Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình QTRRTD

Một phần của tài liệu 0223 giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 112 - 114)

3.2.1.1 Giải pháp về nhân sự

Theo mô hình của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, tại chi nhánh không có bộ phận quản trị rủi ro nhưng để đảm bảo việc quản trị rủi ro tốt hơn, cần tổ chức bộ phận quản trị rủi ro tại Chi nhánh. Bộ phận này tham mưu cho Giám đốc áp dụng chính sách quản trị rủi ro và sử dụng các phương pháp và công cụ quản trị rủi ro phù hợp với tình hình hoạt động tại địa bàn.

- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào các bộ phận liên quan đến tiến trình cấp tín dụng.

- Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ: định kì và thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kĩ thuật mới trong quản trị rủi ro; ngoài ra công tác QTRRTD còn đòi hỏi kinh nghiệm, sự nhanh nhạy của CBTD trong việc nắm bắt thông tin, sự nhạy bén trong công việc mà đa số cán bộ trong chi nhánh còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm công tác, do vậy Chi nhánh cần đào tạo công tác này thông qua các cuộc thi tình huống, chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ Chi nhánh qua các cuộc họp,..

97

- Techcombank Hội sở nên ban hành quy trình luân chuyển cán bộ định kỳ, tránh để cán bộ làm một vị trí ở một địa bàn quá lâu dễ dẫn đến các rủi ro do chủ quan hoặc rủi ro do đạo đức. Mỗi lần luân chuyển là một lần rà soát lại công việc cho vay của cán bộ đó. Quá trình luân chuyển cán bộ đảm bảo không làm ảnh huởng khách hàng nhung giữa các cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ của nhau có sự kiểm tra chặt chẽ, nếu để xảy ra rủi ro thì cán bộ tiếp nhận chịu trách nhiệm do không tiếp nhận hồ sơ khách hàng kỹ luỡng; Bố trí cán bộ mới, kinh nghiệm còn hạn chế làm việc luôn có sự kèm cặp huớng dẫn của cán bộ có kinh nghiệm;

- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thuởng và kỷ luật dựa trên chất luợng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Các quy định về khen thuởng và kỷ luật phải đuợc sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải đuợc thực hiện nghiêm túc triệt để; nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm của các cán bộ trong công việc, đồng thời thúc đẩy cán bộ làm việc tích cực hơn..

3.2.1.2. Thực hiện các khâu trong quy trình cấp tín dụng

Chi nhánh nên thống kê lại các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, hậu quả, cách xử lý RRTD đã xảy ra tại Chi nhánh trong thời gian qua để làm bài học thực tế cho cán bộ tín dụng trong Chi nhánh tìm hiểu và rút kinh nghiệm trong thời gian tới, giúp cán bộ tín dụng nhanh chóng nhận diện đuợc rủi ro và cách xử lý khi gặp truờng hợp tuơng tự.

Truớc khi cho vay: thực hiên nguyên tắc thận trọng khi cho vay, cán bộ tín dụng cần nghiêm túc kiểm tra đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ vay phải đảm bảo tính pháp lý, ngăn ngừa rủi ro đạo đức xuất phát từ phía các KH vay vốn;

Trong quá trình vay: thực hiện công tác kiểm tra thuờng xuyên, liên tục trên tinh thần cố gắng hạn chế sự phiền hà quá nhiều đến hoạt động kinh

98

doanh của các KH, cần xây dựng cơ chế kiểm tra việc sử dụng vốn vay hợp lý, các khoản vay lớn thì kiểm tra thường xuyên hơn, bên cạnh kiểm tra định kì nên thỏa thuận với KH trong hợp đồng vay để có những lần kiểm tra đột xuất, các khoản dư nợ xấu nên tiến hành kiểm tra, phân loại nợ thường xuyên hơn các khoản vay khác.

Khi có dấu hiệu rủi ro xảy ra, cán bộ tín dụng nên thực hiện các công việc khẩn trương, lập báo cáo trình cấp trên xin ý kiến chỉ đạo nhằm nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục, xử lý một cách kịp thời và linh hoạt.

Một phần của tài liệu 0223 giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w