Nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng QTRRTD tạ

Một phần của tài liệu 0223 giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 105)

Techcombank Bắc Giang

Bằng cách quan sát thực tế và sử dụng các biện pháp thống kê và tổng hợp các nguyên nhân thường gặp của các khoản nợ quá hạn tại Techcombank Bắc Giang theo tôi ngoại trừ các nhóm nguyên nhân khách quan như nền kinh tế suy thoái trong giai đoạn vừa qua còn do các nhóm nguyên nhân chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự mức độ thường xảy ra từ cao xuống thấp:

2.3.4.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một là: là do khách quan sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu từ chứng khoán, hoặc tiêu dùng; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn...). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có đặc điểm như sau:

- Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay HMTD nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

81

- Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh vận tải - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Lộc, Công ty vận tải Dương Sơn), dùng nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức (Công ty cổ phần thép Hương Thịnh).

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng (Công ty Cổ phần thực phẩm H&M) dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Khách hàng có nhiều chi nhánh/đơn vị kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn của chi nhánh cho vay (Công ty cổ phần lương thực Hà Bắc, Công ty TNHHxây dựng Đại Thành...).

- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn ngắn hạn để trả nợ trung dài hạn.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng (Công ty cổ phần lương thực Hà Bắc, , Công ty cổ phần thép Hương Thịnh.).

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng khác (Công ty Tuyết Hường, Công ty Tuyết Lương).

Hai là: khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản

hình thành từ vốn vay. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có các đặc điểm:

- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho khách hàng thu mua các nguyên liệu sản xuất nhưng không kiểm soát được chất lượng và số lượng dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát (Doanh nghiệp tư nhân Trường Lộc, Công ty Tuyết

82

Hường Công ty Tuyết Lương... Kinh doanh thu mua hàng nông sản)

- Khách hàng không có biện pháp quản lý các khoản phải thu (nhất là lĩnh

vực XDCB sử dụng vốn ngân sách của địa phương, hoặc thu từ sự đóng góp của

người dân: Công ty TNHH xây dựng 365 Đức Lương, Công ty cổ phần xây dựng

Đại Thành, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Lộc ).

- Khi khách hàng gặp khó khăn, các chủ đầu tu khác truớc đây góp vốn bằng tài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt (Công ty cổ phần thực phẩm H&M).

Ba là: khách hàng không tiêu thụ đuợc sản phẩm, thuờng xảy ra ở các

khoản vay do khách hàng đầu tu tài sản công nghệ quá lạc hậu, hàng sản xuất ra chất luợng không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Thời gian khấu hao máy thực tế là còn rất ngắn nhung khi mua về với giá cao nên bắt buộc phải khấu hao dài hơn vòng đời thực tế ( Công ty cổ phần Thép Hương Thịnh, Công ty cổ phần Thực phẩm H&M)

Bốn là: khách hàng không đủ vốn luu động để kinh doanh, thuờng xảy

ra đối với các khoản vay sau:

- Cho vay dài hạn thể nhân mua ô tô vận tải

- Khách hàng không có đủ vốn đối ứng nhu cam kết do năng lực kém , nội bộ mâu thuẫn - thuờng rơi vào các công ty cổ phần (Công ty cổ phần nhiên liệu xanh, Công ty cổ phần thép Hương Thịnh, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Lộc).

- Thẩm định giới hạn chua chính xác so với nhu cầu vay vốn thực tế. Do trong kỳ chính các đơn vị vay vốn cũng không thể nào xác định đuợc nhu cầu bảo lãnh mà chỉ xác định đuợc việc sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Do vậy, khi phát sinh nhu cầu bảo lãnh sẽ ảnh huởng đến kế hoạch vay vốn. Từ đó, sẽ làm ảnh huởng đến khả năng thanh toán nợ đến hạn.

83

Quang Minh, Công ty cổ phần lương thực Hà Bắc) từ 4-5lần.

Năm là: khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn

như kế hoạch, thường xảy ra đối với các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có đặc điểm:

- Cho vay san lấp, giải phóng mặt bằng, làm cơ sở hạ tầng cho các kho công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung nguồn trả nợ dựa trên nguồn huy động của các nhà đầu tư.

- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn huy động vốn hình thành trong tương lai...

- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính toán tính khả thi của việc thu xếp nguồn vốn. Đến khi tình hình trở lên xấu hơn thì những nguồn vốn tham gia bị giảm trong khi đó nguồn vốn của NH vẫn tham gia đầu đủ. Do vậy, kéo theo việc thiếu vốn trong kinh doanh.

Sáu là: không đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng.

- Thực tế bị lỗ nhiều năm nhưng báo cáo tài chính (thường là không có kiểm toán) vẫn có lãi (giá trị khoản phải thu, hàng tồn kho tăng đột biến, giá trị lớn) (Công ty cổ phần lương thực Hà Bắc, Công ty cổ phần thực phẩm H&M).

- Nhiều năm liên tục, giá bán không đủ bù đắp chi phí biến đổi.

