Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 73 - 83)

2.4.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả bước đầu, do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục:

- Công tác thẩm định chưa hỗ trợ tốt trong việc đưa ra quyết định cho vay.

Dư nợ tín dụng trong năm 2013, 2014 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tuy nhiên, cùng với đó là việc tỷ lệ nợ quá hạn đang có dấu hiệu gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay dự án năm 2014 đã tăng lên 1,15% so với mức 1,04% thời điểm 31/12/2013. Mặc dù các khoản nợ quá hạn và nợ xấu hiện tại vẫn trong mức kiểm soát theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, tuy nhiên, các rủi ro tiềm ẩn là không tránh khỏi đặc biệt trong tình hình kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh trở lại như hiện nay. Do đó, ngân hàng cần tổ chức xem xét đánh giá lại các dự án đầu tư đã cho vay để kịp thời phát hiện các vấn đề, tăng cường công tác giám sát quản lý để hạn chế phát sinh nợ quá hạn.

- Thời gian thẩm định thực tế còn dài: theo quy định hiện tại của NHNo&PTNT Việt Nam thì thời gian thẩm định và phê duyệt cho vay tại Agribank nơi cho vay: tối đa đối với các khoản cho vay ngắn hạn: 5 ngày làm việc; đối với các khoản cho vay trung hạn:10 ngày làm việc; đối các khoản cho vay dài hạn:15 ngày làm việc. Tại nơi phê duyệt vượt thẩm quyền: tối đa đối với các khoản cho vay ngắn hạn: 5 ngày làm việc; đối với các khoản cho vay trung hạn, dài hạn: 10 ngày làm việc. Các khoản vay phải thông qua hội đồng tín dụng được cộng thêm tối đa 5

ngày làm việc. Như vậy, tổng thời gian cho việc thẩm định và phê duyệt cho vay là 25-30 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian thẩm định thực tế cần được tính từ khi khách hàng gửi hồ sơ lần đầu cho ngân hàng cho tới khi ngân hàng có thông báo chính thức về việc cấp tín dụng, trên thực tế khoảng thời gian này thường khá dài do việc yêu cầu hồ sơ nhiều lần và chậm trễ trong quá trình phê duyệt hồ sơ. Đây là một hạn chế cần sớm khắc phục, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh trong việc thu hút khách hàng.

- Chi phí thẩm định chưa hợp lý: hiện các chi phí cho thẩm định dự án không chỉ bao gồm chi phí cho việc đi lại, lưu trú của cán bộ thẩm định, chi phí mua thông tin, mà còn cả các chi phí liên quan tới việc huy động vốn, chi phí giám sát và quản lý dự án trong quá trình cho vay vốn, chi phí cơ hội khi thẩm định dự án này thay cho thẩm định dự án khác... Với các chi phí nhìn thấy như chi phí đi lại hay mua thông tin, để đạt mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, trong nhiều trường hợp không đem lại hiệu quả thẩm định. Hiện tại, chi phí mua thông tin bên ngoài cho quá trình thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh rất ít, mới dừng lại ở thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC, ngoài ra là các thông tin khác cho dự án chủ yếu do cán bộ thẩm định tự tra cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Những tồn tại này đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh phải có những nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng và chất lượng thẩm định tín dụng nói chung, để tạo ra sự tăng trưởng ổn định cho ngân hàng.

2.4.2.2 Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một bộ phận cán bộ tham gia quá trình thẩm định phê duyệt tín dụng chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Công tác thẩm định tài chính có một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra cơ sở thuyết phục cho quyết định tín dụng, tuy nhiên, nhiều cán bộ thẩm định chưa ý thức được vấn đề này, thêm vào đó là những hạn chế thời gian xử lý hồ sơ, về nguồn thông tin tham khảo v.v. nên cán bộ thẩm định nhiều khi không xem xét được kỹ

lưỡng từng nội dung của dự án. Dan tới tâm lý để đảm bảo an toàn cho khoản vay, cán bộ thẩm định sẽ căn cứ nhiều hơn vào phương án tài sản bảo đảm khi đưa ra đề xuất về việc cấp tín dụng.

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án chưa cao và không đồng đều: cán bộ tham gia công tác thẩm định được đào tào từ nhiều trường khác nhau, có cán bộ chuyển từ lĩnh vực khác sang như kế hoạch tổng hợp, kiểm soát... không được đào tạo chính quy về ngân hàng, tài chính, hoặc chưa được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản về lý luận của hoạt động thẩm định DAĐT nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Bên cạnh đó, ngân hàng thiếu đội ngũ cán bộ chuyên về đầu tư xây dựng, nên việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật - công nghệ của dự án bị hạn chế. Các cán bộ tiến hành thẩm định chủ yếu dựa trên những kiến thức tự nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân. Dan đến thực tế nhiều cán bộ chưa biết áp dụng hoặc áp dụng một cách máy móc các phương pháp tính toán mà không hiểu bản chất của các thông số, kết quả trong bảng tính, việc phân tích, đánh giá, đặt tình huống và kết luận không đúng với bản chất sự biến động của dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án, thì đây là một trong những nội dung quan trọng mà ngân hàng cần quan tâm.

- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định: xuất phát từ nhiều động cơ nhưng phổ biến nhất là vì lợi ích riêng của cá nhân thông qua sự thỏa hiệp với khách hàng, cán bộ thẩm định có thể cố ý che dấu các hạn chế về tài chính của dự án, đưa ra báo cáo thẩm định phản ánh không đúng bản chất dự án, dẫn đến các quyết định sai lầm của cấp phê duyệt khi căn cứ vào báo cáo này để ra quyết định. Đây là một trong các nguyên nhân nguy hiểm nhất, khó ngừa nhất đối với ban lãnh đạo ngân hàng và thường chỉ được phát hiện khi đã phát sinh tình trạng nợ quá hạn.

- Thông tin tham khảo còn thiếu và chất lượng chưa cao: đây là một hạn chế rất lớn đối với công tác thẩm định tài chính dự án. Nguồn thông tin mà NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh hiện sử dụng chủ yếu dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp, do đó, chất lượng của các thông tin do khách hàng cung cấp ảnh hưởng khá lớn tới kết quả thẩm định của ngân hàng. Nguồn thông tin này

thường không đầy đủ và chính xác, trong khi ngân hàng chưa có một kế hoạch, biện pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho công tác thẩm định như xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, chưa có quy định về việc mua bán thông tin. Mỗi cán bộ khi tiếp nhận dự án phải tự mình thu thập tất cả các thông tin liên quan mà không hề có sự trợ giúp của một hệ thống thông tin riêng, nên dù mất thời gian mà nhiều khi không đạt được kết quả mong muốn. Nguồn thông tin từ các dự án đã cho vay chưa được thống kê, khai thác có hiệu quả. Các thông tin bên ngoài đang được sử dụng chỉ có thông tin về quan hệ tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC là có cơ sở rõ ràng, còn chủ yếu là do cán bộ thẩm định tự tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc từ các mối quan hệ cá nhân khác, chưa có cơ chế mua thông tin, tham khảo ý kiến chuyên gia, do đó, khi gặp những dự án đặc thù thì cán bộ thẩm định thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết. Ngân hàng cũng chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ từ việc thống kê kết quả các dự án đã cho vay, việc trao đổi thông tin thường chỉ là chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân với nhau.

- Chưa thống nhất về nội dung và phương pháp thẩm định trong toàn hệ thống, chưa có hướng dẫn chi tiết áp dụng riêng cho công tác thẩm định tài chính dự án. Những vấn đề chưa thống nhất về nội dung và phương pháp thẩm định:

+ Thẩm định vốn đầu tư của dự án: việc xác định tổng vốn đầu tư nhiều khi chỉ dựa vào kế hoạch do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định không tiến hành xác định lại tính hợp lý của tổng mức đầu tư này do thiếu cơ sở, điều kiện cần thiết. Mức vốn đầu tư do khách hàng đưa ra thường mang tính chủ quan và vì các mục tiêu nhất định của khách hàng. Do đó, nếu cán bộ thẩm định không tiến hành kiểm tra, xác định lại tính hợp lý của mức vốn đầu tư, thì có thể dẫn tới kết luận về tính khả thi và hiệu quả tài chính dự án. Ngay trong ví dụ vừa xem xét, cán bộ thẩm định chỉ ước tính bằng cách so sánh với suất vốn đầu tư theo quy định, không tiến hành thẩm định theo trình tự tính hợp lý của các chi phí đưa ra trong dự toán của khách hàng. Chi phí dự phòng được tính là một con số ấn định - thiếu căn cứ xác định... trong khi để xác định hợp lý, chi phí dự phòng này cần tính cho từng năm theo tiến độ thực hiện dự án và tốc độ trượt giá hàng năm.

+ Thẩm định doanh thu, chi phí hàng năm của dự án: doanh thu, chi phí hàng năm của dự án phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường, kỹ thuật của dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá, dự báo về thị trường trong tương lai chỉ mang tính định tính, tức là xem xét thị trường có xu hướng tăng hay giảm, chứ chưa thể lượng hóa được những dự báo về cung - cầu đối với dự án. Trong ví dụ trên, chi phí hoạt động hàng năm của dự án được tính bao gồm: chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác là chưa hợp lý, vì mức độ biến động giá của nguyên liệu đầu vào được tính cùng một mức tăng 3% cho các năm mà không có một nghiên cứu nào đánh giá được mức độ biến động sẽ diễn ra như vậy.

