2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu định tính
- Về việc đáp ứng được một cách đầy đủ, kịp thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Có thể thấy, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng của Chi nhánh trong những năm qua đã được thực hiện khá tốt. Điều này thể hiện ở việc khối lượng tín dụng mà Chi nhánh cung cấp có xu hướng ngày càng tăng trong những năm vừa qua (bảng 2.3). Bên cạnh đó, với chính sách cho vay linh hoạt, thủ tục thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn, dòng vốn đã được luân chuyển kịp thời, an toàn, tới những nơi cần vốn trên địa bàn nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân đã được cung cấp nguồn tín dụng cần thiết để thực hiện các hoạt động
Giá trị Tỷ trọng trong Giá trị Tỷ trọng trong Chênh lệch so vói 2014 Giá trị Tỷ trọng trong Chênh lệch so vói 2015
kinh tế. Với các chính sách tín dụng của Techcombank, nhìn chung việc đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đuợc thực hiện tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn hiện nay, Chi nhánh vẫn cần phải năng động hơn trong việc nâng cao chất luợng tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên cả về chất và luợng của khách hàng.
- Về việc thu hồi đuợc đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi
Trong những năm qua, Chi nhánh đã đảm bảo việc này khá tốt. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tạo ra nguồn thu nhập đủ để trang trải các chi phí cần thiết và đảm bảo có lãi. Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện đuợc vấn đề này là phải thu hồi đuợc đầy đủ các khoản cho vay cả gốc và lãi trong thời gian đúng hạn. Có điều này là do trong những năm qua, kỉ luật thanh toán và các nguyên tắc tín dụng luôn là vấn đề đuợc chú trọng. Có thể thấy, doanh số thu nợ trong những năm qua có xu huớng tăng lên (bảng 2.3), đi kèm với đó là tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm xuống. Đa phần các khoản vay đuợc thẩm định kỹ, đảm bảo các nguyên tắc cho vay. Tuy nhiên, vẫn có truờng hợp khách hàng còn chậm trễ trong việc thanh toán, tiềm ẩn những rủi ro. Những khoản này dù chỉ là thiểu số với du nợ không lớn nhung nếu không đuợc giảm sát kỹ có thể dẫn tới mất vốn cho Chi nhánh và Ngân hàng. Mặc dù trong thời gian qua, Chi nhánh thực hiện khá tốt việc thu hồi nợ nhung vẫn cần phải chú ý duy trì.
- Chất luợng tín dụng của Techcombank Hà Thành cũng đã đóng góp vào sự tăng truởng, phát triển kinh tế - xã hội chung.
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã góp phần kích thích tăng truởng kinh tế trên địa bàn. Từ hoạt động tín dụng này, các cá nhân và tổ chức đã đuợc cung cấp nguồn tín dụng để thực hiện các giao dịch, chi tiêu đáp ứng các nhu cầu, từ đó đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, kích thích tăng truởng. Mặc khác, Chi nhánh cũng là nơi nhận đuợc các khoản tiền
gửi của các cá nhân, tổ chức, là đầu mối tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cu, đưa vào trong lưu thông, mang lại hiệu quả sử dụng cao cho những nguồn vốn này. Điều này góp phần ổn định nền tài chính - tiền tệ quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống dân cư.
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu định lượng về chất lượng tín dụng 2.3.2.1. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết tỷ trọng các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ và lãi trong tổng dư nợ. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ khách hàng trả gốc và lãi không đúng với kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng càng nhiều. Trong bối cảnh chung, Techcombank Hà Thành cũng đã có nỗ lực để giải quyết những vấn đề này. Bảng 2.7 dưới đây thể hiện tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh.
