, các phương án trên. Trên cơ sở đó đề xuất với Tập đoàn điều chỉnh danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay của Tập đoàn, bố trí nguồn vốn bổ sung để VFC có đủ điều kiện để tiếp tục giải ngân cho các chủ đầu tư sau đó thu nợ luôn đối với các khoản vay của nhà thầu, trong điều kiện nhà thầu và chủ đầu tư đã có khối lượng công việc được nghiệm thu.
+ Đối với các dự án không thuộc danh mục Tập đoàn đã phê duyệt hoặc không có nguồn để bố trí bổ sung cho đơn vị thì VFC sẽ cho các chủ đầu tư vay trên cơ sở có cơ chế cho vay riêng, ưu tiên xử lý các tài sản đảm bảo.
- Nợ lòng vòng giữa Tập đoàn với VFC và các đơn vị trong Vinashin: Rà soát đối chiếu công nợ giữa Tập đoàn với VFC và các đơn vị thành viên,
trình Tập đoàn phương án cụ thể để bù trừ nợ giữa các bên.
* Công tác đôn đốc, thu hồi nợ
- Khi đơn vị có nguồn thu đề nghị Tập đoàn có những biện pháp cần thiết chỉ đạo các đơn vị trả nợ VFC. Thực hiện công tác quản lý dòng tiền
của các đơn vị: Bám sát tiến độ triển khai hợp đồng để dự kiến nguồn thu
chính xác. Nắm tình hình vay vốn thực hiện phương án của khách
hàng tại
các TCTD khác, cần thiết phải ký các thỏa thuận với các TCTD về
- Với việc thu nợ từ thanh lý tài sản đảm bảo: Đảm bảo trong quá trình từ lúc xây dựng hợp đồng mua bán phải có sự tham gia của VFC. Các điều
khoản thanh toán trong hợp đồng phải quy định rõ tài khoản do VFC chỉ
định
* Quản lý các khoản vay do Tập đoàn cho vay trực tiếp
VFC phối hợp chặt chẽ với Ban TCKT của Tập đoàn để nhận lại hồ sơ vay vốn, số liệu của các khách hàng vay trực tiếp từ Tập đoàn. Tập đoàn cung cấp cho VFC các đối chiếu công nợ của Tập đoàn với từng đơn vị vay vốn, có thể việc đối chiếu sẽ được ký 3 bên: Tập đoàn, VFC và khách hàng vay.
VFC nhận hồ sơ vay của khách hàng đã được đối chiếu nợ, tiến hành ký Hợp đồng quản lý nợ với từng đơn vị vay. Đánh giá cụ thể các khoản vay, phân vào từng nhóm để có phương án quản lý cũng như đề xuất phương án xử lý nợ, xử lý tài sản (nếu có) cụ thể. Tăng cường nhân sự đến từng đơn vị để rà soát lại dòng tiền sử dụng tiền vay, kiểm tra các tài sản hình thành, công nợ, đôn đốc thu hồi nợ. Tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm nếu đơn vị còn tài sản chưa thế chấp cho tổ chức tín dụng nào khác.
* Cơ cấu nợ
- Đối với các khoản vay từ nguồn uỷ thác của Tập đoàn: nên trình cụ thể đề nghị Tập đoàn có Quyết định tiếp tục cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ
cho các đơn vị sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay của Tập đoàn đến 31/12/2011.
- Đối với các khoản vay từ nguồn VFC: VFC phối hợp với Tập đoàn làm việc với Ban chỉ đạo tái cơ cấu của Chính phủ, NHNN, các Cơ quan
cho vay mới nếu phương án hiệu quả, đảm bảo khả năng thu hồi vốn mà không tính đến nợ cũ, nhóm nợ ...
- Đối với khoản đầu tư Trái phiếu Vinshin : chuyển các khoản đầu tư thành tài sản (tàu, bất động sản...), cổ phần.