Hành vi của khách hàng trên thị trường giày thể thao

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM GIÀY YEEZY 350 v2 BELUGA CỦA CÔNG TY TNHH ADIDAS VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

2.1 Tổng quan về thị trường giày thể thao tại Việt Nam

2.1.3 Hành vi của khách hàng trên thị trường giày thể thao

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng cá nhân.

2.1.3.1 Những yếu tố mang tính chất xã hội.

Hành vi của khách hàng khi mua giày thể thao bị ảnh hưởng bởi các yêu tố xã hội như: nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị của khách hàng…

a) Các nhóm tham khảo.

Khách hàng trước khi mua sản phẩm thì luôn tìm kiếm thông tin của sản phẩm và cách để tìm được nguồn tin đáng tin tưởng đó là những người xung quanh mình như gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, đoàn thể…Đặc biệt là những sản phẩm về thời trang như giày thể thao. Họ sẽ tham khảo ý kiến và lắng nghe lời đánh giá của những người đã sử dụng đôi giày về chất lượng, kiểu dáng và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Bên cạnh đó người mua còn bị ảnh hưởng bởi những người có tầm ảnh hưởng đến công chúng hoặc thần tượng của bản thân.

b) Gia đình.

Gia đình hôn phối: Việc mua sắm các thứ như quần áo, giày dép… thường là người vợ giữ trách nhiệm. Nên người vợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn giày thể thao của chồng và con.

c) Vai trò và địa vị xã hội.

Người mua thường lựa chọn các đôi giày nói lên vai trò và địa vị hiện tại hoặc mong muốn của bản thân trong xã hội.

2.1.3.2 Các yếu tố mang tính cá nhân.

a) Độ tuổi.

Thiếu niên nhi đồng: Họ không chịu gánh nặng tài chính và không có khả năng thanh toán về sản phẩm nên không được thoải mái chọn giày mà phải phụ thuộc vào gia đình.

Thanh niên: Họ ít chịu gánh nặng tài chính và đã có thể thanh toán về sản phẩm. Họ có sở thích rõ ràng về phong cách của họ nên đặc biệt quan tâm đến thời trang.

Trung niên: Họ có khả năng thanh toán cao và khi mua giày thường có xu hướng mua cho gia đình.

b) Tình trạng kinh tế.

Thu nhập cao: Họ lạc quan về tài chính, đánh giá cao địa vị xã hội và sự giàu có, thích ứng nhanh và dễ dàng tiếp cận các xu hướng mới và sản phẩm dùng thử. Mua sắm là sở thích của họ và họ thường mua sắm ở những kênh hiện đại như các siêu thị, trung tâm thương mại và chọn lựa các thương hiệu quốc tế. Họ còn có sở thích là sưu tập các kiểu giày thịnh hành.

Thu nhập trung bình: Tập trung vào những nhu cầu thiết yếu không dễ bỏ tiền mua những đôi giày hàng hiệu.

Thu nhập thấp: Là nhóm người có thu nhập thấp, tiền lương chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Họ vẫn duy trì thói quen mua sắm ở chợ truyền thống hay các điểm kinh doanh tự phát, hoặc các gánh hàng được gánh tới tận cửa nhà. Họ dễ bị tác động nhưng nhu cầu và sức mua rất yếu vì chỉ mua sắm những thứ cần thiết cho cuộc sống.

c) Những yếu tố tâm lý.

Động cơ: Khi mua cho bản thân một đôi giày thể thao thì để đáp ứng nhu cầu đi lại, tập thể dục, thể hiện phong cách hoặc thể hiện tình cảm với người mình thần tượng… ngoài ra còn mua để làm quà tặng người khác.

Nhận thức: Chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và cách truyền tải ý nghĩa của đôi giày thể thao vô cùng ảnh hưởng tới nhận thức của người mua. Chọn người mẫu mang đôi giày, chọn người đại diện cho thương hiệu giày cũng rất quan trọng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM GIÀY YEEZY 350 v2 BELUGA CỦA CÔNG TY TNHH ADIDAS VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

w