HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NHNo&PTNT VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước
1.3.1.1. Từ các ngân hàng thương mại nước ngoài
a) Các ngân hàng thương mại Thái Lan
Các NHTM Thái Lan nâng cao uy tín của mình thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục cho vay để đáp ứng kịp nhu cầu vốn của khách hàng, tăng
cường công tác quảng cáo, tiếp thị, đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại. Nhờ vậy, ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng và do đó có nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng tốt nhất để đầu tư nâng cao chất lượng tín dụng.
Các NHTM Thái Lan rất chú trọng đến khâu lựa chọn khách hàng và thẩm định phương án vay vốn. Ngoài ra, sau khi cho vay các ngân hàng thường xếp loại tín dụng để phòng ngừa rủi ro theo hướng:
(i) Xếp loại tín dụng 03 loại: Tổn thất, có nghi ngờ, kém tiêu chuẩn.
(ii) Quỹ dự phòng được lập cho các khoản tín dụng bị xếp loại tín dụng có nghi ngờ ở mức tỷ lệ 50% và nợ mất trắng ở mức 100%.
(iii) Nợ kém tiêu chuẩn ngân hàng được quyền xử lý.
Ngoài ra, ban giám đốc ngân hàng còn chú ý tới các khoản nợ cần lưu ý (những khoản nợ này tốt hơn nợ kém tiêu chuẩn nhưng có một số yếu điểm về rủi ro như các hợp đồng rút quá số dư hạn mức, những khoản nợ không trả lãi đúng hạn hay trả lãi thấp hơn bình thường...) để sớm đưa ra giải pháp nhằm đưa những khoản nợ này thành những khoản nợ bình thường.
b) Các ngân hàng thương mại Trung Quốc
Để phòng ngừa rủi ro trong cho vay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) đã đưa ra qui định: (1) Bộ phận tín dụng của các NHTM phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu nhập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; (2) Chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại; (3) Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; (4) Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; (5) Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.
Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: (1) Dự phòng chung: Được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng; (2) Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 2%; Nhóm 3: 25%, Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.
Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng... Trong đó, việc phân loại nợ chủ yêu dựa trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo chỉ là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với các khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.
c) Các ngân hàng thương mại Mỹ
Quan điểm chung trong việc đảm bảo chất lượng vốn trong kinh doanh của các ngân hàng Mỹ là: quản lý tài sản có, quản lý tài sản nợ với chi phí ít, rủi ro thấp, hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều. Nội dung chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả đó là:
- Phân loại, sàng lọc và giám sát khách hàng trong quá trình vay vốn, đầu tư tín dụng của ngân hàng nắm chắc và tập hợp các thông tin, tin cậy về khách hàng (thông tin tài chính, hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, tiền lương và uy tín của doanh nghiệp...).
- Đa dạng hoá các đối tượng vay, các khách hàng vay vốn, không tập trung vốn cho một số khách hàng hoặc một số ngành hàng để phân tán bớt khả năng rủi ro nếu để xảy ra.
- Các yêu cầu về vật thế chấp với các khoản vay thường rất chặt chẽ với người vay. Thậm chí với các khoản vay khó dự tính được chất lượng, các NHTM giữ lại một phần tiền vay làm bảo đảm cho vay.
- Để xử lý nợ xấu, Mỹ thành lập Công ty Tín thác xử lý tài sản quốc gia Hoa Kỳ (The Resolution Trust Company in the United State - RTC). Như một cơ quan nhà nước, RTC được thành lập với các mục tiêu: (i) Tối đa hóa thu nhập ròng từ việc bán tài sản được chuyển nhượng; (ii) Tối thiểu hóa các tác động lên các thị trường địa ốc và thị trường tài chính nội địa; (iii) Tối đa hóa việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu nhập thấp. RTC thực hiện việc xử lý đối với cả hai loại nợ luân chuyển thông thường và nợ tồn đọng, khó xử lý. Kết quả xử lý rủi ro tín dụng của RTC là rất tốt, tổng tài sản mà RTC đã xử lý được là 465 tỷ USD, tương đương 8,5% GDP của Mỹ.
1.3.1.2. Từ các ngân hàng thương mại trong nước
a) Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất cho vay cũng như giành giật khách hàng của các NHTM khác, VCB luôn quan tâm đặc biệt tới công tác khách hàng, bên cạnh việc duy trì ưu đãi với khách hàng truyền thống và khách hàng vay có giá trị lớn, ngân hàng đã quan tâm tới phát triển sản phẩm mới như ngân hàng trực tuyến, ATM,... mở rộng thêm khách hàng với mục đích an toàn và hiệu quả. Các phương thức tài trợ truyền thống như: cho vay trung và dài hạn có bảo đảm, thanh toán L/C, chiết khấu thương phiếu,. ngày càng được ngân hàng hoàn thiện và phát triển. Bên cạnh đó, VCB cũng không ngừng phát triển thêm các phương thức tài trợ mới để đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho khách hàng như: Cho vay ứng trước từ hàng xuất khẩu, mở tín dụng trả chậm, tín dụng thuê mua,.
Nguồn thông tin thu thập đuợc trong quá trình cho vay ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu nhu trước đây các thông tin về khách hàng dùng để phân tích thường được cung cấp bởi khách hàng, thì hiện nay ngoài thông tin từ khách hàng vay vốn, ngân hàng còn tiến hành thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên ngân hàng, các văn bản pháp luật, thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, thông tin từ CIC, thông tin từ các cơ quan kiểm toán... Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhanh chóng có được những thông tin cần thiết, thu giảm thời gian thẩm định, mặt khác giúp cho các cán bộ dễ dàng hơn trong quá trình thu nợ, quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng.
