3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI MẠI
CỔ PHẦN TIÊN PHONG
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần TiênPhong Phong
* Mục tiêu tổng quát:
Trong thời gian tới, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước sẽ có nhiều cơ hội và thách thức đan xen; toàn cầu hóa kinh tế vẫn là xu thế khách quan và chủ đạo, tính chất xã hội hóa kinh tế ngày càng cao và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc trên phạm vi toàn cầu; khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ tiếp tục có những bước phát triển nhảy vọt và được ứng dụng rộng rãi, là lực lượng quan trọng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn vừa qua, từ khi tái cơ cấu thành công đến nay, TPBank đã đạt được sự phát triển căn bản và toàn diện, quy mô tổng tài sản vượt lên trở thành ngân hàng tầm trung, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, hội nhập thành công định hướng phát triển của TPBank trong thời gian tới là: Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn đã được xác định như đẩy mạnh tài trợ các công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ cao, tập trung lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng ưu tiên. Đây cũng là các lĩnh vực trọng tâm, được ưu tiên
triển của ngân hàng, đồng thời cũng là lĩnh vực TPBank có ưu thế cạnh tranh nổi trội so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, tiếp tục củng cố các yếu tố nền tảng như hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống thông tin quản trị, hạ tầng công nghệ, kiện toàn bộ máy tổ chức và tăng cường nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động toàn hàng hướng tới nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ và nhận diện thương hiệu.
* Mục tiêu về phát triển dịch vụ NHBL tại TPBank:
Năm 2015, TPBank vinh dự nhận giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt
nhất Việt Nam 2015” - “Best Retail Bank Vietnam 2015” do Tạp chí chuyên ngành Tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM) trao tặng. Để nhận được sự công nhận này, TPBank đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về giá trị thương hiệu, hiệu quả tài chính, quy trình vận hành và công nghệ thông tin, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ, khả năng thâm nhập thị trường bán lẻ, nguồn nhân lực và tiềm năng phát triển trong tương lai.
Để tiếp tục duy trì vị trí ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, trong thời gian tới, TPBank cần tiếp tục bám sát mục tiêu chiến lược phát triển dịch vụ NHBL đã được HĐQT phê duyệt định hướng đến năm 2020, với những mục tiêu trọng yếu như sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ NHBL, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NHBL đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ NHBL tự động chứa
hàm lượng công nghệ cao, tích cực nghiên cứu bán chéo sản phẩm dịch vụ,
triển khai có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ trọn gói nhằm phát huy tối
đa các
giá trị gia tăng của các sản phẩm dịch vụ.
phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Từng bước triển khai, ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cho hạ tầng CNTT của ngân hàng.
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ NHBL có phong cách làm việc chuyên nghiệp, theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ, mang phong cách
văn hóa TPBank. Đặc biệt là nguồn nhân lực cao cấp, có trình độ phù
hợp đáp
ứng yêu cầu phát triển trên một tầm cao mới của ngân hàng.
- Tiếp tục nghiên cứu thị trường, xây dựng đề án mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh thành phố, nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, địa bàn
hoạt động của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là yêu cầu
tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng khách hàng.
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ trong thời gian tới
* Những điểm thuận lợi:
- Khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học phát triển nhanh chóng: Khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được
áp dụng vào thực tiễn với tốc độ vô cùng nhanh chóng, sẽ tác động sâu sắc
đến sự phát triển của công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Internet
đang trở thành một yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế mỗi nước
cũng như
tốc độ phát triển, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch, đồng thời giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và cũng cho chính ngân hàng.
Công nghệ tin học đang có điều kiện phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì đến nay, Việt Nam đã có 136 triệu thuê bao di động, hơn 52% dân số sử dụng Internet, là một trong mười nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới. Các dự án đầu tư sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực đường truyền và thiết bị hiện đại, trong đó chú trọng các cổng truy cập trực tiếp, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về thông tin viễn thông của các ngành kinh tế. Đây là những cơ sở quan trọng để áp dụng và phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng tự động trong tương lai của hệ thống NHTM nói chung và TPBank nói riêng.
- Môi trường kinh tế xã hội có nhiều thay đổi theo hướng thuận lợi: GDP năm 2016 đạt tăng 6,21% (mức cao trong khu vực). Trình độ chuyên môn hóa của các ngày sản xuất kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi phải có các dịch vụ tài chính, ngân hàng đa dạng để phục vụ. Việt Nam là nước có dân số đông (khoảng 94 triệu người), đứng thứ 14 trên thế giới. Thu nhập bình quan đầu người hiện nay đạt 2.200USD, tăng gấp đôi so với thời điểm 6 năm trước, khả năng tiêu dùng và tích lũy của người dân tăng lên đáng kể, làm phát sinh các nhu cầu tích lũy, đầu tư, thanh toán chi trả... đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng để thỏa mãn các nhu cầu này.
Với sự ra đời đồng loạt của các trung tâm thương mại, dịch vụ, các siêu thị, cửa hàng tự chọn và nhất là thương mại điện tử sẽ tạo điều kiện để ứng dụng
công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ ngân hàng phát triển. Để có thể thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, các chủ trương chính sách vĩ mô của Nhà nước buộc phải thể chế hóa bằng pháp luật, ngày càng phù hợp với xu tế hội nhập và tập quán, thông lệ quốc tế. Mọi quan hệ kinh tế, quan hệ giữa các doanh nghiệp đều thực sự được điều chỉnh bằng
pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức kinh tế và nguời dân cũng đuợc nâng cao, do đó việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng và các mô hình tổ chức pháp lí để xúc tiến kinh doanh dịch vụ của nuớc ngoài sẽ đuợc thực hiện ở Việt Nam. Sự cọ sát, va chạm hàng ngày về quyền lợi với các định chế tài chính, ngân hàng nuớc ngoài ngay tại thị truờng Việt Nam sẽ giúp TPBank có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh thuơng truờng, quản trị kinh doanh, quan hệ khách hàng, dự báo phòng ngừa rủi ro, phát triển bền vững.
- Khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến sử dụng DVNH: Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu các dịch vụ tiện ích trong xã hội, trong đó là DVNH ngày càng tăng sẽ kích thích dân cu sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều
hơn. Trong xu thế hội nhập kinh tế, nhiều doanh nghiệp nuớc ngoài, nguời
nuớc ngoài tới kinh doanh và sinh sống tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng các
DVNH phong phú, đa dạng và hiện đại của họ cũng tiếp thêm sức cho thị
truờng DVNH. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để đứng vững trên thị
truờng họ cũng phải đổi mới hoạt động kinh doanh, cải tiến kỹ thuật công
nghệ tiên tiến, phải thích ứng với phuơng thức kinh doanh hiện đại, tăng cuờng hợp tác với các doanh nghiệp nuớc ngoài, vì thế mà nhu cầu sử dụng
DVNH cũng tăng lên.
* Những khó khăn:
Bên cạnh những điểm thuận lợi nhu trên, việc phát triển dịch vụ NHBL cũng còn gặp không ít khó khăn nhu:
quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN ở Việt Nam còn thấp. Các loại hình kinh tế khác như Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh doanh với khả năng hạn chế về vốn, trình độ và năng lực kinh doanh, năng lực quản lý nói chung còn thấp thì khả năng tăng trưởng SXKD vô cùng khó khăn. Năng lực quản trị của các loại hình doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu, hiểu biết về kinh tế thị trường, kinh tế thế giới và luật phát còn nhiều hạn chế dẫn đến những vụ việc làm ăn liều lĩnh, đổ bể, thua lỗ, hiệu quả kinh doanh thấp và tất yếu dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng.
- Thu nhập bình quân của người dân còn thấp (năm 2016 đạt bình quân 2.200USD), ở mức rất thấp trong khu vực cũng như trên thế giới (đứng thứ
127 trên 187 quốc gia trên thế giới). Dân trí chưa cao, số người mở và sử
dụng tài khoản cá nhân, tài khoản vãng lai ở ngân hàng để thanh toán
chi trả
chiếm tỷ lệ nhỏ trong xã hội, thanh toán qua ngân hàng chưa là thói
quen của
phần đông dân chúng.
- Môi trường pháp lý còn nhiều vấn đề phải khắc phục: hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, hiệu lực pháp chế thấp, các chính sách quản lí kinh tế vĩ
mô chưa ổn định. Môi trường pháp lí cho hoạt động ngân hàng cũng
chưa đầy
đủ và đồng bộ, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và với các ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt, quyết liệt. Việt Nam có nhiều NHTM với các loại
dịch vụ thấp, quản lý tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các ngân hàng cổ phần đang trong giai đoạn sắp xếp, củng cố lại sẽ trở thành những ngân hàng có quy mô đủ lớn, quản lý tốt và có sức cạnh tranh. Các định chế tài chính phi ngân hàng như: Công ty Bảo hiểm, Công ty tài chính, Quỹ đầu tư,... sẽ được thành lập nhiều và mở rộng phạm vi hoạt động cũng là những đối thủ cạnh tranh của các NHTM.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của TPBank đang trong quá trình đầu tư, so với các NHTM trong nước có thể vượt trội nhưng chưa thực sự hiện đại so với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, khả năng cạnh tranh với các NHTM trong khu vực và trên thế giới còn nhiều hạn chế.