Như đã đề cập tại chương 1 của Luận văn, chất lượng thẩm định tài chính DAĐT không thể lượng hóa và đo lường trực tiếp mà chỉ có thể đánh giá chất lượng thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh nó. Vì vậy, tác giả sẽ đi vào phân tích chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh thông qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định:
- Chất lượng quyết định cho vay: thể hiện thông qua chất lượng tín dụng. Trong 03 năm trở lại đây, số lượng các dự án, cam kết cho vay, số tiền giản ngân và dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay dự án nói riêng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh vẫn kiểm soát được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp dưới 2%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với cho vay dự án đến 31/12/2014 có xu hướng gia tăng (lên 1,15% so với mức 1.04% năm 2013), đây là một dấu hiệu cho thấy ngân hàng cần xem lại công tác thẩm định, quản lý khoản vay để hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nhất là trong tình hình kinh tế, thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại như hiện nay.
- Thời gian thẩm định: thời gian thẩm định và quyết định cho vay là một yếu tố thể hiện thế mạnh trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Theo điều 18, Quyết định 66/QĐ-HĐTV- KHDN của Hội đồng thành viên Agribank ban hành ngày 22/01/2014 quy định về thời gian thẩm định quyết đinh cho vay đối với cho vay trung hạn tối đa 10 ngày làm việc, đối với cho vay dài hạn tối đa là 15 ngày làm việc; tại nơi phê duyệt vượt thẩm quyền tối đa 10 ngày làm việc. Tuy nhiên theo đánh giá của tác giả, trên thực tế thời gian thẩm định, ra quyết định cho vay
luôn ở mức “tối đa”, điều này làm ảnh hưởng tới kế hoạch cho vay của ngân hàng và kế hoạch vay vốn của khách hàng, do đó, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cần sớm có biện pháp để rút ngắn thời gian thực hiện thẩm định cấp tín dụng.
- Chi phí thẩm định: NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh chưa quy định rõ ràng về định mức chi phí thẩm định. Khi thẩm định dự án phần lớn chỉ chú ý tới chi phí đi lại chưa chú ý tới chi phí mua thông tin, chi phí giám sát... vì vậy chưa xác định được chính xác mức lợi ích kỳ vọng do dự án mang lại. Do đó, hiện tại nguồn thông tin sử dụng cho hoạt động thẩm định vẫn còn hạn chế. 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DAĐT TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH
2.4.1 Kết quả đạt được
Trong thời gian qua chất lượng thẩm định tài chính dự án của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả như sau:
- Hỗ trợ quá trình ra quyết định cho vay: Trong thời gian qua, công tác thẩm định đã đáp ứng được một phần yêu cầu tham mưu cho quá trình phê duyệt cấp tín dụng, góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát nợ quá hạn của ngân hàng. Nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 2% dư nợ vay( đảm bảo theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam). Các khoản vay trung dài hạn quá hạn chủ yếu là từ các khoản vay cá nhân, hộ gia đình.
- Đảm bảo thời gian thẩm định theo quy định: quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng tại chi nhánh/ Trụ sở chính phần lớn đều tuân thủ theo đúng quy định hiện tại về thời gian xử lý hồ sơ, thời gian thẩm định/tái thẩm định( thực hiện đúng theo quy định tại điều 18, Quyết định 66/QĐ-HĐTV - KHDN của Hội đồng thành viên Agribank, ban hành ngày 22/01/2014). Mặc dù thời gian xử lý hồ sơ như vậy không phải là nhanh so với nhiều ngân hàng khác, tuy nhiên để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thì việc tuân thủ theo đúng quy định về thời gian đặt ra là một điều đáng ghi nhận.
- Tiết kiệm chi phí thẩm định: chi phí chủ yếu cho công tác thẩm định hiện tại là chi phí đi lại, lưu trú. Với hệ thống chi nhánh theo từng tỉnh, thành phố, ngân hàng tiết kiệm được đáng kể các chi phí này. Hiện tại, chi phí mua thông tin bên ngoài cho quá trình thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh rất ít, chủ yếu là mua thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC, ngoài ra là các thông tin khác cho dự án chủ yếu do cán bộ thẩm định tự tra cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân2.4.2.1 Hạn chế 2.4.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả bước đầu, do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục:
- Công tác thẩm định chưa hỗ trợ tốt trong việc đưa ra quyết định cho vay.
