Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 118)

Thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng sao cho các ngân hàng phải mạnh về nguồn vốn, vững về bộ máy tổ chức, hiện đại về công nghệ, mạng lưới hoạt động rộng khắp. Từng bước thực hiện cải tiến và mở rộng các hỉnh thức thanh toán, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt, tuyên truyền, vận động các tầng lớp dân cư thực hiện thanh toán, chi trả hàng hóa, dịch vụ thông qua tài khoản tại ngân hàng, để từ đó dần thay đổi tập quán sử dụng tiền mặt của người dân. Thường xuyên quan tâm, nâng cao hiệu quả của từng dịch vụ ngân hàng, củng cố sức mua đồng tiền, ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái. Nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tạo lập và củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng.

Hoàn thiện hơn nữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thiết lập củng cố và mở rộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường liên ngân hàng, đảm bảo điều hòa kịp thời giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn.

Mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính nước ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ và tài trợ các nguồn vốn với lãi suất thấp. Mở rộng quan hệ tín dụng, đa dạng hóa các hoạt động về ngoại tệ, tham gia hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều hành tỷ giá đồng Việt Nam một cách linh hoạt phù hợp với biến động của thị trường cũng như biến động của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những hành vi sai trái, gian lận làm ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng, đưa hoạt động của các NHTM vào nề nếp, có hiệu quả, phục vụ tốt cho các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, góp phần không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.

NHNN cần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đề cao trách nhiệm của các NHTM trong viết quyết định cho vay, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, thiết lập đồng bộ các cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo sự lành mạnh, an tòa của hệ thống ngân hàng.

- Về chính sách lại suất: lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Chính sách lãi suất hợp lý sẽ phát huy hiệu quả trong công tác huy động vốn. Sử dụng lãi suất phù hợp sẽ sẽ thu hút được nguồn vốn trong hiệu quả, kích thích các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Chính sách này phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của cả ngân hàng và khách hàng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo nguyên tắc thị trường.

Để giúp cho các NHTM có được lãi suất hợp lý thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và đồng thời đẩy mạnh chính sách cho vay mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông ... NHNN cần phải xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt trong quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM, xây dựng chính sách lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu hợp lý trong từng thời kỳ vì đây là điều kiện chủ yếu tác động trực tiếp vào việc thực hiện chính sách lãi suất của NHTM.

Cần xây dựng lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng một cách khoa học vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ngân hàng và là cơ sở để các NHTM cũng như các TCTD tham khảo và xác định lãi suất kinh doanh của mình.

- về chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM trong đó có công tác hoạt động huy động vốn. Khi tỷ giá không ổn định tăng hoặc giảm một cách nhanh chóng mà

không thể lường trước được, nó sẽ gây ra những tác động xấu đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Chẳng hạn khi đồng nội tệ mất giá so với đồng USD thì cho dù lãi suất huy động đồng USD được giảm xuống và lãi suất huy động nội tệ có được đẩy lên cao thì chưa chắc nguồn vốn huy động nội tệ của các NHTM đã tăng lên do tâm lý của người dân còn e ngại đồng VND sẽ tiếp tục mất giá.

Như vậy, trong thời gian tới NHNN cần tiếp tục xây dựng chính sách tỷ giá ổn định, hợp lý, tạo niềm tin cho người dân vào đồng tiền nội tệ. Có như vậy, mới tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn.

- về tỷ lệ dự trữ bắt buộc: việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng và chủ trương phân bổ nguồn vốn huy động của ngân hàng. NHNN cần sử dụng có hiệu quả công cụ dự trữ bắt buộc sao cho giảm thiểu nguồn vốn không sinh lời của các ngân hàng, đảm bảo an toàn cho hoạt động của các nghiệp vụ, khuyến khích các ngân hàng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Đồng thời NHNN cần áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sao cho phù hợp với tình hình thực tế, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản, vừa đảm bảo cho ngân hàng tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của minh vào các hoạt động sinh lời. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

- về hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt: NHNN cần tạo điều kiện và phối hợp với các NHTM cùng với các cơ quan có liên quan trong việc phát hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: thanh toán thẻ, chi trả lương qua hệ thống ATM, kết nối hệ thống ATM giữa các NHTM, thu các loại phí, lệ phí, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ... qua hệ thống tài khoản ngân hàng hoặc thông qua hệ thống ATM. Nhờ đó, khách hàng sẽ được tiện

lợi hơn vì không cần tích trữ hoặc sử dụng nhiều tiền mặt để thanh toán, các NHTM thu hút đuợc một nguồn vốn lớn tạm thời nhàn rỗi từ tài khoản thanh toán của khách hàng. Các quy định pháp lý về hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ cần đuợc bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống, Ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong hệ thống.

Để cho các giải pháp nhằm nâng cao chất luợng tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng chi nhánh Hà Thành thực hiện đuợc cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam.

Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nuớc và ngoài nuớc, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ.

Chỉ đạo Ban Nhân sự bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Tăng cuờng cơ sở vật chất, đảm bảo mặt bằng giao dịch, tăng cuờng theo huớng hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam cần phải thể hiện vai trò quản lý, chỉ đạo toàn bộ hệ thống qua các việc làm sau:

Thuờng xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần đề

ra các văn bản phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không đuợc xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm cho các chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn vì thực tế không đáp ứng đuợc các yêu cầu đề ra của các quy định, trong khi các chi nhánh cũng không dám vận dụng hoặc vi phạm các quy định đó.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thuong Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn ngành, phù hợp với thực tế từng địa phưong. Do điều kiện các đon vị khác nhau, nhất là sự khác nhau về điều kiện môi trường giữa khu vực miền núi, hải đảo, nông thôn với thành thị hoặc đặc thù khu vực thường xuyên thiên tai 1|ũ lụt...do đó định hướng, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thưong Việt Nam cũng nhất thiết phải lưu ý đến thực tế, điều kiện môi trường của các đon vị thành viên.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từng chi nhánh không thể tự thực hiện được vì không có nguồn vốn, mặt khác nếu có sẽ không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và sẽ không vận hành được. Do đó, Techcombank cần phải chỉ đạo trong việc nghiên cứu, đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, luận văn đã nêu ra các nhóm giải pháp chủ yếu mang tính đồng bộ để nâng cao chất lượng tín dụng với quy mô và chất lượng ngày càng cao. Đồng thời luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị với Nhà nước, với NHNN và Techcombank Việt Nam nhằm tạo được những hánh lang pháp lý đồng bộ, các cơ chế khuyến khích phù hợp trên cơ sở đó Techcombank Hà Thành có điều kiện nâng cao hoạt động kinh doanh nói chung như hoạt động tín dụng nói riêng.

KẾT LUẬN

Tín dụng ngân hàng thương mại là kênh dẫn vốn và đáp ứng nhu cầu vốn hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của một quốc gia và ngày càng khẳng định được vị thế của tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trường đang trong xu thế hội nhập như Việt Nam.

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, đại bộ phận các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng của NHTM và thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của NHTM. Hoạt động tín dụng là hoạt động rất quan trọng và là hoạt động cốt lõi của các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM đều xác định được rằng rủi ro là tất yếu trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của Techcombank mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay. Để nâng cao chất lượng tín dụng, nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại là cần phải kiểm soát được rủi ro.

Với mục tiêu đưa ra được một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank Hà Thành, đề tài đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM; phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh, thấy được những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó; Đưa ra được mục tiêu và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank Hà Thành. Để thực hiện được các mục tiêu và giải pháp đó đề tài cũng đua ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước.

Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ theo một lộ trình hợp lý, vững chắc sẽ góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng, nâng

cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triến dịch vụ ngân hàng bán lẻ, từ đó đưa Techcombank ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.

Trong điều kiện cạnh tranh luôn có sự biến động do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, nhu cầu khách hàng, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh nên các chiến lược, chính sách tín dụng của các NHTMCP cũng luôn có sự biến đổi. Đây là một đề tài tương đối rộng, đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nên luận văn không tránh được những thiếu sót cần bổ sung. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Như Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS. TS Hoàng Đức, PGS. TS Trần Huy Hoàng, TS Trầm Xuân Huơng. (2005). Tiền tệ ngân hàng. NXB Thống kê.

2. TS Lê Đình Hạc (2009), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế.

3. PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội.

4. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

5. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

6. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng, số 1627/2001/QĐ-NHNN.

7. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2013), Thông tu số 02/2013/TT- NHNN về việc bàn hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài

8. Ngân hàng TMCP Kỹ thuơng Việt Nam (2015). Báo cáo thường niên năm 2013 - 2015.

9. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội.

10. Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

11. Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước, số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

12. S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thuơng mại - Commercial bank management, NXB Tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0299 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP kỹ thương VN chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w