3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍNDỤNG TẠI NGÂN
3.2.6. Công tác cảnh báo nợ xấu phải làm thường xuyên
Hiện tại công tác cảnh báo nợ xấu của Agribank mới chỉ làm hàng quý với nội dung sơ sài, do vậy tác dụng cảnh báo nợ xấu không cao. Do vậy, nên cảnh báo nợ xấu cho các chi nhánh hàng tuần, hàng tháng theo loại hình khách hàng là doanh nghiệp và hộ sản xuất, cá nhân, duới các hình thức sau:
- Đối với nợ nhóm 2: Cảnh báo những khách hàng có kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng từ 63-65 điểm. Bởi theo quy định của Agribank nếu tổng điểm của khách hàng duới 63 điểm sẽ xếp vào nợ nhóm 3 (nợ xấu). Do vậy, những khách hàng ở nguỡng chuyển nhóm nợ (63-65 điểm) cần phải đuợc cảnh báo để chi nhánh có biện pháp xử lý, tránh tình trạng khách hàng bị trừ điểm và chuyển sang nợ xấu. Ngoài ra, cũng cần cảnh báo những khách hàng có nợ quán hạn từ 70 ngày trở lên bởi theo quy định của NHNN thì khoản vay bị quá hạn từ 90 ngày trở lên đã là nợ xấu.
- Cảnh báo những khách hàng vay liên chi nhánh, để các chi nhánh biết được thông tin đầy đủ hơn về khách hàng như: Dư nợ, nhóm nợ, tài sản bảo đảm, lãi đọng,... Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên cảnh báo những khách hàng có dư nợ lớn (100 tỷ đồng trở lên) có các dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ rủi ro như: tình hình nợ quá hạn, cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng.
- Ngoài ra, nên cung cấp thêm các thông tin kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước cho các chi nhánh. Những dự báo thống kê về các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến hoạt động ngân hàng.