2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
2.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 2.3: Tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động tại BIDV Hà Thành 2013 - 2016.
nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, BIDV Hà Thành cũng luôn đảm bảo tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động ở mức khá ổn định >60%. Cụ thể, năm 2013, bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 75 đồng được sử dụng cho vay, bước sang các năm từ 2014 đến 2016, tỷ lệ này giảm xuống ở mức 100 đồng vốn huy động thì có 62 - 68 đồng được sử dụng cho vay. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giai đoạn 2014 - 2016, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ phá sản, không
Tông dư nợ 896.40 1204.4
5 1965.88 2181.00 133.98 163.22 110.94
đủ điều kiện để được Ngân hàng cho vay khiến cho việc cho vay của BIDV cũng gặp ít nhiều khó khăn, do đó làm giảm tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động.Tuy vậy với việc nền kinh tế ảm đạm, thậm chí nhiều ngân hàng khó có thể giải ngân do lo ngại rủi ro từ phía khách hàng hoặc từ việc thắt chặt nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, BIDV Hà Thành vẫn đảm bảo được quy mô tín dụng và tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động ở mức như trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Chi nhánh.
BIDV hiện đã và đang điều hành vốn và sử dụng vốn theo phương thức tập trung thông qua công cụ “định giá điều chuyển vốn nội bộ” (viết tắt là FTP - Funds transfer pricing), qua đó thì mọi khoản vốn huy động của các Chi nhánh sẽ được chuyển tập trung (“bán”) về trung tâm vốn của BIDV, trung tâm vốn sẽ trả cho Chi nhánh một khoản “giá mua vốn nội bộ (FTP mua vốn)” phụ thuộc vào kỳ hạn của khoản huy động; phần chênh lệch giữa FTP mua vốn và lãi suất huy động trả cho khách hàng sẽ là lợi nhuận chi nhánh thu được từ khoản huy động này.
Tương tự, nếu chi nhánh có nhu cầu cung cấp một khoản vay cho khách hàng, chi nhánh sẽ phải thực hiện “mua” vốn từ trung tâm vốn và phải trả cho trung tâm vốn một khoản “giá bán vốn nội bộ (FTP bán vốn)” phụ thuộc vào kỳ hạn của khoản cho vay; phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thu được từ khách hàng và FTP bán vốn sẽ là lợi nhuận của chi nhánh từ khoản cho vay.
Như vậy, việc sử dụng công cụ “định giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP” sẽ đảm bảo cho chi nhánh luôn có lợi nhuận khi thực hiện một khoản huy động và cho vay, miễn là chi nhánh đảm bảo tiết giảm được chi phí huy động đầu vào và gia tăng được lãi suất cho vay đầu ra đối với khách hàng. Việc sử dụng công cụ FTP về cơ bản sẽ làm cho tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động nói trên không còn nhiều ý nghĩa trong vai trò an toàn thanh khoản của riêng Chi nhánh. Tuy vậy, nó lại đặc biệt ý nghĩa khi thanh khoản của toàn hệ thống BIDV đang gặp khó khăn, khi đó HSC BIDV sẽ thường giới hạn việc
giải ngân tín dụng đối với các chi nhánh có tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động quá cao và yêu cầu phải gia tăng nguồn vốn huy động. Do đó, việc BIDV Hà Thành luôn đảm bảo duy trì tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động ở mức ổn định, hợp lý qua các năm như trên đã đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo hoạt động thông suốt của Chi nhánh.