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Techcombank Hà Thành Đơn vị: tỷ đồng
2 % 3 % Nợ nhóm 3 1 8 1,23% 16 1,01 % - 2 -11,1% 14 0,8% -2 0,13% Nợ nhóm 4 2 0 1,36% 18 1,13 % - 2 -10,0% 16 0,91 % -2 - 0,13% Nợ nhóm 5 1 6 1,09% 15 0,94 % - 1 -6,25% 14 0,8% -1 - 0,07% Nợ quá hạn 7 6 5,18% 68 4,27 % - 8 - 10.5% 60 3,42 % -8 - 11,7% Nợ xấu 5 4 3,68% 49 3,08 % - 5 - 9.26% 44 2,51 % -5 - 10,2%
Tổng dư nợ 1.46 7 1.59 1 1.75 4
Có thể thấy, trong thời gian gần đây, tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu là điểm nóng của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới rủi ro tín dụng của các NHTM. Đặc biệt là trong năm 2013 - 2014, nhiều biện pháp đã đuợc đua ra để giải quyết bài toán nợ xấu trong ngành ngân hàng. Thực hiện các chủ truơng và các chỉ đạo của NHNN cũng nhu từ Techcombank, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh biến động theo chiều huớng giảm cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh đều ở mức cao nhất trong ba năm với số tiền là 76 và 54 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tuơng ứng là 5,18% và 3,68%. Sang tới năm 2014, tỷ lệ của các khoản nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm còn 4,27% và 3,08%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức trên 3%. Tới năm 2015, các khoản này tiếp tục giảm còn 3,42% đối với nợ quá hạn và 2,51% với nợ xấu. Có thể thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh trong thời gian qua có giảm nhung chua nhiều. Về tỷ lệ, một phần giảm đuợc là do tổng du nợ tăng liên tục trong những năm qua. Do Chi nhánh nằm trên địa bàn có nhiều khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong giai đoạn đầu mới thành lập nên cần nhiều vốn để đầu tu vào sản xuất kinh doanh với các khoản vay nhằm mục đích mua sắm thiết bị sản xuất. Các khoản nợ quá hạn của Chi nhánh thuờng rơi vào các đối tuợng này. Trong năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn khá cao do ảnh huởng của lạm phát, gây khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn. Một nguyên nhân nữa là do công tác giám sát tín dụng, thu nợ và gia hạn nợ của các bộ phận chua đuợc sát sao dẫn đến tình trạng giá trị nợ quá hạn và nợ xấu giảm chua nhiều. Tỷ lệ nợ xấu trên của Techcombank Hà Thành mặc dù đã xấp xỉ nhung vẫn cao hơn mức 2,38% của toàn hệ thống năm 2015. Do đó, đây là một vấn đề cần đuợc luu tâm trong thời gian tới.
2.3.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất luợng tín dụng do hiện tại, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ tạo ra thu nhập chủ yếu của Chi nhánh. Chỉ tiêu này đánh giá chính xác khả năng của Chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tuợng khách hàng trên địa bàn. Chỉ tiêu này đuợc thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn của Techcombank Hà Thành
Hiệu suất sử dụng vốn 45,99 % 45,24 % 45,33 %
dụng 52,7 70,3 Tổng dư nợ 1.46 7 1.59 1 1.75 4
Tỷ suất lợi nhuận từ HĐTD 3,59
%
3,03 %
4,01 %
(Nguồn: tác giả tính toán từ báo cáo tín dụng Techcombank Hà Thành năm 2013 - 2015)
Nhìn vào số liệu trên, có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn của Techcombank Hà Thành trong những năm qua khá ổn định, dao động không nhiều. Mặc dù cả tổng du nợ và tổng vốn huy động đều có biến động tăng nhung với tốc độ khá tuơng đồng nên hiệu suất sử dụng vốn thay đổi không mạnh. Tỷ lệ trên so với mức 61,1% của toàn hệ thống trong năm 2014 vẫn còn khá khiêm tốn. Du nợ cho vay của Chi nhánh vẫn nhỏ hơn so với nguồn huy động, làm một bộ phận không nhỏ vốn huy động rơi vào tình trạng du thừa. Có tình trạng này là do một số năm gần đây, Chi nhánh áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt, nhằm giảm nợ quá hạn, nợ xấu nên du nợ cũng tăng nhung chua nhiều, làm cho hiệu suất sử dụng vốn có xu huớng giảm. Vấn đề đặt ra cho Chi nhánh trong thời gian tới là phải đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn nhu hiện
nay. Khi vốn bị ứ đọng, chi phí sử dụng vốn tăng trong khi thu nhập từ lãi vay giảm nên sẽ ảnh hưởng tới thu nhập từ hoạt động tín dụng.
2.3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
của Techcombank Hà Thành
một đồng vốn cho vay. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có tính tương đối trong đánh giá CLTD vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như chính sách khách hàng, lãi suất đầu vào, các cơ chế điều hành tín dụng của NHNN và Techcombank.
