2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.2.1. Thực trạng hoạt động tíndụng của Ngân hàngNông nghiệp và
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam Phát triển nông thôn Việt Nam
Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể nhưng các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng cầu giảm khiến lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp lớn ngày,... Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng, ngừng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng.
2.2.1.1. Tăng trưởng tín dụng qua các năm
Hoạt động tín dụng của Agribank luôn bám sát các nội dung tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của NHNN. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung tăng trưởng tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên cân đối nguồn vốn để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào một số lĩnh vực như: nông nghiệp, nông thôn, hộ sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; các chương trình tín dụng lớn của Agribank như: chương trình cho vay ngành thủy sản, lương thực, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều, cà phê,... từng bước gắn với việc phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng. Mở rộng tín dụng luôn đi đôi với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục kiểm soát chất lượng tín dụng. Bằng những giải pháp cụ thể, hoạt động tín dụng của Agribank trong nhưng năm sau đã đạt được kết quả như sau:
Tổng dư nợ cho vay năm 2012 đạt 488.744 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 9%), năm 2013 đạt 548.098 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 12%) và năm 2014 đạt 580.378 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 6%).
BIỂU SỐ 2.4: TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
Năm 2012, kế hoạch hoạt động tín dụng của Agribank: dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 8%-10% so với 31/12/2011. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay Nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 70%/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tối đa 40%/tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu dưới 6%/tổng dư nợ. Bằng những giải pháp cụ thể, năm 2012, hoạt động tín dụng của Agribank nhìn chung được duy trì ổn định, dư nợ cấp tín dụng tăng 9% so với đầu năm, đạt chỉ tiêu Hội đồng thành viên đề ra và là mức tăng trưởng dư nợ hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế năm 2012.
Năm 2013, kế hoạch hoạt động tín dụng của Agribank: dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 10%-12% so với 31/12/2012 (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao tăng trưởng dư nợ tín dụng của Agribank năm 2013 là 12%). Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay Nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 70%/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tối đa 40%/tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu dưới 6%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank nhìn chung được duy trì ổn định. Trong bối cảnh nền kinh tế
năm 2013 còn nhiều khó khăn nhưng dư nợ của Agribank vẫn tăng trưởng khá cao tổng dư nợ của toàn hệ thống đến 31/12/2013 đạt 548.098 tỷ đồng, tăng 59.354 tỷ đồng (tăng 12%), trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 50.148 tỷ đồng (tăng 10,44%) so với 31/12/2012.
Năm 2014, kế hoạch hoạt động tín dụng của Agribank: Dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 6%-8% so với 31/12/2013. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay Nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tối đa 40%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu dưới 6%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Kết quả tổng dư nợ của toàn hệ thống đạt 580.378 tỷ đồng, tăng 32.280 tỷ đồng (tăng 6%) so với 31/12/2013, cơ bản hoàn thành kế hoạch tăng trưởng dư nợ.
2.2.1.2. Qui trình cấp tín dụng
Agribank đã xây dựng cho mình quy trình thẩm định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục trong quá trình thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay. Trong đó có quy định quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh và tại Trụ sở chính.
a) Tại Chi nhánh nơi cho vay
*Cán bộ thẩm định được giao nhiệm vụ tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các quy định về cho vay của Agribank phù hợp với từng loại cho vay. Thu thập thông tin cần thiết về khách hàng và phương án, dự án vay vốn. Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn. Thu thập thông tin về quan hệ tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC). Chấm điểm, xếp hạng khách hàng tại thời điểm thẩm định theo quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập chưa đủ thông tin chấm điểm tín dụng).
Tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn: Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng tại thời điểm đề nghị vay vốn. Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn. Phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng. Phân tích, đánh giá tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của Phuơng án/Dự án vay vốn. Thẩm định về bảo đảm tiền vay. Đánh giá các yếu tố rủi ro của khoản vay và đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.
Xác định phuơng thức và mức cho vay, phuơng thức trả nợ: - Xác định phuơng thức cho vay.
- Xác định số tiền cho vay. - Xác định lãi suất cho vay.
- Xác định thời hạn cho vay và thời hạn nợ, kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.
Sau đó cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định và trình nguời kiểm soát khoản vay.
*Người kiểm soát tiến hành: Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ vay vốn. Rà soát thông tin và ký kiểm soát Báo cáo chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Kiểm soát tính đầy đủ, tính chính xác của nội dung Báo cáo thẩm định. Nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý/bổ sung nội dung báo cáo thẩm định do Nguời thẩm định lập (hoặc xác nhận nội dung báo cáo thẩm định là đầy đủ, chính xác); ký nháy từng trang Báo cáo thẩm định; ký và ghi rõ họ và tên vào phần Nguời kiểm soát trên Báo cáo thẩm định. Truờng hợp khoản vay không thuộc quy định phải thông qua Hội đồng tín dụng: trình Nguời phê duyệt xem xét ra quyết định phê duyệt cho vay. Truờng hợp khoản vay thuộc quy định phải thông qua Hội đồng tín dụng: giao cho Nguời thẩm định chuẩn bị hồ sơ, tài liệu họp Hội đồng tín dụng chuyển cho Thu ký Hội đồng tín dụng. Nếu đề xuất không đồng ý cho vay: Nêu rõ lý do không đồng ý cho vay, trình Nguời phê duyệt xem xét ra quyết định.
*Người phê duyệt quyết định (chấp thuận) cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền. Truờng hợp cần thiết, Nguời phê duyệt khoản vay có thể yêu cầu Nguời thẩm định, Nguời kiểm soát khoản vay và các cán bộ, bộ phận có liên quan khác báo cáo, giải trình bổ sung thêm thông tin về khoản vay.
Nếu đồng ý cho vay:
- Truờng hợp khoản vay thuộc thẩm quyền: Nguời phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý và ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định.
- Truờng hợp khoản vay vuợt thẩm quyền của Chi nhánh: Nguời phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Phòng tín dụng lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu từ chối cho vay: Thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.
b) Tại Trụ sở chính
*Cán bộ tái thẩm định đuợc cử xử lý hồ sơ trình vuợt thẩm quyền tiến hành đối chiếu danh mục hồ sơ, tài liệu trình vuợt thẩm quyền quyết định cho vay của Agribank nơi cho vay và thực hiện:
- Rà soát tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trình phê duyệt, tờ trình và báo cáo thẩm định của Agribank nơi cho vay.
- Xem xét khả năng cân đối nguồn vốn cho vay đối với Dự án/Phuơng án, truờng họp cần thiết nhu dự án cho vay trung dài hạn, vay vốn bằng ngoại tệ lấy ý kiến về khả năng cân đối nguồn vốn của Ban Kế hoạch nguồn vốn.
- Đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng.
- Rà soát kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng do Agribank nơi cho vay thực hiện:
- Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án/phuơng án vay vốn; tính hợp pháp của mục đích vay vốn.
- Đánh giá các yếu tố rủi ro liên quan đến khoản vay. Truờng hợp cần thiết Nguời thẩm định có thể yêu cầu cung cấp thông tin két quả kiểm tra của Ban/Phòng và các đơn vị có liên quan về khách hàng vay vốn.
Lập báo cáo tái thẩm định và trình Nguời kiểm soát khoản vay.
*Người kiểm soát khoản vay tiến hành: Kiểm soát tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ vay vốn; tính chính xác và tính phù hợp của nội dung Báo cáo tái thẩm định, bao gồm nội dung ý kiến đề xuất của Nguời thẩm định. Nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung báo cáo tái thẩm định, nội dung đề xuất đồng ý cho vay/không đồng ý cho vay; ký nháy từng trang báo cáo tái thẩm định, ký và ghi rõ họ tên vào phần kiểm soát trên Báo cáo tái thẩm định.
Nếu đề xuất đồng ý cho vay:
- Truờng hợp khoản vay không thuộc quy định phải thông qua Hội đồng tín dụng: Trình Nguời phê duyệt khoản vay xem xét ra quyết định phê duyệt vuợt thẩm quyền;
- Truờng họp khoản vay thuộc quy định phải thông qua Hội đồng tín dụng: Các buớc và nội dung thực hiện theo Quy trình qua Hội đồng tín dụng.
