Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank Bắc Giang những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể:
Một là: Chính sách tín dụng tại Chi nhánh
Chính sách tín dụng là kết quả của quá trình hoạch định đưa ra các nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động tín dụng của Chi nhánh, giúp hoạt động
71
tín dụng chủ động hơn, kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể như sau:
- Chính sách cho vay: Dựa trên cơ sở định hướng của Techcombank Hội sở gắn liền với tình hình thực tế của chi nhánh, chi nhánh đã xây dựng chiến lược kinh doanh và định hướng đầu tư vào các ngành và các thành phần kinh tế có độ rủi ro thấp, bố trí cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với chủ trương và chính sách của cấp trên
- Chính sách tín dụng cũng bao gồm các quy trình cho vay, quy trình giao nhận TSĐB,..nêu rõ các thủ tục, các bước cụ thể trong quá trình thực thi công việc nhằm hướng dẫn cán bộ trong Chi nhánh thực hiện công việc đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình.
- Chính sách về thẩm quyền phán quyết: Techcombank thực hiện tho chicnsh sách phê duyệt tập trung (Bao gồm cả phê duyệt tín dụng và giải ngân), tại Hội sở đang áp dụng các mức thẩm quyền phán quyết theo các tiêu chí mức thẩm quyền cấp tín dụng, mức thẩm quyền xử lý tín dụng, mức kiểm soát giải ngân. Mức thẩm quyền cấp tín dụng là ngưỡng cấp, thay đổi, xử lý các phát sinh liên quan đến giới hạn tín dụng và khoản tín dụng. Mức kiểm soát giải ngân là ngưỡng liên quan đến xử lý nhu cầu giải ngân của khách hàng. Mức thẩm quyền xử lý tín dụng là ngưỡng xử lý phát sinh liên quan đến cơ cấu nợ, giảm miễn lãi, xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ .
Hai là: Thực hiện quy trình cho vay tại Chi nhánh
Techcombank Hộ sở đã ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng khá chặt chẽ nhằm hướng dẫn các cán bộ thực hiện nhiệm vụ một cách thuận tiện, khoa học; giúp kiểm soát RRTD, phát hiện sớm RRTD để kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý rủi ro, hạn chế tổn thất cho NH trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay; quy trình cho vay còn giúp CBTD có trách nhiệm hơn trong công việc của mình, kiểm soát rủi ro đạo đức xuất phát từ cán bộ. Quy trình tín dụng đối với khách hàng tại
72
Techcombank bao gồm các bước:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Bước 2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và quyết định khoản tín dụng, dự thảo Hợp đồng cấp tín dụng, Hợp đồng bảo đảm.
Bước 3: Xét duyệt cấp tín dụng
Bước 4: Thông báo cho khách hàng về việc cấp tín dụng (nếu khách hàng yêu cầu)
Bước 5: Ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng chứng thực đăng kí giao dịch bảo đảm.
Bước 6: Làm thủ tục giao nhận TSBĐ (nếu có) và nhập kho hồ sơ TSBĐ; Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, TSBĐ, và khoản cấp tín dụng.
Bước 7: Thực hiện giải ngân
Bước 8: Kiểm tra, giám sát tín dụng; Giao nhận hồ sơ tín dụng, Quản lý TSBĐ, hồ sơ TSBĐ nhằm phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro
Bước 9: Xử lý các phát sinh.
Bước 10: Thu nợ gốc, lãi, phí
Bước 11: Thanh lý Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm
Quy trình cho vay đối với KH tại Chi nhánh đã phân nhiệm vụ và trách nhiệm các bộ phận từ đơn vị kinh doanh đến các khối tại Hội sở rất rõ ràng, đảm bảo chuyên môn hóa trong công việc, có sự phân tách rõ ràng giữa chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản trị RRTD và chức năng quản lý nợ trong quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng. Mỗi bộ phận có quyền ra quyết định ở mỗi khâu làm cho cán bộ tại các đơn vị trong hệ thống làm việc có trách nhiệm hơn. Các đơn vị trong hệ thống có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thẩm định và phê duyệt, đảm bảo tính an toàn và nhanh chóng trong quá trình ra quyết định.
