Đa dạng hóa các nguồn thông tin, nâng cao chất lượng công tác thu thập

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88 - 91)

và xử lý thông tin

Thông tin là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Thông tin đầy đủ, kịp thời và có độ tin cậy là điều kiện cần thiết để thẩm định dự án có chất lượng, tuy nhiên, đây lại đang là một vấn đề tồn tại không dễ giải quyết. Để đảm bảo chất lượng thông tin cho công tác thẩm định tài chính dự án, ngân hàng cần phải:

- Đa dạng hóa các nguồn thông tin:

Nguồn thông tin quan trọng đầu tiên mà ngân hàng sử dụng là thông tin do khách hàng cung cấp. Khi sử dụng nguồn thông tin này, ngân hàng cần tăng cường công tác thẩm định trực tiếp để có thể nắm bắt được hoạt động thực tế của khách hàng, hạn chế những sai sót và gian lận thông tin về mặt hồ sơ giấy tờ do lỗi cố ý của khách hàng. Thông tin do khách hàng cung cấp là nguồn thông tin quan trọng cho công tác thẩm định của ngân hàng, tuy nhiên không thể coi đó là nguồn thông tin duy nhất làm căn cứ thẩm định. Ngoài thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp, ngân hàng cần đa dạng hóa các nguồn thông tin để có được thông tin nhiều chiều, chính xác hơn. Các nguồn thông tin khác mà ngân hàng cần khai thác:

Thông tin từ các khách hàng vay vốn hoạt động trong lĩnh vực tương tự, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng: ngân hàng có thể thu thập thông tin về tình hình hoạt động, tài chính của các khách hàng này, thông tin thị trường mà khách hàng đang hoạt động, làm căn cứ so sánh, đánh giá các dự án xin vay vốn có tính chất tương tự. Những thông tin thu thập từ các khách hàng này thường có tính chính xác cao, có tính thực tế, giúp ngân hàng có kết luận đúng đắn về việc tài trợ

cho dự án. Ngoài các khách hàng có lĩnh vực hoạt động tương tự, ngân hàng cần chú ý tới những khách hàng là đối tác của các khách hàng đang xin vay vốn, thông tin từ các đối tác này sẽ giúp ngân hàng đánh giá chính xác hơn về uy tín và vị thế của khách hàng xin vay vốn.

Thông tin từ các cơ quan Sở, ban, ngành: như các quyết định, thông tư, số liệu báo cáo thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường ...

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, từ trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước: gồm các quy định điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại như tỷ giá, lãi suất ... các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng, tình hình tài chính doanh nghiệp từ trung tâm thông tin tín dụng.

Thông tin từ các tổ chức tín dụng khác: các thông tin chi tiết hơn về quan hệ tín dụng mà trung tâm thông tin tín dụng không cung cấp, các điều kiện tín dụng đang cấp cho khách hàng, các thông tin về chính sách tín dụng theo ngành nghề, theo khách hàng. Nắm bắt được những thay đổi của các ngân hàng khác, mỗi ngân hàng có mục tiêu hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, tuy nhiên, có thể tham khảo hành động của ngân hàng khác, phản ứng trước biến động thị trường để có thêm thông tin.

Thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường, từ các chuyên gia trong các lĩnh vực, từ công ty kiểm toán, công ty định giá tài sản.

- Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin:

Để có được các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, ngân hàng cần kết hợp nhiều cách thức thu thập như tìm kiếm trên mạng internet, trên các xuất bản định kỳ của các cơ quan ban ngành, gặp gỡ trực tiếp khách hàng, với các chuyên gia để phỏng vấn, trao đổi. Để khai thác hiệu quả nguồn thông tin từ các chuyên gia, tổ chức cung cấp thông tin, cần xây dựng cơ chế mua thông tin trong đó quy định cụ thể về việc khi nào phải sử dụng các nguồn thông tin này, chi phí tối đa tính trên lợi ích mang lại từ dự án .

Các yêu cầu thông tin liên quan tới dự án rất đa dạng, từ quy định pháp luật, thông tin thị trường, thông tin về kỹ thuật - công nghệ., do đó, nếu cán bộ thẩm

định phải tự thu thập tất cả các thông tin liên quan tới dự án thì sẽ không đủ thời gian cho việc xử lý hồ sơ theo quy định. Trong khi đó, các thông tin thu thập được về thông tin thị trường, quy định pháp luật không chỉ được dùng cho việc thẩm định dự án mà còn phục vụ công tác thẩm định tín dụng nói chung. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc thu thập thông tin, tùy theo chức năng từng bộ phận. Bộ phận pháp chế định kỳ và đột xuất sẽ cập nhật các thông tin về quy định pháp luật; Các chi nhánh định kỳ cập nhật thông tin về tình hình triển khai thực tế các dự án, tình hình khách hàng vay vốn trên địa bàn của hoạt động của chi nhánh; Cần thành lập bộ phận chuyên thu thập và phân tích thông tin thị trường, giá cả hàng hóa.

Thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên có thể có sự sai lệch, trái chiều, do đó, ngân hàng cần có biện pháp xử lý thông tin hiệu quả hơn. Thông tin thu thập được phải được xem xét đánh giá bằng các phương pháp toán học và thống kê hoặc phân tích so sánh cụ thể, bản thân cán bộ thẩm định trong quá trình thu thập thông tin phải có sự chọn lọc, điều chỉnh để phục vụ hiệu quả cho công tác thẩm định.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nội bộ:

Những thông tin thu thập không chỉ phục vụ cho một dự án nhất định, mà để đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực, nguồn thông tin này cần được khai thác để phục vụ cho toàn bộ công tác thẩm định (thẩm định cho vay ngắn hạn, thẩm định cho vay dự án...), phục vụ cho nghiên cứu phát triển sản phẩm và chính sách khách hàng trong từng thời kỳ. Do đó, cần thực hiện lưu trữ một cách có khoa học các thông tin này, đảm bảo việc tra cứu nhanh chóng, tiện lợi khi cần thiết. Với điều kiện trang thiết bị hiện tại, ngân hàng có thể lưu trữ thông tin dưới nhiều hình thức như lưu trữ bằng văn bản, lưu trữ bằng máy tính. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả để đảm bảo việc tra cứu thông tin nhanh chóng, cần khai thác tối đa hệ thống mạng nội bộ, lưu trữ thông tin trên hệ thống máy chủ để phục vụ tra cứu cho cả các chi nhánh và hội sở. Các thông tin đưa lên hệ thống cần được phân theo các mảng:

+ Thông tin kinh tế vĩ mô: tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới, tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước, các biến động về tỷ giá, lãi suất.

+ Thông tin về quy định pháp luật: các quy định của Chính phụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các ban ngành quy định về đầu tư, chính sách thuế, quy định liên quan tới hoạt động của ngân hàng.

+ Thông tin thị trường các loại hàng hóa: giá cả, sản lượng, tình hình cạnh tranh, xu thế biến động thị trường, dự báo triển vọng tăng trưởng.

+ Thông tin kỹ thuật - công nghệ: các chỉ tiêu về định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của từng ngành, theo thu thập từ thực tế triển khai của các doanh nghiệp.

+ Thông tin tài chính doanh nghiệp: các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp như như chỉ tiêu khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo quy mô, lĩnh vực hoạt động.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thẩm định: trang bị đầy đủ máy tính cá nhân cho cán bộ, kể cả cán bộ thử việc. Ứng dụng các chương trình phần mềm phục vụ công tác thẩm định như chương trình phân tích rủi ro dự án Crystal Ball, chương trình tính dự toán công trình xây dựng... để tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác của kết quả thẩm định, tùy theo nhu cầu thực tế, ngân hàng có thể mua bản quyền của những ứng dụng có sẵn, hoặc thuê công ty phần mềm thiết lập theo nhu cầu.

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w