Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 41)

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính

- Chất luợng tín dụng đuợc coi là tốt khi ngân hàng đáp ứng đuợc một cách đầy đủ, kịp thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Điều này quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, bởi không có một ngân hàng nào tồn tại và phát triển đuợc mà không có khách hàng, không có tín dụng. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là một trong những dấu hiệu cho thấy chất luợng tín dụng của ngân hàng khả quan. Điều này đuợc thể hiện

trước hết ở khối lượng tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải thoả mãn được yêu cầu, phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với một chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt, thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc an toàn vốn. Cung cấp vốn một cách nhanh chóng, kịp thời, an toàn, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, làm được điều này thì bản thân các ngân hàng thương mại phải năng động hơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên cả

về chất và lượng của khách hàng.

- Sau khi đáp ứng một cách đầy đủ những nhu cầu của khách hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng chỉ được coi là tốt khi ngân hàng thu hồi được đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng phải mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập đủ để trang trải các chi phí cần thiết và đảm bảo có lãi. Việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng cùng với sự năng động nhạy bén trong kinh doanh của doanh nghiệp và sự giúp đỡ hiệu quả của ngân hàng cho vay sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn, từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện được các nghĩa vụ đối với ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Điều này đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả ngân hàng và bản thân doanh nghiệp.

- Chất lượng tín dụng tốt phải đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của địa phương và của đất nước. Điều này là hệ quả tất yếu sẽ đạt được khi các ngân hàng và doanh nghiệp đều hoạt động có hiệu quả trên cơ sở khoản tín dụng đã cấp. Nó sẽ góp phần ổn định nền tài chính - tiền tệ quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống dân cư.

Các chỉ tiêu định tính như trên chỉ là những căn cứ để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng một cách khái quát. Để có được kết luận chính xác hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng cần phải xem xét các chỉ tiêu định lượng.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

Về mặt định lượng, chất lượng tín dụng được phân tích đánh giá bởi các nhóm chỉ tiêu cụ thể sau:

- Chỉ tiêu về nợ xấu, nợ quá hạn:

Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng, phản ánh chất lượng tín dụng khá rõ nét và cho biết mức độ rủi ro mất vốn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng ở hiện tại và tương lai. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với tồng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm. Chỉ tiêu lày được tính theo công thức dưới đây :

Tỷ lệ nợ quá hạn = T" ng d nợ φu, hạn

x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Đến kỳ trả nợ mà khách hàng không trả được nợ và không được chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ, ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ dư nợ hiện tại của khách hàng sang nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ nợ xấu = ' τ "" g "- χ " x 100%

Nếu như tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Nếu tỷ lệ này ở mức 5% thì được coi là bình thường, càng nhỏ hơn 5% càng tốt. Và nếu tỷ lệ này lớn hơn 5% thì chất lượng tín dụng đang có vấn đề.

Hiện nay, về mặt pháp lý, theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc “Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD" đã đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng và tiếp cận dần theo các thông lệ quốc tế. Theo quy định trên thì dư nợ cho vay của các TCTD được chia làm 5 nhóm: nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẫn, nợ nhóm 2 là nợ cần chú ý, nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ, nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Các khoản nợ nếu có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân loại nợ vào các nhóm phù hợp với mức độ rủi ro, cụ thể:

Nhóm 2: các khoản nợ tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc. Nhóm 3: các khoản nợ tổn thất tối đa 5%-20% giá trị nợ gốc. Nhóm 4: các khoản nợ tổn thất tối đa 20%-50% giá trị nợ gốc. Nhóm 5: các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc.

Trong đó, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

- Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn:

Chỉ tiêu này được tính dựa vào công thức sau:

Tỷ lệ sử Tổng dư nợ cho vay

= " x 1<00%

dụng vốn Tổng nguồn vốn

Nhìn vào chỉ tiêu này có thể đánh giá, so sánh được khả năng cho vay của ngân hàng so với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả một đồng vốn huy động. Tuy nhiên tỷ lệ này chưa thể khẳng định được chất

lượng tín dụng là tốt hay xấu, bởi nếu tiền gửi ít hơn số tiền cho vay thì ngân hàng phải huy động nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền vay thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngân hàng.

- Chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:

Một khoản tín dụng có chất lượng tốt sẽ đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập. Điều này chứng tỏ ngân hàng không những thu hồi được vốn cho vay mà cả tiền lãi vay, đảm bảo độ an toàn cho nguồn vốn vay. Vì tín dụng là hoạt động chủ yếu nên đây là nguồn thu chủ yếu và cũng là điều kiện tồn tại và phát triển của ngân hàng. Để đánh giá chính xác hoản về chất lượng tín dụng của ngân hàng, thường sử dụng các tỷ lệ sau:

Lợi nhuận từ hoạt động tín Tỷ lệ lợi nhuận từ .____

= dụng

hoạt động tín dụng --- Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, một đồng đem sử dụng vào hoạt động tín dụng thì sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng, tức là cho biết hiệu quả cho vay của ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng được xác định bằng doanh thu từ hoạt động tín dụng trừ đi lãi vay huy động và chi phí của nghiệp vụ ngân hàng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động tín dụng là tổng lãi thu được từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay trung dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời và ngược lại chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đong nghĩa với CLTD chưa tốt. Đánh giá chất lượng khoản tín dụng trên cơ sở căn cứ vào lợi nhuận thu được của NHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương

đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhu chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, sản phẩm dịch vụ tín dụng, chính sách tín dụng...

Thông thuờng trong hoạt động ngân hàng, nếu CLTD của NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức du nợ và cùng mức lãi suất cho vay với các ngân hàng khác.

Ngoài các chỉ tiêu trên, thì các quy định về an toàn vốn tối thiểu cũng giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá CLTD tại TCTD, theo thông tu số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 có quy định những giới hạn an toàn sau đây:

+ Tổng du nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không đuợc vuợt quá 15% vốn tự có của TCTD.

+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không đuợc vuợt quá 25% vốn tự có của TCTD.

+ Tống du nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vuợt quá 50% vốn tự có của TCTD, trong đó mức cho vay đốì với một khách hàng không đuợc vuợt quá tỷ lệ quy định trên.

+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không đuợc vuợt quá 60% vốn tự có của TCTD.

+ Tổng du nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với một khách hàng tối đa không vuợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nuớc ngoài.

+ Tổng du nợ cho vay và bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với một khách hàng không đuợc vuợt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nuớc ngoài.

+ Tổng du nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không đuợc vuợt quá 50% vốn tự có của ngân hàng nuớc ngoài, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không đuợc vuợt quá 15% ốn tự có của ngân hàng nuớc ngoài.

+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w