*Phê duyệt vượt thẩm quyền
Khoản vạy thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐTV, Tổng giám đốc ghi ý kiến chấp thuận cho vay tại Báo cáo tái thẩm định và ký Tờ trình trình HĐTV phê duyệt.
Hồ sơ trình HĐTV, Tổng giám đốc gồm: - Tờ trình của Agribank nơi cho vay;
- Báo cáo tái thẩm định của Ban Khách hàng; - Tờ trình của Tổng giám đốc;
- Hồ sơ, tài liệu khác nếu có.
Căn cứ Nghị quyết của HĐTV về việc phê duyệt/không phê duyệt khoản vay, các đơn vị và cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện.
SƠ ĐỒ 2.2: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG
2.2.1.3. Chính sách tín dụng
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc NHNN, Agribank đã xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; Ban hành đồng bộ các văn bản về cơ chế chính sách tín dụng, triển khai các gói sản phẩm mới về tín dụng theo hướng đơn giản thủ tục vay vốn để khơi thông dòng tín dụng và chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng dư nợ.
- Xác định định hướng đầu tư tín dụng: Mở rộng tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục kiểm soát chất lượng tín dụng, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến và doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên cân đối nguồn vốn để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào các chương trình tín dụng lớn của Agribank như: Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình cho vay ngành thủy sản, lương thực, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều, cà phê, cho vay các đối tượng theo Nghị định 41/NĐ-CP, Quyết định 63/2010/QĐ- TTg, cho vay hỗ trợ chương trình nhà ở xã hội... từng bước gắn với việc phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng
- Tiếp tục tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng như: Duy trì và thực hiện đối chiếu dư nợ, đổi miền CBTD theo định kỳ. Tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt nghiệp vụ, phát hiện những sai sót chấn chỉnh kịp thời. Duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo xử lý nợ do Chủ tịch HĐTV là Trưởng Ban và Ban thường trực giúp việc Ban chỉ đạo để xử lý thu hồi nợ xấu tại các Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao (đặc biệt các chi
nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), thường xuyên chỉ đạo phân tích, giải trình chất lượng tín dụng để chủ động có biện pháp xử lý phù hợp với từng khoản nợ, nhằm ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu.
- Việc phân cấp, ủy quyền quyết định cấp tín dụng được Agribank thực hiện nghiêm túc, cụ thể:
*Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Hội đồng thành viên:
- Hội đồng thành viên quyết định phê duyệt cấp tín dụng đối với những trường hợp vượt thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Tổng giám đốc;
- Trường hợp mức cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank thi phải được Thống đốc NHNN cho phép.
*Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Tổng giám đốc.
- Thẩm quyền quyết định phê duyệt cấp tín dụng đối với một khách hàng
tối đa là 1.000 tỷ đồng;
- Thẩm quyền quyết định phê duyệt cấp tín dụng đối với một dự án đầu tư tối đa là 500 tỷ đồng.
*Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Chi nhánh loại I, loại II: - Đối với chi nhánh Loại I (dư nợ trên 5.000 tỷ đồng):
+ Đối với một khách hàng tối đa là: 150 tỷ đồng + Đối với một dự án đầu tư tối đa là: 100 tỷ đồng
- Đối với chi nhánh Loại II (dư nợ dưới 5.000 tỷ đồng): + Đối với một khách hàng tối đa là: 120 tỷ đồng
+ Đối với một dự án đầu tư tối đa là: 85 tỷ đồng
2.2.1.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng cho mình Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng được thực hiện theo Quyết định số
1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của NHNo&PTNT Việt Nam (về việc ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam).
Theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính: lợi nhuận sau thuế, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp,... và thông tin phi tài chính: độ tuổi, tình trạng nhà ở, nơi công tác, nghề nghiệp, mức độ vi phạm pháp luật,... của khách hàng có sẵn tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng vay, sẽ ra tổng điểm của khách hàng, từ tổng điểm của khách hàng Hệ thống sẽ tự động xếp hạng khách hàng thành một trong 10 hạng như sau: