Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh không ngừng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng từ đó đã thu được kết quả tốt, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được NHNo&PTNT Việt Nam giao, các chỉ tiêu cơ bản đó là nguồn vốn, dư nợ tăng trưởng liên tục hàng năm, tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, kết quả tài chính được đảm bảo đầy đủ theo quy định. Hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua (Từ năm 2012 đến năm 2014) của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đạt được kết quả tốt.
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DAĐTTẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH
2.3.1 Thực trạng cho vay dự án tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánhtỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh
Dư nợ cho vay đối với cá nhân và các TCKT của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã đạt mức tăng trưởng khá. Dư nợ thời điểm 31/12/2014 đạt 5.446 tỷ đồng, tăng 7.86% so với thời điểm 31/12/2013. Trong đó, tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn bình quân 3 năm( từ 2012-2014) chiếm trên 32% tổng dư nợ (xem bảng 2.2 và biểu 2.4).
Cùng với sự phát triển chung của hoạt động cho vay, hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cũng được mở rộng cả về số lượng, quy mô dự án, lĩnh vực hoạt động của dự án và số tiền giải ngân.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo dự án
5 0 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 1.089.80 4 7 1.349.87 1.757.868 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 5.21 4 12.136 13.15 9
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 3.03
6 6.33 6 12.15 7 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 2.13 5 4.35 8 5.24 8 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 1.92 6 3 3.61 8 3.19 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 0.64% 1.04% 1.15%
(Nguôn: Tông hợp của tác giả từ hệ thông báo cáo nội bộ)
Thứ nhất, dư nợ cho vay theo dự án liên tục gia tăng trong 3 năm qua. Từ bảng số liệu trên có thể thấy được sự gia tăng nhanh chóng của dư nợ cho vay dự án
50
tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Năm 2012, dư nợ cho vay dự án là 1.102.115 triệu đồng, đến năm 2014 dư nợ cho vay dự án tăng 689.515 triệu đồng, tương đương tăng 1.6 lần.
Thứ hai, số lượng và quy mô các dự án mà NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã cho vay mỗi năm đều có sự tăng trưởng nhanh. Năm 2012, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cho vay 98 dự án, thì năm 2014 con số này đã là 136 dự án, gấp 1.4 lần số dự án cho vay năm 2012. Quy mô các dự án cũng được mở rộng, không chỉ dừng lại ở những dự án có quy mô nhỏ, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tiếp cận và cho vay nhiều dự án với quy mô vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Thứ ba, lĩnh vực hoạt động của các dự án mà NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh tài trợ cũng ngày càng đa dạng hơn. Ngoài lĩnh vực cho vay chủ yếu là xây dựng và đầu tư lắp đặt máy móc thiết bị, hiện NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cũng đã cho vay đối các dự án sản xuất công nghiệp, vận tải kho bãi, và đang tiếp cận với các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao.
Thứ tư, chất lượng các khoản nợ cho vay theo dự án đến thời điểm hiện tại là an toàn. Hiện tại, tỷ lệ nợ xấu của các khoản cho vay theo dự án tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (nợ nhóm 3 - nhóm 5) được kiểm soát ở mức dưới 2% tổng dư nợ.
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay dự án qua các năm theo nhóm nợ
Với quan điểm kinh doanh hiệu quả nhưng phải đảm bảo an toàn, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh luôn coi trọng công tác thẩm định tài chính trong quá trình xét duyệt cho vay, đây là một khâu không thể thiếu giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc tài trợ vốn cho khách hàng.
Đối với hoạt động cho vay theo dự án đầu tư thì khâu thẩm định tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian cho vay các dự án là trung dài hạn, mức độ rủi ro cao hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn do các yếu tố chưa chắc chắn trong tương lai, bù lại thì cho vay các dự án cũng mang lại mức sinh lời cao hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn. Vì vậy, công tác thẩm định tài chính dự án có chất lượng là điều kiện cho một kết quả hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, ngược lại, nếu khâu thẩm định tài chính dự án không tốt, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro mất vốn.
2.3.1.1Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
Hiện tại, công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh được tổ chức thực hiện ở hai cấp:Tại Chi nhánh và Trụ sở chính.
Tại chi nhánh: Cán bộ thẩm định là người tiếp nhận hồ sơ vay vốn, trực tiếp gặp
gỡ khách hàng và thu thập các thông tin để tiến hành thẩm định. Kết quả thẩm định được thể hiện trên báo cáo thẩm định trình lên Trưởng phòng tín dụng/ Giám đốc Chi nhánh xem xét. Trưởng phòng tín dụng/ Giám đốc Chi nhánh có thể đưa ra quyết định đồng ý cho vay trong mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh được giao hoặc từ chối cho vay. Đối với các khoản cho vay từ 50% trở nên so với thẩm quyền quyết định cho vay của Giám đốc Chi nhánh phải được thông qua Hội đồng tín dụng. Trường hợp quyết định đồng ý cho vay đối với khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh thì phải chuyển hồ sơ lên Trụ sở chính để thực hiện tái thẩm định.
Tại Trụ sở chính: Ban khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân; Ban khách hàng Doanh nghiệp được giao nhiệm vụ tái thẩm định các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh và thực hiện thẩm định đối với các dự án khác theo
1 Xây lắp 95.62 6
2 Thiết bị 559.212
sự phân công của các cấp lãnh đạo. Đối với công tác tái thẩm định, hồ sơ do Chi nhánh chuyển lên sẽ được lãnh đạo ban tín dụng phân công cho cán bộ thẩm định xử lý (có thể là một cán bộ xử lý độc lập hoặc nhiều cán bộ cùng xử lý nếu hồ sơ có tính chất phức tạp), cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định trên cơ sở hồ sơ mà Chi nhánh cung cấp và phối hợp với Chi nhánh đi thẩm định thực tế. Kết quả thẩm định được thể hiện trên báo cáo tái thẩm định trình Tổng Giám đốc/HĐTD xem xét phê duyệt.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động thẩm định tài chính DAĐT tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, tác giả sẽ xem xét thông qua việc thẩm định dự án đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia và nước giải khát Hoà Long do Công ty TNHH Hoà Long làm chủ đầu tư. Dự án này vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh, do đó, sau khi chi nhánh thẩm định, dự án đã được tái thẩm định tại Trụ sở chính. Để có cái nhìn đầy đủ hơn về thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, tác giả sẽ phân tích và đánh giá việc thẩm định tài chính dự án tại cả chi nhánh và Trụ sở chính.
Khái quát thông tin về dự án:
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia và nước giải khát Hoà Long - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoà Long
- Địa điểm xây dựng: KCN Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh.
- Quy mô dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia và nước giải khát Hoà Long( với công suất thiết kế 20 triệu lít bia/ năm, 150 triệu lít nước giải khát/ năm và 200 triệu lít nước tinh khiết/năm) được xây dựng trên tổng diện tích 9.328 m2, bao gồm: Nhà sản xuất chính, nhà phụ trợ, nhà ăn, nhà làm việc, phòng thay đồ cho công nhân, nhà để xe, nhà bảo vệ và diện tích cây xanh. Tổng mức đầu tư: 683.127 triệu đồng, trong đó, đề nghị vay vốn ngân hàng 327.000 triệu đồng.
- Mục tiêu đầu tư: xây dựng nhà máy và lắp đặt máy móc thiết bị để sản xuất bia, nước giải khát.
- Đơn vị thi công xây dựng: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Hưng.
- Đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất bia và nước giải khát: CN công ty cổ phần rượu bia Việt Nam và công ty TNHH Atlas copco.
- Đơn vị cung cấp thiết bị phụ trợ: công ty TNHH Koastal Eco Industries và công ty Cổ phần tư vấn xây lắp điện.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia và nước giải khát Hoà Long: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đi vào phân tích về khâu thẩm định tài chính đối với dự án này.
a. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư: Thứ nhất, thẩm định về tổng mức vốn đầu tư.
Cán bộ thẩm định thừa nhận số liệu về tổng mức vốn đầu tư theo dự toán do khách hàng cung cấp, vì thấy rằng số liệu này tương đối chính xác và phù hợp với thực tế. Cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra lại tổng mức vốn đầu tư theo phương pháp so sánh với suất vốn đầu tư theo quy định của Bộ Xây dựng tại quyết định số 411/QĐ-BXD ngày 31/3/2010, không kiểm tra chi tiết theo từng hạng mục công trình theo dự toán, đồng thời so sánh tổng mức vốn đầu tư với một số công trình đã xây dựng để sản xuất sản phẩm cùng loại trên địa bàn. Cán bộ thẩm định đồng ý với tổng mức vốn đầu tư do khách hàng đưa ra. Chi tiết vốn đầu tư theo hạng mục như sau:
Bảng 2.8: Tổng mức vốn đầu tư dự án
5
5 Chi phí khác 2.140
6 Dự phòng 13.01
5
8 2 " Vốn vay Ngân hàng 327.000 48% Tổng cộng 683.12 8 100%
(Nguôn: Báo cáo thẩm định của ngân hàng)
54
Thứ hai, thẩm định cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án. Cán bộ thẩm định xác định cơ cấu nguồn vốn cho dự án như sau:
do đó, nguồn thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào tiến độ triển khai dự án. Căn cứ trên hồ sơ tài chính của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định xác định mức vốn tự có của chủ đầu tư tham gia dự án là 356.128 triệu đồng (theo số vốn góp của chủ sở hữu), chiếm 52.11% tổng nhu cầu vốn cố định( tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án của khách hàng bảo đảm đúng quy định của Agribank - theo điều 12 Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN của Hội đồng thành viên Agribank ban hành ngày 22/01/2014 quy định: “Cho vay trung hạn, dài hạn thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn”)
b. Thâm định doanh thu của dự án
Doanh thu của dự án là doanh thu từ việc bán nước ngọt đóng chai, bia hơi và nước tinh khiết (chi tiết tại Phụ lục 7).