VCB luôn bám sát yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp để đầu tư kịp thời vào các ngành kinh tế then chốt. Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt với trang thiết bị hiện đại, ngân hàng đã có khả năng đáp ứng cho khách hàng các loại sản phẩm với chất lượng cao nhất, các dịch vụ của ngân hàng ngày càng phong phú. Đặc biệt, ngân hàng này đã áp dụng dịch vụ trọn gói (từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ đến thanh toán xuất nhập khẩu.) cho khách hàng lớn của mình, điều này đã được khách hàng trong và ngoài nước hoan nghênh.
VCB rất chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Hiện nay, ngân hàng này có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động với trình độ nghiệp vụ vững vàng, đây là cơ sở để phát triển và hoàn thiện các phương thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, hiện VCB có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đối với các phương thức tài trợ phức tạp, đồng thời phát triển thêm các hình thức mới nhằm đa dạng hoá các hình thức tài trợ tại ngân hàng.
b) Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
BIDV xây dựng một chính sách riêng, bao gồm chính sách về tín dụng và các dịch vụ phi tín dụng, để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các khách
hàng. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng như thông qua các hoạt động giao lưu thắt chặt thêm mối quan hệ với các Tổng công ty, Tập đoàn. Chính sách giá như lãi suất đầu ra, lãi suất đầu vào, phí dịch vụ... cũng được Ngân hàng quan tâm. Song song quan hệ với các Tổng công ty, Tập đoàn, Ngân hàng cũng đa dạng hoá đối tượng khách hàng như các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.
Từ đầu mỗi năm, BIDV tiến hành đánh giá lại thực trạng tín dụng của từng chi nhánh trong năm trước, thấy rõ những khó khăn vướng mắc cần xử lý, xác định thế mạnh của từng địa phương phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để có kế hoạch biện pháp đến với khách hàng ngay từ khi dự án còn ở trong ý tưởng.
Tại hội sở chính, phòng tín dụng đã chủ động xây dựng chương trình công tác theo hướng bám sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với chi nhánh nhằm huy động sức mạnh của toàn ngành, giúp chi nhánh vươn lên tạo một thế đứng vững chắc trên địa bàn. Với phương châm “hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”, ngân hàng luôn bám sát mục tiêu và lãnh đạo theo hướng cẩn trọng, bền vững thể hiệu trong mọi chủ trương, chính sách, chương trình, quy chế, quyết định của các cấp quản trị, điều hành. Vừa tăng trưởng, vừa chăm lo nâng cao chất lượng tín dụng, vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo nguyên tắc cẩn trọng, vừa thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm, vừa tạo tiền đề cho năm sau.
1.3.2. Bài học cho NHNo&PTNT Việt Nam
Từ kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM trong và ngoài nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Xây dựng chính sách cho vay đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực, trong đó tập trung cho vay một số lĩnh vực ưu tiên, có lợi thế.
Thứ hai: Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay.
Thứ ba: Tiến hành lựa chọn, phân loại khách hàng, xây dựng các tiêu chí chấm điểm, xếp hạng khách hàng trước khi ra quyết định cho vay. Từ đó ra quyết định cho vay chính xác, hiệu quả.
Thứ tư: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ năm: Chú ý đến công tác xử lý nợ, có bộ phận chuyên trách để xử lý nợ có vấn đề.
Thứ sáu: Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát được các vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là làm thế nào để cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Ngoài ra, trong Chương 1 cũng đã đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngày 15/10/1996, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân hàng Phát triển Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngày 30/01/2011, Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 214/QĐ-NHNN về việc chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động kinh doanh theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước, là một trong 5 ngân hàng thương mại Nhà nước của Việt Nam. Hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Bên cạnh việc đảm bảo hoạt động và phát triển đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của một ngân hàng thương mại, Agribank đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2014, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng tài sản đạt gần: 700.000 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn: 690.191 tỷ đồng; Vốn điều lệ: 34.525 tỷ đồng; Tổng dư nợ: 580.378 tỷ đồng; Mạng lưới hoạt động: trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và 01 chi nhánh tại Campuchia; Tổng số cán bộ nhân viên gần 37.000 người.
2.1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam
Mô hình tổ chức hoạt động của Agribank từ Trụ sở chính đến phòng giao dịch được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chỉ tiêu Agribank là ngân hàng có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng nhất trongtrọng trọng trọng hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Agribank có trụ sở chính tại Hà Nội, 03 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện miền Trung (đóng tại Đà nẵng), Văn phòng đại diện miền Nam (Đóng tại TP. HCM) và Văn phòng đại diện Tây Nam Bộ (Đóng tại Cần Thơ); trên 2300 chi nhánh và phòng giao dịch ở tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, liên xã trong cả nước (146 chi nhánh loại I, loại II; 793 chi nhánh loại 3; 1.313 Phòng giao dịch; 02 điểm giao dịch và 01 chi nhánh tại Campuchia, 01 Sở giao dịch, 03 đơn vị sự nghiệp. Agribank hiện có 9 công ty độc lập trực thuộc. Hiện nay, Agribank đang có trên 05 triệu khách hàng là hộ sản xuất, gần 20.000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.042 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.2. Kết quả một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.2.1. Kết quả huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất đối với các ngân hàng thương mại, có nguồn vốn dồi dào, ổn định thì mới tạo điều kiện để phát triển