Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng vay

Một phần của tài liệu 0239 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 93)

Thẩm định khách hàng tốt sẽ đảm bảo khoản vay có khả năng hoàn trả va được hoàn trả đúng hạn. Theo xu hướng phát triển hiện nay, quy mô của mỗi hợp đồng tín dụng, của từng khoản vay ngày càng lớn hơn về quy mô cũng như về độ phức tạp. Các khoản vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn và thị trường cũng diễn biến thất thường hơn. Do đó, công tác thẩm định lại càng có vai trò quan trọng hơn trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, cũng như trong việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, thì Ngân hàng cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất: Thẩm định kỹ nguồn vốn tự có

Để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh do việc khách hàng không có hoặc chỉ có một số lượng nhỏ vốn tự có mà sử dụng vốn vay của Ngân hàng là chủ yếu cho phương án sản xuất kinh doanh, trong quá trình phân tích thẩm định, cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ lưỡng tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn gốc cụ thể của số vốn tự có này, đã được sử dụng như thế nào vào việc thực hiện phương án, dự án.

Thứ hai:Nâng cao chất lượng phân tích hình tài chính của khách hàng Vấn đề phân tích, đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của người vay là đặc biệt quan trọng để quyết định chất lượng vốn cho vay. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương tiện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh và nên được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:

chính của khách hàng để xác định khả năng sinh lời, cơ cấu vốn và điều quan tâm nhất là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, từ các chi tiêu tài chính trọng yếu: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, điểm hòa vốn, lợi nhuận trên vốn chủ sộ hữu, khả năng trả tiền lãi, dòng tiền và các nhân tố ảnh huởng tới dòng tiền, yếu tố định tính và những yếu tố làm thay đổi lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận.

b. Với khách hàng là khách hàng cá nhân: xác định rõ ràng nguồn thu nhập của khách hàng từ những nguồn nào, phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng là nhân viên tại công ty đổ luơng thì xem xét tình hình tài chính của công ty hoạt động có hiệu quả ổn định không?

Thứ ba: Đánh giá kỹ khả năng trả nợ của khách hang

Khả năng trả nợ của khách hàng thuờng phụ thuộc vào các nguồn thu trong tuơng lai của khách hàng. Đặc biệt khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, Ngân hàng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phuơng án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết để trả nợ khi nguồn trả nợ chính thức gặp sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi rọ tiềm tàng có thể nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ truờng hợp nào thì nguồn vốn tự có phải đuợc coi là nguồn vốn lý tuởng để trả nợ.

Ngân hàng phải tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản để đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo lãnh vì khi đã xử lý các mối quan hệ thế chấp thì thuờng xuất hiện rủi ro, mặt khác đây là quá trình xử lý lâu dài, tốn kém nhiều thời gian, thiệt thòi luôn nghiêng về phía nguời cho vay. Bên cạnh các phuơng án trả nợ dự kiến do nguời đi vay đua ra thì Ngân hàng cũng cần yêu cầu nguời đi vay lập ra một phuơng án dự phòng trả nợ vay cho Ngân hàng trong truờng hợp nguồn vốn vay đuợc sử dụng không mang lại hiệu quả.

Tài sản thế chấp, cầm cố dùng để đảm bảo khoản vay phải đảm bảo được cho cả vốn gốc và lãi vay cùng với những chi phí phát sinh (nếu có) khi buộc phải xử lý về tài sản sau này, ưu tiên cho tài sản đảm bảo có thị trường tiêu thụ và có tính thanh khoản cao.

Một số cán bộ tín dụng thường chỉ đánh giá giá trị tài sản ở thời điểm khách hàng có nhu cầu vay vốn mà không nhìn xa hơn giá trị tài sản ở thời điểm kết thúc hợp đồng, điều này làm tăng rủi ro mất vốn của ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra vì tài sản đảm bảo bị hao mòn về kỹ thuật và giá trị. Để khắc phục tình trạng trên, Ngân hàng nên đánh giá giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm kết thúc hợp đồng cho vay.

Đối với những tài sản đảm bảo mà Ngân hàng không có đủ điều kiện và khả năng thẩm định thì có thể mời các chuyên gia bên ngoài tiến hành đánh giá. Chi phí do phía nào chịu sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay vốn với nhau.

Một phần của tài liệu 0239 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w