- Phương án trong cho vay theo hạn mức tín dụng là có lãi nhưng đến cuối năm khi gửi báo cáo tài chính thì mức độ lãi rất thấp hoặc không có lãi.

Bảy là: do thay đổi chính sách thường xảy ra ở các khoản vay

- Sản xuất, kinh doanh thương mại nhập hàng nước ngoài về bán trong nước (ô tô, xe máy, kinh doanh chế biến gỗ và đồ gỗ, hạt nhựa.)

- Đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng

84

- Dùng tài sản là bất động sản để thế chấp vay với mục đích khác nhau mà ngân hàng không kiểm soát được, tăng hạn mức tín dụng do khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm Cho vay với nguồn trả nợ dựa quá nhiều vào giá trị tài sản thế chấp.

- Cá nhân vay giá trị lớn (hàng tỷ đồng) với mục đích tiêu dùng như xây dựng nhà, mua xe... (khôngphải là trường hợp cá nhân, hộ gia đình vay để sản xuất, kinh doanh hàng hóa thông thườn)g. Do nguồn trả nợ chỉ là thu nhập hàng tháng bao gồm cả việc bán tài sản là bất động sản. Trong khi những khách hàng này không có giấy phép kinh doanh về bất động sản.

- Ngoài ra đã xảy ra vài trường hợp khách hàng đã có ý định lừa đảo, chiếmđoạt tiền của ngân hàng ngay từ khi lập kế hoạch vay vốn mà cán bộ tín dụng không phát hiện ra ( Công ty cổ phần thực phẩm H&M, Công ty than sạch Hải Yến, Công ty Tuyết Lương)

Tóm lại: những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng bao gồm

các nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh (biến động bất lợi của thị trường tài chính, khủng hoảng kinh tế, thay đổi chính sách hoặc việc thực thi các chính sách pháp luật của cơ quan công quyền kém hiệu quả, thiên tai...);

các nhóm nguyên nhân từ chính bản thân khách hàng (khả năng tài chính yếu, hoạt động kinh doanh kém thiệu quả, năng lực quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp yếu khôngcó định hướng kinh doanh rõ ràng, trục lợi - tham ô vi phạm đạo đức, lừa đảo.); và nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng, trong đó nhóm nguyên nhân từ ngân hàng là chủ yếu và đáng quan tâm nhất đó là tâm lý chủ quan, chậm luân chuyển cán bộ quản lý để tăng cường kiểm tra chéo, thẩm định, xem xét nhu cầu vay chưa kỹ càng, buông lỏng quản lý khách hàng, nhất là khâu sử dụng vốn vay.

2.3.4.2. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

85

còn nhiều hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo bồi dưỡng

cán bộ về đạo đức cũng như chuyên môn, buông lỏng quản lý, thiếu qua tâm đến công tác quản trị rủi ro.

Hai là: Năng lực của cán bộ còn nhiều hạn chế, cán bộ phần lớn là trẻ được đào tạo cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế do đó chưa có kỹ năng trong quá trình thẩm định để thu thập thông tin chính xác về tư cách đạo đức khách hàng, về năng lực tài chính về tính khả thi của phương án (Công ty cổ phần thép Hương Thịnh, Công ty cổ phần thực phẩm H&M, Công ty cổ phần lương thực Hà Bắc...), về tính pháp lý của tài sản....Không có kinh nghiệm để đưa ra các cảnh báo rủi ro cho khách hàng.

Ba là: Sau khi cho vay, cán bộ thiếu sự kiểm tra giám sát để phát hiện kịp thời việc sử dụng của khách hàng. Cán bộ thường chú ý làm hồ sơ và giải ngân cho khách hàng, sau khi giải ngân xong thì coi nhẹ việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay. Do đó khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả thì đã quá muộn (Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Lộc, Công ty cổ phần thép Hương Thịnh.), thậm chí khách hàng bỏ trốn khỏi nơi thường trú mà không biết (Chủ yếu tập trung của các khoản vay thể nhân).

Hoặc sau khi cho vay cán bộ có kiểm tra nhưng kiểm tra một cách hình thức chiếu lệ, thẩm chí không trực tiếp tới kiểm tra nhưng lập biên bản kiểm tra gửi nhờ khách hàng ký hộ để đối phó với lãnh đạo, với cơ quan kiểm tra.

Bốn là: Chi nhánh chưa chú trọng xây dựng danh mục đầu tư định kỳ nhằm hạn chế việc đầu tư quá nhiều vào một ngành, một lĩnh vực, một cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Khi thấy thị trường kinh doanh mặt hàng này đang tốt, các cá nhân tổ chức đua nhau kinh doanh. Lúc đó ngân hàng phải là người bình tĩnh để đánh giá, phân tích rủi ro có thể xảy ra nhưng thực tế ngân hàng cùng song hành đầu tư với khách hàng mà không tín đến các yếu tố rủi ro.

