Từ kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM trong và ngoài nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Xây dựng chính sách cho vay đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực, trong đó tập trung cho vay một số lĩnh vực ưu tiên, có lợi thế.
Thứ hai: Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay.
Thứ ba: Tiến hành lựa chọn, phân loại khách hàng, xây dựng các tiêu chí chấm điểm, xếp hạng khách hàng trước khi ra quyết định cho vay. Từ đó ra quyết định cho vay chính xác, hiệu quả.
Thứ tư: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ năm: Chú ý đến công tác xử lý nợ, có bộ phận chuyên trách để xử lý nợ có vấn đề.
Thứ sáu: Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát được các vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là làm thế nào để cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Ngoài ra, trong Chương 1 cũng đã đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngày 15/10/1996, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân hàng Phát triển Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngày 30/01/2011, Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 214/QĐ-NHNN về việc chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động kinh doanh theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước, là một trong 5 ngân hàng thương mại Nhà nước của Việt Nam. Hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Bên cạnh việc đảm bảo hoạt động và phát triển đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của một ngân hàng thương mại, Agribank đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2014, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng tài sản đạt gần: 700.000 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn: 690.191 tỷ đồng; Vốn điều lệ: 34.525 tỷ đồng; Tổng dư nợ: 580.378 tỷ đồng; Mạng lưới hoạt động: trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và 01 chi nhánh tại Campuchia; Tổng số cán bộ nhân viên gần 37.000 người.
2.1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam
Mô hình tổ chức hoạt động của Agribank từ Trụ sở chính đến phòng giao dịch được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chỉ tiêu Agribank là ngân hàng có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng nhất trongtrọng trọng trọng hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Agribank có trụ sở chính tại Hà Nội, 03 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện miền Trung (đóng tại Đà nẵng), Văn phòng đại diện miền Nam (Đóng tại TP. HCM) và Văn phòng đại diện Tây Nam Bộ (Đóng tại Cần Thơ); trên 2300 chi nhánh và phòng giao dịch ở tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, liên xã trong cả nước (146 chi nhánh loại I, loại II; 793 chi nhánh loại 3; 1.313 Phòng giao dịch; 02 điểm giao dịch và 01 chi nhánh tại Campuchia, 01 Sở giao dịch, 03 đơn vị sự nghiệp. Agribank hiện có 9 công ty độc lập trực thuộc. Hiện nay, Agribank đang có trên 05 triệu khách hàng là hộ sản xuất, gần 20.000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.042 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.2. Kết quả một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.2.1. Kết quả huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất đối với các ngân hàng thương mại, có nguồn vốn dồi dào, ổn định thì mới tạo điều kiện để phát triển nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ khác.
Bám sát điều hành của NHNN và diễn biến thị trường, xác định nhiệm vụ huy động và cân đối đủ vốn, phù hợp với yêu cầu kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Agribank đã áp dụng nhiều giải pháp tích cực: Điều hành lãi suất và phí điều vốn linh hoạt, giảm lãi suất các kỳ hạn ngắn, áp dụng lãi suất các kỳ hạn dài phù hợp với thị trường nhằm thay đổi cơ cấu vốn, thu hút các nguồn vốn rẻ, có kỳ hạn dài, ổn định, giảm dần lãi suất đầu vào, đa dạng hoá sản phẩm, chấm dứt các sản phẩm không còn phù hợp, điều chỉnh kế hoạch triển khai các chương trình huy động vốn dự thưởng, triển khai chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp với thực tế.