+ Xác định tỷ suất chiết khấu: tỷ suất chiếu khấu được xác định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự suy luận của cá nhân cán bộ thẩm định, không thống nhất và thiếu cơ sở khoa học. Hướng dẫn thẩm định đưa ra cách xác định tỷ suất chiết khấu là bình quân gia quyền của chi phí vốn, tuy nhiên lại chưa thống nhất về cách xác định chi phí từng loại vốn theo tính chất từng dự án. Khi xác định chi phí vốn vay, có cán bộ thẩm định lấy theo mức lãi suất vay vốn hiện tại, có cán bộ lại lấy mức lãi suất bình quân của các năm gần nhất. Khi xác định chi phí vốn chủ, có cán bộ thẩm định căn cứ luôn vào mức lãi kỳ vọng của chủ đầu tư mà không xác định xem mức lãi kỳ vọng đó có phù hợp không, hoặc có thể căn cứ vào mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện tại.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: nhiều chỉ tiêu về hiệu quả tài chính DAĐT đưa ra trong hướng dẫn về thẩm định dự án của ngân hàng chưa được cán bộ xác định khi thẩm định tài chính dự án. Đa số các cán bộ chỉ mới dừng lại ở việc tính các chỉ tiêu NPV, IRR và thời gian hoàn vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu phân tích, chưa có sự phân biệt về thứ tự ưu tiên theo mức độ quan trọng của các chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá dự án. Do đó, có khi cán bộ đã xác định chỉ tiêu tài chính nhưng lại không đưa ra được kết luận chính xác về hiệu quả dự án, do không hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của các chỉ tiêu.

+ Đánh giá khả năng trả nợ của dự án: ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc xác định cân đối nguồn trả nợ chưa quan tâm tới dòng tiền ròng hàng năm của dự án, trong khi đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo quan điểm của ngân hàng, nguồn trả nợ cho dự án được xác định bằng lợi nhuận cộng khấu hao, hoặc cộng thêm nguồn trả nợ khác trong trường hợp lợi nhuận và khấu hao không đủ trả nợ theo kế hoạch. Tuy nhiên, lợi nhuận và khấu hao là thể hiện về mặt sổ sách kế toán để phản ánh hiệu quả dự án, nó chưa phản ánh đầy đủ khả năng trả nợ của dự án. Điều mà ngân hàng cần quan tâm là dòng tiền của dự án, vì nó phản ánh sự vận động thực tế của luồng tiền ra vào dự án, dự án không thể trả nợ theo kế hoạch nếu tại thời điểm trả nợ dòng tiền ròng của dự án âm. Do đó, trong trường hợp dòng tiền ròng âm trong thời kỳ trả nợ, ngân hàng cần có điều chỉnh về kế hoạch giải ngân, thu nợ để cân đối dòng tiền nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ triển khai dự án. Đối với dự án vừa xem xét, dòng tiền ròng trong 5 năm 2013 - 2018 (thời gian trả nợ) đều dương, do đó, ngân hàng không điều chỉnh lại kế hoạch giải ngân, thu nợ.

+ Chưa lập được đầy đủ các loại báo cáo tài chính dự kiến của dự án. Thông thường cán bộ thẩm định chỉ lập được báo cáo kết quả kinh doanh, thông qua kế hoạch doanh thu - chi phí của dự án, chưa tiến hành lập bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến. Tại ví dụ xem xét, cán bộ thẩm định đã không xác định bảng cân đối kế toán dự kiến. Điều này dẫn đến hạn chế trong dự báo về kế hoạch ngân quỹ, về nhu cầu vốn lưu động hàng năm của dự án. Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, cán bộ thẩm định cần quan tâm nhiều tới vấn đề này, để có cơ sở xác định kế hoạch vốn lưu động hàng năm, tăng giảm vốn lưu động và dòng tiền dự án.

+ Việc đánh giá hiệu quả của nhiều dự án trong nhiều trường hợp chỉ dừng lại ở việc xem xét trạng thái tĩnh, chưa đi sâu phân tích tính chắc chắn của hiệu quả tài chính, hoặc nếu có phân tích chỉ dừng lại ở phân tích độ nhạy, chưa tiến hành được việc phân tích xác suất, phân tích mô phỏng, chưa khai thác được các chương trình ứng dụng phân tích độ nhạy dự án.

Các văn bản hướng dẫn về công tác thẩm định tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh hiện có là: Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam( Quyết định 66/QĐ - HĐTV- KHDN của Hội đồng thành viên Agribank ban hành ngày 22/01/2014); Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam( Quyết định 766/QĐ- NHNo-KHDN của Tổng giám đốc Agribank ban hành ngày 01/08/2014); Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam( Quyết định 836/QĐ-NHNo-HSX của Tổng giám đốc Agribank ban hành ngày 07/08/2014). Tuy nhiên, tại các văn bản này chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc thực hiện thẩm định tín dụng và thẩm định tài chính, nếu chỉ căn cứ vào các tài liệu này thì cán bộ thẩm định cũng khó để hoàn thiện một báo cáo thẩm định có

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w