Tính hợp lý của doanh thu:
Doanh thu của dự án: được xác định dựa vào sản lượng và giá bán dự kiến . Sản lượng dự kiến được xác định trên cơ sở công suất thiết kế và công suất sản xuất dự kiến của doanh nghiệp(chi tiết tại Phụ lục 3). Kế hoạch doanh thu này phù hợp với đặc điểm của dự án sản xuất bia, nước giải khát của doanh nghiệp và nhu cầu về nước uống đóng chai, bia hơi tại Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia: Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, với độ tuổi trong nhóm 15 -40 tuổi
chiếm gần một nửa, độ tuổi mà được đánh giá là có nhu cầu cao nhất về các loại nước giải khát. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dịch vụ ăn nhanh ở Việt Nam đang đạt ngưỡng trên 10%, kéo theo nhu cầu về mặt hàng đồ uống. Theo dự báo của BMI ngành nước giải khát của Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng. Sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như sự gia tăng về số lượng nhãn hiệu và sản phẩm đã khiến cho thị trường này rất sôi động. Năm năm tới tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành nước giải khát sẽ tiếp tục tăng. Chính vì vậy, mức giá đưa ra phù hợp với giá bán hiện tại và căn cứ vào báo cáo nghiên cứu, khảo sát và dự báo thị trường về mức độ biến động giá trong tương lai của mặt hàng đồ uống, cán bộ thẩm định nhất trí với kế hoạch của khách hàng.
Thẩm định về chi phí của dự án
Do đặc điểm dự án là xây dựng nhà máy và lắp đặt máy móc, thiết bị để sản xuất bia hơi, nước giải khát nên ngoài chi phí đầu tư ban đầu, thì vốn lưu động đầu tư hàng năm là tương đối lớn. Theo phương án của khách hàng, chi phí vốn lưu động hàng năm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi lương công nhân, chi quảng cáo tiếp thị, chi bán hàng, chi hoa hồng, chi khấu hao, chi phí tài chính... Cán bộ thẩm định đánh giá các loại chi phí này có tỷ lệ biến động quá thấp không tuơng xứng với mức độ biến động giá bán của sản phẩm và điều chỉnh tỷ lệ biến động tăng lên. Các khoản chi phí này dự kiến như sau:
- Chi phí khấu hao: Tài sản cố định của dự án được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian sử dụng tài sản được xác định hợp lý, phù hợp với chế độ kế toán. (chi tiết tại phụ lục 2)
- Chi phí hoạt động hàng năm của dự án bao gồm Chi phí nguyên vật liệu, chi lương công nhân, chi quảng cáo tiếp thị, chi bán hàng, chi hoa hồng và các khoản chi phí khác được dự toán theo tỷ phần doanh thu tương ứng (chi tiết tại phụ lục 4 và phụ lục 6). Cán bộ thẩm định căn cứ vào dự toán của doanh nghiệp và so sánh với một số dự án cùng loại đã đi vào hoạt động để xác định tính hợp lý và đầy đủ của các loại chi phí này.
- Chi phí lãi vay: Cán bộ thẩm định tính toán chi phí lãi vay trong quá trình hoạt động của dự án căn cứ trên dự kiến nguồn vốn vay tài trợ cho dự án. (Chi tiết tại phụ lục 10)
- Sau khi tính toán doanh thu và chi phí hoạt động dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, cán bộ thẩm định lập bảng tính kết quả kinh doanh hàng năm để đánhgiá hiệu quả kinh doanh của dự án đồng thời làm cơ sở tính toán dòng tiền trong tương lai (chi tiết tại Phụ lục 8).
c. Thẩm định kết quả kinh doanh hàng năm của dự án
Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng Doanh thu - Chi phí hàng năm. Do sản phẩm doanh nghiệp sản xuất là mặt hàng nước giải khát, trong đó có bia hơi là loại đồ uống phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp = lợi nhuận trước thuế - thuế tiêu thụ đặc biệt - thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Theo biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12; Điều 5 nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 và Khoản 4 điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 của Chính phủ quy định: Đối với mặt hàng nước giải khát là bia: “Từ ngày 01/01/2010