Dư nợ tín dụng trong năm 2013, 2014 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tuy nhiên, cùng với đó là việc tỷ lệ nợ quá hạn đang có dấu hiệu gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay dự án năm 2014 đã tăng lên 1,15% so với mức 1,04% thời điểm 31/12/2013. Mặc dù các khoản nợ quá hạn và nợ xấu hiện tại vẫn trong mức kiểm soát theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, tuy nhiên, các rủi ro tiềm ẩn là không tránh khỏi đặc biệt trong tình hình kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh trở lại như hiện nay. Do đó, ngân hàng cần tổ chức xem xét đánh giá lại các dự án đầu tư đã cho vay để kịp thời phát hiện các vấn đề, tăng cường công tác giám sát quản lý để hạn chế phát sinh nợ quá hạn.
- Thời gian thẩm định thực tế còn dài: theo quy định hiện tại của NHNo&PTNT Việt Nam thì thời gian thẩm định và phê duyệt cho vay tại Agribank nơi cho vay: tối đa đối với các khoản cho vay ngắn hạn: 5 ngày làm việc; đối với các khoản cho vay trung hạn:10 ngày làm việc; đối các khoản cho vay dài hạn:15 ngày làm việc. Tại nơi phê duyệt vượt thẩm quyền: tối đa đối với các khoản cho vay ngắn hạn: 5 ngày làm việc; đối với các khoản cho vay trung hạn, dài hạn: 10 ngày làm việc. Các khoản vay phải thông qua hội đồng tín dụng được cộng thêm tối đa 5
ngày làm việc. Như vậy, tổng thời gian cho việc thẩm định và phê duyệt cho vay là 25-30 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian thẩm định thực tế cần được tính từ khi khách hàng gửi hồ sơ lần đầu cho ngân hàng cho tới khi ngân hàng có thông báo chính thức về việc cấp tín dụng, trên thực tế khoảng thời gian này thường khá dài do việc yêu cầu hồ sơ nhiều lần và chậm trễ trong quá trình phê duyệt hồ sơ. Đây là một hạn chế cần sớm khắc phục, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh trong việc thu hút khách hàng.
- Chi phí thẩm định chưa hợp lý: hiện các chi phí cho thẩm định dự án không chỉ bao gồm chi phí cho việc đi lại, lưu trú của cán bộ thẩm định, chi phí mua thông tin, mà còn cả các chi phí liên quan tới việc huy động vốn, chi phí giám sát và quản lý dự án trong quá trình cho vay vốn, chi phí cơ hội khi thẩm định dự án này thay cho thẩm định dự án khác... Với các chi phí nhìn thấy như chi phí đi lại hay mua thông tin, để đạt mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, trong nhiều trường hợp không đem lại hiệu quả thẩm định. Hiện tại, chi phí mua thông tin bên ngoài cho quá trình thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh rất ít, mới dừng lại ở thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC, ngoài ra là các thông tin khác cho dự án chủ yếu do cán bộ thẩm định tự tra cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những tồn tại này đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh phải có những nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng và chất lượng thẩm định tín dụng nói chung, để tạo ra sự tăng trưởng ổn định cho ngân hàng.
2.4.2.2 Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan:
- Một bộ phận cán bộ tham gia quá trình thẩm định phê duyệt tín dụng chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Công tác thẩm định tài chính có một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra cơ sở thuyết phục cho quyết định tín dụng, tuy nhiên, nhiều cán bộ thẩm định chưa ý thức được vấn đề này, thêm vào đó là những hạn chế thời gian xử lý hồ sơ, về nguồn thông tin tham khảo v.v. nên cán bộ thẩm định nhiều khi không xem xét được kỹ
lưỡng từng nội dung của dự án. Dan tới tâm lý để đảm bảo an toàn cho khoản vay, cán bộ thẩm định sẽ căn cứ nhiều hơn vào phương án tài sản bảo đảm khi đưa ra đề xuất về việc cấp tín dụng.
- Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án chưa cao và không đồng đều: cán bộ tham gia công tác thẩm định được đào tào từ nhiều trường khác nhau, có cán bộ chuyển từ lĩnh vực khác sang như kế hoạch tổng hợp, kiểm soát... không được đào tạo chính quy về ngân hàng, tài chính, hoặc chưa được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản về lý luận của hoạt động thẩm định DAĐT nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Bên cạnh đó, ngân hàng thiếu đội ngũ cán bộ chuyên về đầu tư xây dựng, nên việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật - công nghệ của dự án bị hạn chế. Các cán bộ tiến hành thẩm định chủ yếu dựa trên những kiến thức tự nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân. Dan đến thực tế nhiều cán bộ chưa biết áp dụng hoặc áp dụng một cách máy móc các phương pháp tính toán mà không hiểu bản chất của các thông số, kết quả trong bảng tính, việc phân tích, đánh giá, đặt tình huống và kết luận không đúng với bản chất sự biến động của dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án, thì đây là một trong những nội dung quan trọng mà ngân hàng cần quan tâm.
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định: xuất phát từ nhiều động cơ nhưng phổ biến nhất là vì lợi ích riêng của cá nhân thông qua sự thỏa hiệp với khách hàng, cán bộ thẩm định có thể cố ý che dấu các hạn chế về tài chính của dự án, đưa ra báo cáo thẩm định phản ánh không đúng bản chất dự án, dẫn đến các quyết định sai lầm của cấp phê duyệt khi căn cứ vào báo cáo này để ra quyết định. Đây là một trong các nguyên nhân nguy hiểm nhất, khó ngừa nhất đối với ban lãnh đạo ngân hàng và thường chỉ được phát hiện khi đã phát sinh tình trạng nợ quá hạn.
- Thông tin tham khảo còn thiếu và chất lượng chưa cao: đây là một hạn chế rất lớn đối với công tác thẩm định tài chính dự án. Nguồn thông tin mà NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh hiện sử dụng chủ yếu dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp, do đó, chất lượng của các thông tin do khách hàng cung cấp ảnh hưởng khá lớn tới kết quả thẩm định của ngân hàng. Nguồn thông tin này
thường không đầy đủ và chính xác, trong khi ngân hàng chưa có một kế hoạch, biện pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho công tác thẩm định như xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, chưa có quy định về việc mua bán thông tin. Mỗi cán bộ khi tiếp nhận dự án phải tự mình thu thập tất cả các thông tin liên quan mà không hề có sự trợ giúp của một hệ thống thông tin riêng, nên dù mất thời gian mà nhiều khi không đạt được kết quả mong muốn. Nguồn thông tin từ các dự án đã cho vay chưa được thống kê, khai thác có hiệu quả. Các thông tin bên ngoài đang được sử dụng chỉ có thông tin về quan hệ tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC là có cơ sở rõ ràng, còn chủ yếu là do cán bộ thẩm định tự tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc từ các mối quan hệ cá nhân khác, chưa có cơ chế mua thông tin, tham khảo ý kiến chuyên gia, do đó, khi gặp những dự án đặc thù thì cán bộ thẩm định thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết. Ngân hàng cũng chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ từ việc thống kê kết quả các dự án đã cho vay, việc trao đổi thông tin thường chỉ là chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân với nhau.
- Chưa thống nhất về nội dung và phương pháp thẩm định trong toàn hệ thống, chưa có hướng dẫn chi tiết áp dụng riêng cho công tác thẩm định tài chính dự án. Những vấn đề chưa thống nhất về nội dung và phương pháp thẩm định:
+ Thẩm định vốn đầu tư của dự án: việc xác định tổng vốn đầu tư nhiều khi chỉ dựa vào kế hoạch do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định không tiến hành xác định lại tính hợp lý của tổng mức đầu tư này do thiếu cơ sở, điều kiện cần thiết. Mức vốn đầu tư do khách hàng đưa ra thường mang tính chủ quan và vì các mục tiêu nhất định của khách hàng. Do đó, nếu cán bộ thẩm định không tiến hành kiểm tra, xác định lại tính hợp lý của mức vốn đầu tư, thì có thể dẫn tới kết luận về tính khả thi và hiệu quả tài chính dự án. Ngay trong ví dụ vừa xem xét, cán bộ thẩm định chỉ ước tính bằng cách so sánh với suất vốn đầu tư theo quy định, không tiến hành thẩm định theo trình tự tính hợp lý của các chi phí đưa ra trong dự toán của khách hàng. Chi phí dự phòng được tính là một con số ấn định - thiếu căn cứ xác định... trong khi để xác định hợp lý, chi phí dự phòng này cần tính cho từng năm theo tiến độ thực hiện dự án và tốc độ trượt giá hàng năm.
+ Thẩm định doanh thu, chi phí hàng năm của dự án: doanh thu, chi phí hàng năm của dự án phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường, kỹ thuật của dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá, dự báo về thị trường trong tương lai chỉ mang tính định tính, tức là xem xét thị trường có xu hướng tăng hay giảm, chứ chưa thể lượng hóa được những dự báo về cung - cầu đối với dự án. Trong ví dụ trên, chi phí hoạt động hàng năm của dự án được tính bao gồm: chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác là chưa hợp lý, vì mức độ biến động giá của nguyên liệu đầu vào được tính cùng một mức tăng 3% cho các năm mà không có một nghiên cứu nào đánh giá được mức độ biến động sẽ diễn ra như vậy.
+ Xác định tỷ suất chiết khấu: tỷ suất chiếu khấu được xác định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự suy luận của cá nhân cán bộ thẩm định, không thống nhất và thiếu cơ sở khoa học. Hướng dẫn thẩm định đưa ra cách xác định tỷ suất chiết khấu là bình quân gia quyền của chi phí vốn, tuy nhiên lại chưa thống nhất về cách xác