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
2/Tiền gửi các tổ chức 0 145.34 26,8 8 163.94 26,2 0 149.37 21,6
II/Theo loại tiền 8 540.37 0 626.39 1 690.19
1/VND 508.26 7 94,1 598.88 2 95,6 664.72 1 96,3 2/Ngoại tệ 32.11 1 5,9 27.508 4,4 25.470 3,7
trưởng trưởng I/Theo thời hạn 488.74 4 8 8, 548.098 1 12, 580.378 9 5, 1/Ngắn hạn 311.423 10, 7 347.695 11, 6 356.774 2, 6 2/Trung dài hạn 177.32 1 3 4, 200.403 0 13, 223.604 11,6 II/Theo tiền tệ 488.74 4 8, 8 548.09 8 12, 1 580.378 5, 9 1/Dư nợ nội tệ 456.53 3 4 10, 503.650 3 10, 530.219 3 5, 2/Dư nợ ngoại tệ 32.211 7, 9 44.448 37, 5 50.159 12,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank năm 2012-2014)
Qua bảng số liệu Bảng 2.1 ta nhận thấy: Nguồn vốn huy động của Agribank qua các năm tăng truởng khá (năm 2013 tăng 15,9% so với năm 2012, năm 2014 tăng 10,2% so với năm 2013). Đạt đuợc mục tiêu mà HĐTV, Ban điều hành đề ra.
Theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn huy động từ dân cu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định tuy nhiên chi phí huy động vốn lại cao. Nguợc lại nguồn vốn từ tổ chức mang tính chất không ổn định, thuờng xuyên biến động lớn nhung chi phí huy động thấp.
Theo loại tiền: Nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi nguồn vốn huy động bằng VNĐ tăng truởng ổn định thì nguồn vốn ngoại tệ liên tục giảm qua các năm.
BIỂU SỐ 2.1: THỊ PHẦN VỐN HUY ĐỘNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA AGRIBANK
Thị phần huy động vốn của Agribank trên thị trường Việt Nam là đáng kể, chứng tỏ vị thế của một NHTM hàng đầu tại Việt Nam.
2.1.2.2. Kết quả cho vay
Trong những năm qua tín dụng của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng tăng trưởng thấp, cụ thể:
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ CHO VAY
Dư nợ tăng trưởng thấp là do các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong kinh doanh, sản xuất: Tổng cầu của nền kinh tế thấp, hàng tồn kho nhiều,... Bên cạnh đó là tình trạng lãi suất cho vay cao, nợ xấu lớn dẫn đến việc cho vay của các ngân hàng gặp khó khăn. Chỉ có năm 2013 là Agribank có tốc độ tăng trưởng dư nợ khá (12,1%).
Để đạt kết quả tăng trưởng dư nợ trên, Agribank đã quyết liệt chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp: Điều hành lãi suất cho vay, phí điều vốn linh hoạt, phù hợp với quy định của NHNN và tình hình thực tế, thực hiện nhiều giảm lãi suất cho vay để khuyến khích chi nhánh mở rộng đầu tư; Triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư: Ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu; Áp dụng lãi suất cho vay trung dài hạn thấp hơn 10% mức sàn quy định đối với khách hàng tốt trong thời gian 3-6 tháng đầu; Hoàn thiện quy chế, quy trình tín dụng nhằm đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý; Triển khai các sản phẩm tín dụng mới, cho vay theo hạn mức đối với hộ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí cho vay; Chuyển mạnh cơ cấu đầu tư, tập trung cho nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên.
BIỂU SỐ 2.2: THỊ PHẦN
Thị phần cho vay của Agribank trong hệ thống là khá cao, phù hợp với quy mô nguồn vốn.
