Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong hoạt

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 51 - 54)

động tín dụng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008

Hoa Kỳ là nước có thị trường tài chính phát triển nhất trên thế giới với hệ thống các ngân hàng cung cấp dịch vụ vô cùng đa dạng và phong phú cho khách hàng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, trong đó có dịch vụ tín dụng. Nhưng năm 2008 nền tài chính Hoa Kỳ cũng như toàn câu đã chứng kiến một cuộc đại khủng hoảng với những diễn biến hết sức khó lường. Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể thấy phần nào xuất phát từ việc chất lượng tín dụng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng không được đảm bảo. Có thể tóm gọn vào ba nhóm chính như sau: nguyên nhân từ phía các định chế tài chính, khách hàng đi vay và môi trường bên ngoài.

1.4.1.1. Nguyên nhân từ phía các ngân hàng và tổ chức tài chính Hoa Kỳ

Sau cơn chấn động của thị trường chứng khoán (TTCK) Hoa Kỳ đầu những năm 2000, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của các công ty công nghệ cao, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng từ chứng khoán sang thị trường bất động sản (BĐS) với niềm tin đây là lĩnh vực đầu tư an toàn hơn nhiều. Đáp lại nhu cầu của nhà đâu tư, hoạt động cho vay thế chấp và đặc biệt là cho vay thế chấp dưới chuẩn đã nở rộ. Hàng loạt các tồ chức tín dụng đồng ý cho khách hàng vay vốn với nguồn thế chấp đầy rủi ro thanh khoản được hình thành từ chính vốn vay của họ. Sự cạnh tranh của các ngân hàng ở Hoa Kỳ nhằm thu hút khách hàng đã khuyến khích cho các ngân hàng “phát minh” ra các công cụ cho vay thế chấp mới bên cạnh các phương thức truyền thống mà nổi bật là

hình thức cho vay thế chấp với lãi suất thả nổi (ARM - Adjustable rate mortgage).

Sự “dễ dãi” đối với các khoản vay duới chuẩn của ngân hàng cùng với sự bùng nổ của thị truờng nhà đất ở Hoa Kỳ trong một thời gian dài đã khuyến khích nguời dân Hoa Kỳ mua nhà trả góp sau đó bán đi nhằm mục đích kiếm lời. Và điều đó đồng nghĩa với việc càng làm cho bong bóng thị truờng BĐS lớn hơn. Nhu một tất yếu của quan hệ cung cầu, khi mà BĐS đuợc xây dựng không nhằm mục đích sử dụng mà chỉ đuợc coi là một công cụ đầu tu để kiếm lời, cung nhà ở sẽ vuợt quá cầu. Sang năm 2007, số luợng nhà tồn kho ở Hoa Kỳ đã ở mức khá cao do sự bùng nổ xây dựng nhà trong những giai đoạn truớc đó. Ngoài ra, tỷ lệ các vụ tịch thu tài sản thế chấp liên tục tăng lên do khách hàng không có đủ khả năng để trả nợ, đặc biệt là đối với khoản vay ARM đã dẫn đến sự ế ẩm của thị truờng nhà đất gây áp lực giảm giá nhà và sự đổ vỡ bong bóng thị truờng BĐS.

Nhung nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự lây lan khủng hoảng nhà đất tại Hoa Kỳ ra toàn thế giới là do các ngân hàng đã chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp của mình thông qua hai công cụ chứng khoán phái sinh là chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS- Mortagage backed securities) và trái phiếu có thế chấp (CDO - Collateralized debt obligations) để chia sẻ rủi ro với nhà đầu tu thứ ba (tỷ lệ chứng khoán hóa tăng từ 54% năm 2001 đến 75% năm 2006). Chứng khoán hóa các khoản vay bằng thế chấp là việc ngân hàng phát hành chứng khoán đuợc đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của mình mà bằng các khoản thu dự kiến của các khoản nợ thế chấp đang nắm giữ vì vậy nó ẩn chứa đầy rủi ro. Khi sự đổ vỡ bong bóng BĐS diễn ra làm giá BĐS giảm mạnh thì đồng nghĩa với giá trị các tài sản đảm bảo càng giảm, dẫn đến giá của các chứng khoán có nguồn ngốc từ BĐS cũng giảm mạnh theo. Vòng xoáy khủng hoảng cứ liên tục nhu vậy gây thiệt hại nặng nề

trực tiếp tới các NĐT đã mua những chứng khoán có nguồn gốc từ BĐS nói riêng và TTCK nói chung. Mặc dù các ngân hàng đầu tu không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhung cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán có liên qua đến BĐS. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tu lần luợt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ phía các tổ chức đánh giá tín nhiệm. Các tổ chức định mức, đánh giá tín nhiệm đã định giá thấp trên 50 tỷ Đôla đối với nhiều CDO tính đến tháng 11/2007, buộc các NĐT có tổ chức mà phần lớn trong số đó chỉ đuợc phép giữ lại tài sản bảo đảm (Ví dụ nhu AAA’) phải bán CDO dẫn đến du thừa cung và sự mất giá của nhiều CDO.

1.4.1.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

Một tác nhân không nhỏ dẫn đến sự đổ vỡ bong bóng BĐS tại Hoa Kỳ là hoạt động đi vay của các cá nhân và tổ chức “duới chuẩn” (sup-prime lending) hay cỏn gọi là các khách hàng có điều kiện tín dụng không đủ đảm bảo. Mặt khác, việc đem tài sản đuợc hình thành từ chính nguồn vốn vay đi thế chấp, dễ dàng chấp nhận các gói cho vay “uu đãi” đến từ phía ngân hàng cũng nhu mục đích đầu cơ BĐS nhằm sinh lời là các nhân tố chủ yếu đẩy thị truờng BĐS đóng băng (cung vuợt quá cầu dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán và ngân hàng cũng nhu toàn bộ hệ thống tài chính phải gánh chịu những khoản lỗ nặng nề là điều không thể tránh khỏi.

1.4.1.3. Nguyên nhân đến từ phía môi trường bên ngoài

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là do một hệ thống các nguyên nhân tác động qua lại lẫn nhau. Nhu đã phân tích ở trên, các động thái đến từ phía ngân hàng cho vay cũng nhu khách hàng đi vay đã ảnh huởng trực tiếp đến thị truờng BĐS nói riêng và thị truờng tài chính nói chung. Từ đó, đã có sự ảnh huởng nguợc trở lại, gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng, đẩy hàng

loạt các định chế tài chính liên quan trực tiếp hay gián tiếp vào bờ vực của sự phá sản hoặc phải nương nhờ vào các gói giải cứu đến từ chính phủ Hoa Kỳ.

Về phía chính phủ Hoa Kỳ còn có những hành động bảo trợ cho Hiệp hội quốc gia tài trợ địa ốc (Fannie Mae) và công ty mua bán và bảo lãnh thế chấp địa ốc (Freddi Mac) tham gia mua bán các khoản vay thế chấp nhà dưới chuẩn trên thị trường thứ cấp để hỗ trợ tính thanh khoản cho các ngân hàng cho vay tiếp tục các hoạt động tín dụng đầy rủi ro của mình.

Xét một cách khách quan, có thể nói chính phủ Hoa Kỳ đã không làm tốt vai trò của mình trong việc thiết lập cơ chế giám sát nền kinh tế của đất nước, cũng như đã không dự báo trước được cuộc khủng hoảng trong giai đoạn này. Điều này cho thấy ngay cả đối với một nước có thị trường tài chính phát triển cùng cần phải rât thận trọng trong vấn đề tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w