Qua bảng trên, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong các năm qua có biến động cùng chiều với lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Tỷ suất này giảm trong năm 2014 và tăng trở lại trong năm 2015. Trong năm 2014, có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm nhưng tổng dư nợ lại tăng nên tỷ suất lợi nhuận giảm từ 3,59% xuống còn 3,03%. Tới năm 2015, do lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ nên tỷ suất lợi nhuận tăng lên mức 4,01%. Điều này cho thấy tình hình trong năm 2015 là khả quan hơn so với năm 2013, Chi nhánh cần tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Tuy nhiên, con số trên vẫn còn thấp hơn khá nhiều so với mức tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của toàn hệ thống
Techcombank đạt được trong năm 2015 là 7,19%. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần chú ý giảm các chi phí lãi vay để tăng được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, nhằm tăng được tỷ suất này. Để thực hiện được điều này, vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh cho vay, tránh tình trạng vốn nhàn rỗi. Từ đó mới có thể tăng được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
2.3.2.4. Thực hiện chấp hành các chỉ tiêu an toàn vốn
Bên cạnh các chỉ tiêu trên, Chi nhánh Hà Thành cũng thực hiện tốt các quy định về an toàn vốn tối thiểu trong việc đánh giá CLTD tại TCTD, theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005. Theo quyết định này, có quy định những giới hạn an toàn sau:
+ Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.
+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD.
+ Tống dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của TCTD, trong đó mức cho vay đốì với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định trên.
+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD.
+ Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng tối đa không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
+ Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
+ Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân
hàng nước ngoài, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% ốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Theo quy định trên, có thể thấy trong những năm qua Chi nhánh Hà Thành nói riêng và Techcombank nói chung đều tuân thủ đầy đủ các tiêu chí đối với một TCTD.
2.3.3. Những kết quả đạt được
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và phức tạp, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Techcombank Hà Thành luôn phải đối mặt với những sức ép từ sự cạnh tranh đến từ các NHTM khác. Nhờ áp dụng các chiến lược, chính sách mới cũng như không ngừng đưa vào các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã đạt được những kết quả sau:
về huy động vốn: Công tác huy động vốn đạt được kết quả khá khả quan, tổng nguồn vốn huy động tăng qua từng năm, các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh. Mặc dù trong bổi cảnh cạnh tranh khồc liệt và nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các ngân hàng trên cùng địa bàn liên tục mở rộng quy mô hoạt động, đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn thủ tục nhanh và đơn giản nhưng Chi nhánh Techcombank - Hà Thành vẫn luôn có những sự nỗ lực trong công tác huy động, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng lãi suất linh hoạt thu hút nguồn vốn từ dân cư nhờ đó cung ứng đủ vốn vay cho các doanh nghiệp. Nhờ vậy, đã tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp có điều kiện đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tổng vốn huy động của Chi nhánh đã liên tục tăng trong các năm qua.
về hoạt động cho vay: Doanh số dư nợ của Chi nhánh dù có nhiều biến động nhưng đang chuyển biến xu hướng tích cực trong năm gần đầy. Các khoản vay của Chi nhánh phần lớn khách hàng sử dụng đúng mục đích như đã cam kết, lãi và tiền vay trả đúng hạn. Lĩnh vực cho vay của ngân hàng đa dạng, tổng số tiền vay của khách hàng lớn, thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng. Trong quá trình cho vay ngân hàng đã tiến hành phân loại và sàng lọc theo định kì thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với mỗi khách hàng. Trên cơ sở đó đưa ra các chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp, từ đó có thể tư vấn khách hàng lựa chọn hình thức vay vốn nào cho phù họp để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng phân tích khách hàng, chú trọng đầu tư vào các dự án vay vốn có tính khả thi, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn nhanh. Các khoản vay của Chi nhánh đều nghiêm túc thực hiện các bước: Phân tích tín dụng, gia hạn tín dụng và thu hồi nợ khách hàng từ đó phát hiện ra các rủi ro từ đó loại trừ các dự án mang lại hiệu quả không cao. Việc mở rộng quy mô tín dụng trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy định giúp Chi nhánh mở rộng được thị phần, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của mình. Cơ cấu dư nợ tín dụng đã có chuyển dịch theo hướng an toàn, chủ động đánh giá phân loại khách hàng, tập trung đầu tư vào các ngành nghề, dự án mang lại hiệu quả cao, giảm đầu tư vào các ngành tiềm ẩn rủi ro