2.1.2.3. Kết quả thu dịch vụ
Trong những năm qua, Agribank đã tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh doanh dịch vụ và nền tảng công nghệ thông tin, đặc thù văn hoá, tập quán thị truờng vùng miền, xây dựng phuơng án, giải pháp thúc đẩy những dịch vụ thế mạnh; hoàn thiện, phát triển sản phẩm mới bám sát nhu cầu khách hàng, mở rộng dịch vụ tại địa bàn nông thôn; triển khai các chuơng trình dự thuởng,... Hiện nay, Agribank cung cấp 205 sản phẩm dịch vụ phân theo 10 nhóm, qua 6 kênh phân phối nhu Internet banking, Mobile banking... Chất luợng sản phẩm dịch vụ đã đuợc thay đổi rõ rệt với 2 loại hình truyền thống và hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Kết quả kinh doanh dịch vụ tăng truởng ổn định. Trừ nhóm dịch vụ kinh doanh ngoại hối giảm 0,3% do ảnh huởng của diễn biến tỷ giá và giá vàng, các nhóm dịch vụ khác đều tăng truởng tốt: Nhóm dịch vụ thanh toán trong nuớc tăng 9,9%, nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 11,2%, nhóm dịch vụ thẻ tăng 46,3%. Doanh thu phí dịch vụ toàn hệ thống đến 31/12/2014 đạt 2.877 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2013, hoàn thành 104% kế hoạch thu dịch vụ năm 2014, tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 9,51%.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam Phát triển nông thôn Việt Nam
Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể nhưng các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng cầu giảm khiến lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp lớn ngày,... Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng, ngừng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng.
2.2.1.1. Tăng trưởng tín dụng qua các năm
Hoạt động tín dụng của Agribank luôn bám sát các nội dung tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của NHNN. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung tăng trưởng tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên cân đối nguồn vốn để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào một số lĩnh vực như: nông nghiệp, nông thôn, hộ sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; các chương trình tín dụng lớn của Agribank như: chương trình cho vay ngành thủy sản, lương thực, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều, cà phê,... từng bước gắn với việc phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng. Mở rộng tín dụng luôn đi đôi với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục kiểm soát chất lượng tín dụng. Bằng những giải pháp cụ thể, hoạt động tín dụng của Agribank trong nhưng năm sau đã đạt được kết quả như sau:
Tổng dư nợ cho vay năm 2012 đạt 488.744 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 9%), năm 2013 đạt 548.098 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 12%) và năm 2014 đạt 580.378 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 6%).
BIỂU SỐ 2.4: TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
Năm 2012, kế hoạch hoạt động tín dụng của Agribank: dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 8%-10% so với 31/12/2011. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay Nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 70%/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tối đa 40%/tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu dưới 6%/tổng dư nợ. Bằng những giải pháp cụ thể, năm 2012, hoạt động tín dụng của Agribank nhìn chung được duy trì ổn định, dư nợ cấp tín dụng tăng 9% so với đầu năm, đạt chỉ tiêu Hội đồng thành viên đề ra và là mức tăng trưởng dư nợ hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế năm 2012.
Năm 2013, kế hoạch hoạt động tín dụng của Agribank: dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 10%-12% so với 31/12/2012 (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao tăng trưởng dư nợ tín dụng của Agribank năm 2013 là 12%). Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay Nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 70%/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tối đa 40%/tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu dưới 6%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank nhìn chung được duy trì ổn định. Trong bối cảnh nền kinh tế
năm 2013 còn nhiều khó khăn nhưng dư nợ của Agribank vẫn tăng trưởng khá cao tổng dư nợ của toàn hệ thống đến 31/12/2013 đạt 548.098 tỷ đồng, tăng 59.354 tỷ đồng (tăng 12%), trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 50.148 tỷ đồng (tăng 10,44%) so với 31/12/2012.
Năm 2014, kế hoạch hoạt động tín dụng của Agribank: Dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 6%-8% so với 31/12/2013. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay Nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tối đa 40%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu dưới 6%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Kết quả tổng dư nợ của toàn hệ thống đạt 580.378 tỷ đồng, tăng 32.280 tỷ đồng (tăng 6%) so với 31/12/2013, cơ bản hoàn thành kế hoạch tăng trưởng dư nợ.
2.2.1.2. Qui trình cấp tín dụng
Agribank đã xây dựng cho mình quy trình thẩm định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục trong quá trình thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay. Trong đó có quy định quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh và tại Trụ sở chính.
a) Tại Chi nhánh nơi cho vay
*Cán bộ thẩm định được giao nhiệm vụ tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các quy định về cho vay của Agribank phù hợp với từng loại cho vay. Thu thập thông tin cần thiết về khách hàng và