86

việc đánh giá khách hàng có quan hệ lâu năm mà không sáng suốt đánh giá phuơng án, dự án cho vay của khách hàng. Khách hàng đề nghị vay nhu thế nào

cũng chấp nhận, thậm chí nơi lỏng các điều kiện tín dụng để cho khách hàng “VIP” vay (Công ty cổ phần lương thực Hà Bắc, Công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh). Khi khách hàng vay tiền quá dễ, dễ dẫn đến khách hàng đầu tu sai

mục đích, đầu tu vào những lĩnh vực không phải là thế mạnh của họ, thậm

chí họ

không có năng lực chuyển môn, hiểu biết về lĩnh vực đầu tu.

Sáu là: Hệ thống chua chú trọng vào công tác quản trị rủi ro một cách có hiệu quả. Không nắm bắt kịp thời các thông tin thị truờng, các biến động của nền kinh tế, chính trị để có ứng phó kịp thời với rủi ro xảy ra. Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động chua hiệu quả, cán bộ kiểm tra chua đáp ứng đuợc với yêu cầu công việc dẫn đến chất luợng kiểm tra chua cao, chua phát hiện đuợc những trọng tâm cần kiểm tra, những vẫn đến có nguy cơ gây ra rủi ro lớn mà chỉ mới chú trọng những sai sót nhỏ trong hồ sơ nhu các sai sót lỗi chính tả... .Chua có tầm nhìn để đua ra các cảnh báo sớm cho chi nhánh.

* Nhận xét

- Chất luợng tín dụng của Techcombank Bắc Giang trong giai đoạn này có dấu hiệu giảm sút, giá trị và tỉ lệ nợ quá hạn còn chiếm 1 tỷ trọng lớn

(29,79% năm 2013) và có dấu hiệu ngày càng tăng, ảnh huởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, cao hơn rất nhiều mức chuẩn cho phép của NHNN là 4,5%.

- Trong hoạt động tín dụng, danh mực đầu tu của Techcombank Bắc Giang còn tập trung vào phân khúc thị truờng là các công ty lớn chiếm khoảng 60% du nợ, phân khúc thị truờng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay thể nhân còn chiếm tỉ trọng nhỏ nên chua đáp ứng đuợc yêu cầu phân tán rủi ro. Định huớng của Techcombank Bắc Giang trong thời gian tới là nâng dần tỉ trọng cho vay đối tuợng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ

87

lên 50%, cho vay thể nhân 50% trên tổng dư nợ.

- Nhóm nguyên nhân của rủi ro tín dụng xuất phát từ tâm lý chủ quan của ngân hàng và yếu tố con người có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng tại Techcombank Bắc Giang

- Trước thực trạng nợ xấu tăng cao và sự chỉ đạo giám sát quyết liệt từ Hội sở chính, và tình hình kinh tế - xã hội có nhiều bất lợi, Techcombank đã có phần thận trọng hơn trong quản lý, theo dõi hoạt động cho vay. Tuy nhiên những dấu hiệu rủi ro vẫn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của đơn vị, cụ thể:

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua chiếm thị phần, tranh giành khách hàng mà bỏ qua sự tuân thủ các quy định, các quy trình về an toàn tín dụng.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của Techcombank Bắc Giang phần lớn còn trẻ, kinh nghiệm thực tế còn ít, bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao nên sự chủ động trong thẩm định khách hàng rất hạn chế. Trong khi đó đội ngũ nhân viên tín dụng nhiều tuổi chỉ tập chung vào cho vay đối với các khách hàng cá nhân hoặc những doanh nghiệp nhỏ, lẻ do vậy thực sự sẽ là rất nguy hiểm bởi yêu cầu về tính độc lập trong thẩm định và quyết định cho vay dễ bị phá vỡ, nguy cơ rủi ro tín dụng vẫn tiềm ẩn cao.

+ Tính phức tạp trong hoạt động kinh tế với sự gia tăng các vụ lừa đảo tinh vi đã gây nên rủi ro cho công tác tín dụng, đặc biệt trong điều kiện tình trạng thông tin bất cân xứng mà chưa có một hệ thống thông tin tín dụng hữu hiệu để hạn chế những rủi ro đó.

+ Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phần lớn tài sản đảm bảo tiền vay là nhà xưởng, máy móc thiết bị, các quyền đòi nợ, tài sản hình thành trong tương lai,... Mà tính pháp lý chưa rõ ràng cũng như thanh khoản kém nên khả năng thu hồi để giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra chưa cao.

88

+ Nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp vẫn đang lâm vào tình trạng phá sản, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, tiền vốn nằm chết trong hàng tồn kho. Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, nguy cơ nợ xấu tiếp tục tăng lên là đang hiện hữu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trải qua hơn 07 năm phát triển Techcombank Bắc Giang đựợc biết đến là ngân hàng TMCP thành công và có uy tín nhất trong hệ thống các ngân hàng TMCP đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong nhiều năm qua, Techcombank Bắc Giang luôn tích cực trong công tác cho vay đối với

Một phần của tài liệu 0223 giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 105)