13
Thực hiện đảm bảo tiền vay là việc lựa chọn, xem xét và đưa ra quyết định việc cho vay trên cơ sở có đảm bảo hoặc không có đảm bảo nhằm kiểm soát RRTD. Tại chi nhánh, dựa trên kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng và các chính sách khách hàng hiện tại để áp dụng cho vay có đảm bảo hay không có đảm bảo, tỷ lệ cho vay có đảm bảo là bao nhiêu phần trăm.
> Chính sách đảm bảo tiền vay tại chi nhánh như sau:
- Cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản. Áp dụng cho các KHDN xếp hạng từ hạn A trở lên, có báo cáo tài chính kiểm toán, ROE tối thiểu đạt 5%.
Hiện nay ở chi nhánh đang cấp tín dụng tiêu dùng không có TSBĐ đối với cán bộ công chức, viên chức
- Cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: áp dụng cho các khách hàng có đủ điều kiện để cấp tín dụng.
Danh mục tài sản sau Techcombank không được nhận làm bảo đảm: QSD đất hình thành trong tương lai; QSD đất mà trên giấy chứng nhận QSD đất ghi nhận bên bảo đảm chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; QSD đất thuê trả tiền hàng năm; QSD đất của TCKT được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất nhưng cho miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ NSNN; Tài sản được hình thành một phần/toàn bộ từ kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp và/hoặc tài sản của Ngân sách Nhà nước; Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý mua trả chậm, trả dần có thời hạn trả chậm, trả dần từ 01 năm trở lên của bên bảo đảm mà hợp đồng mua trả chậm, trả dần giữa bên bảo đảm và bên bán tài sản đã được bên bán tài sản đăng ký tại cơ quan đăng ký GDBĐ.
> Xác định giá trị TSĐB:
Techcombank quy định như sau:
74
doanh tự định giá
- Đối với TSĐB có giá trị > 500 trđ bát buộc phải mời Công ty thẩm định giá độc lập thuộc danh mục của Tổng giám đốc quy định.
> Thực hiện kiểm tra, đánh giá lại TSBĐ tối thiểu 01 lần/năm hoặc đột xuất (nếu cần) theo các nội dung:
- Tình trạng hiện tại của TSĐB, những thay đổi về chất lượng, số lượng so với hiện trạng khi nhận TSĐB.
- Tình trạng sử dụng, bảo quản, khai thác tài sản thế chấp. - Tiến độ hình thành tài sản từ vốn vay.
- Định giá lại giá trị TSĐB. Đối với lô hàng, nguyên liệu, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh thì phải tiến hành kiểm tra thường xuyên 1 tháng/ 1 lần.
- Mua bảo hiểm tài sản bảo đảm và bảo hiểm người vay. Đối với những tài sản có nguy cơ dễ bị hư hỏng như chập cháy, tai nạn đều được yêu cầu mua bảo hiểm vật chất tối thiểu bằng giá trị khoản vay. Đối với người vay nếu không có tài sản bảo đảm, bắt buộc phải mua bảo hiểm tín dụng;
Bốn là: Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
Dự phòng rủi ro là một trong những cách tài trợ rủi ro chính cho chi nhánh khi rủi ro xảy ra. Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi 18/2007/QĐ-NHNN.
- Phân loại nợ: định kỳ hàng tháng, Khối TCKH Hội sở sẽ phân loại nợ cho các khoản vay trong toàn hệ thống. Việc phân loại nợ được thực hiện theo nguyên tắc tất cả các khoản vay của một khách hàng đều xếp vào một nhóm nợ có mức rủi ro cao nhất, trường hợp có một khoản vay bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn ở tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào thì các khoản vay còn lại của khách hàng bắt buộc phải được phân loại vào nhóm nợ rủi ro
75
cao hơn đó.
Định kì hàng tháng Chi nhánh phối hợp với Khối TCKH để tiến hành phân loại lại các khoản vay để lập báo cáo cụ thể; đối với các khoản vay đã phát sinh thì phân loại nợ dựa vào kết quả xếp hạng khách hàng trong kì gần nhất.
- Trích lập dự phòng: dựa vào kết quả phân loại nợ từ Khối TCKH, Khối quản trị rủi ro có nhiệm vụ lập báo cáo trích lập DPRR theo đúng quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và các văn bản hướng dẫn của NHCT VN, giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng thực hiện theo đúng quy định