2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍNDỤNG TẠI NGÂN
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
- Việc hoàn thiện, ban hành chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, các sản phẩm tín dụng theo loại khách hàng, theo ngành, lĩnh vực chưa kịp với sự thay đổi diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ, sự cạnh tranh đối với các TCTD khác (sản phẩm cấp tín dụng, lãi suất, tỷ giá mua bán ngo ại tệ, phí điều vốn, cơ chế quản lý hạn mức dư nợ, chính sách cho vay ngo ại tệ, ...) nên chưa thực sự tạo chủ động cho chi nhánh.
- Công tác xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch kinh doanh chưa thực sự nhanh nhạy, chưa sát với thực tế và nhu cầu thị trường nhất là nhu cầu cho vay theo mùa vụ, phải điều chỉnh nhiều lần. Việc triển khai, xây dựng các chương trình cho vay chưa đồng bộ, cụ thể, hiệu quả còn thấp.
- Việc thực hiện phân loại nợ chấm điểm, xếp hạng khách hàng vẫn còn tồn tại sai sót như nhập thiếu thông tin báo cáo tài chính, vẫn còn hiện tượng sai lệch thông tin kỳ hạn trả nợ giữa hồ sơ trên hệ thống và hồ sơ
giấy do cán bộ Chi nhánh chưa thực hiện nghiêm túc việc lập lịch trả nợ trên hệ thống IPCAS.
- Một số chi nhánh chưa thực sự chủ động và quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nhiều trường hợp trong thẩm quyền nhưng không chỉ đạo xử lý mà phải xin ý kiến từ Trụ sở chính, nhất là các chi nhánh có nợ xấu cao, chi nhánh mới thực hiện sắp xếp, sáp nhập, thay người điều hành. Lãnh đạo tại một số chi nhánh mới được bổ nhiệm, luân chuyển, điều động chưa thực sự quyết tâm xử lý đối với các khoản nợ phát sinh từ trước. Chi nhánh có dư nợ XLRR lớn nhưng chưa thực sự nỗ lực trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ.
- Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về đạo đức và năng lực trình độ chuyên môn, công tác thẩm định khi cho vay và kiểm tra quản lý vốn vay có nơi còn thiếu chặt chẽ, chưa phát hiện kịp thời những tồn tại để xử lý, còn bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác xử lý, thu hồi nợ nên chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu cao và nợ tiềm ẩn rủi ro lớn.
- Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý vốn vay tại một số chi nhánh làm chưa tốt, các tồn tại, sai sót không phát hiện kịp thời dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Một số chi nhánh còn lúng túng trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là các tài sản bảo đảm liên quan đến vụ án, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Nhiều tài sản khi phát mại có giá trị thấp hơn dư nợ gốc và lãi nên chi nhánh còn chưa mạnh dạn xử lý tài sản để thu hồi nợ.
- Phối hợp giữa ngân hàng với các Tổ chức chính trị xã hội tại một số nơi còn chưa chặt chẽ, việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung thông qua sinh hoạt của các tổ vay vốn còn đơn điệu, chưa gắn kết công tác đầu tư vốn với công tác hỗ trợ công nghệ kỹ thuật, công tác khuyến nông, khuyến ngư nên chưa phát huy được hiệu quả.
- Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan tại Trụ sở chính trong việc xử lý những vấn đề vướng mắc trong xử lý nợ, cơ cấu nợ, quản lý hạn mức cấp tín dụng trên hệ thống IPCAS, xử lý tài sản bảo đảm chưa tốt.
Nguyên nhân khách quan
- Trong những năm qua tình hình kinh tế trong nước tiếp tục gặp khó khăn
do ảnh hưởng suy thoái của kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước, sức tiêu thụ của nền kinh tế giảm sút, lạm phát mặc dù được kiểm soát, lãi suất cho vay đã giảm nhưng vẫn còn cao so với khả năng của doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, hoạt động cầm chừng, thu hẹp quy mô kinh doanh, ngừng hoạt động,... không có khả năng trả nợ đến hạn, hàng tồn kho tăng cao, việc tiêu thụ hàng hóa khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp dẫn
đến việc tăng trưởng dư nợ tín dụng gặp nhiều khó khăn.
- Thị trường bất động sản trầm lắng, giá trị bất động sản suy giảm dẫn đến sản phẩm của các dự án bất động sản, vật liệu xây dựng rất khó tiêu thụ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng; việc xử lý phát mại tài sản bảo đảm, chuyển nhượng dự án để thu hồi nợ khó khăn; Một số khách hàng, chủ đầu tư thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và có nhu cầu tiếp tục đầu tư tiếp để hoàn thiện đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ nhưng thực tế các doanh nghiệp phần lớn là không có khả năng tài chính, không đáp ứng các điều kiện vay vốn để thực hiện dự án, dự án dở dang kéo dài, khó khăn trong việc chuyển nhượng, khách hàng không đủ điều kiện cơ cấu lại nợ, nợ xấu tiếp tục phát sinh, chậm thu hồi.
- Việc đầu tư cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân thường xuyên gặp phải những rủi ro bất khả kháng. Một số khoản vay của các hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn chịu thiệt hại do
thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh dẫn đến không trả được nợ làm phát sinh nợ xấu, khi xử lý thu hồi nợ khó khăn do cho vay không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng vùng nông thôn rất khó bán.
- Quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo lập được đảm bảo pháp lý cần thiết để bên nhận bảo đảm chủ động và đơn phương xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở các hợp đồng bảo đảm đã được giao kết hợp pháp; bên cạnh đó thủ tục khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm qua Tòa án, thi hành án còn phức tạp, mất nhiều thời gian.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank trong nhưng năm qua có thể khẳng định chất lượng tín dụng tại Agribank trong những năm qua là không tốt, mặc dù dư nợ cho vay tăng trưởng khá, nợ xấu giảm dần nhưng vần tiền ẩn nhiều rủi ro, chất lượng tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Những vấn đề còn tồn tại và hạn chế trong công tác tín dụng cần tiếp tục được xem xét nghiêm túc, để có biện pháp giải quyết hữu hiệu hơn nữa nhằm không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM