Để nâng cao năng lực hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay rất cần đuợc sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của Chính phủ, các cơ quan ban ngành và Chính quyền địa phuơng nhu:
Tạo môi trướng kinh tế vĩ mô ổn định
Bất kỳ một thay đổi nào trong môi truờng kinh tế vĩ mô cũng đều gây ra cũng ảnh huởng nhất định đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM. Những ảnh huởng này có thể theo hai chiều huớng trái nguợc nhau hoặc tạo điều kiện thuận lợi hoặc là kiềm chế hoạt động huy động vốn của các NHTM. Môi truờng kinh tế vĩ mô ổn định với tỷ lệ lạm phát phù hợp, đảm bảo kích thích đầu tu, mức thu nhập bình quân đầu nguời tăng truởng đều đặn, giá trị đồng nội tệ ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng mở rộng khả
năng huy động và cung ứng vốn nên kinh té, nhờ đó mà hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng sẽ đuợc nâng cao. Nguợc lại, môi truờng kỉnh tế vĩ mô thuờng xuyên bất ổn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá, hoạt động của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn, chất luợng tín dụng giảm.
Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM, Chính phủ cần chỉ đạo NHNN và Bộ Tài chính điều hành thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá một cách hợp lý sao cho có thể tiếp tục kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý, ổn định giá trị đồng nội tệ. Có làm đuợc nhu vậy, môi trường kinh tế vĩ mô mới ổn định, mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các NHTM.
Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn
Chính phủ cần phải chỉ đạo các bộ ngành trong cả nước thực hiện các quyết sách kinh tế đúng, đắn đồng thời có các chính sách ngoại giao tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước bằng cách đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tham ô, lãng phí, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Một trong những vấn đề kinh tế - xã hội mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay là tâm lý sử dụng tiền mặt trong dân cư còn nặng nề. Hầu hết các giao dịch thanh toán trong dân cư được thực hiện chủ yếu bằng tiền mặt.
Tình trạng thanh toán bằng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế là vấn đề quan tâm không chỉ riêng ở nước ta mà là tình trạng chung của các nước chậm
phát triển, các nước đang phát triển và ngay cả nhiều nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Tình trạng này không chỉ đặt ra vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và còn gây ra những chi phí lớn cho xã hội, cho nền kinh tế và một số tiêu cực khác. Do đó, không chỉ NHNN, mà Chính phủ cũng cần phải chi đạo các bộ ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.
Phát triển thị trường chứng khoán
Trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán mang ý nghĩa rất lớn đối với các NHTM đặc biệt là với hoạt động huy động vốn.
Hiện nay các NHTM chủ yếu huy động vốn ngắn hạn còn nguồn vốn trung và dài hạn được huy động chủ yếu thông qua việc phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng), việc phát hành các công cụ nợ để huy động vốn sẽ thuận lợi hơn nếu có một thị trường chứng khoán phát triển. Khi đó, các loại công cụ nợ sẽ được dễ dàng chuyển nhượng, tính thanh khoản của các loại giấy tờ có giá được đảm bảo sẽ hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán biến động phức tạp, gây hoang mang cho các nhà đầu tư. Đến thời điểm hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam không còn là nơi hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chính phủ cần phải giao cho Ủy ban chứng khoán nhà nước có những biện pháp cần thiết để hỗ trợ cho thị trường này, đảm bảo một sân chơi bình đẳng, an toàn cho các doanh nghiệp và những nhà đầu tư.
Hoàn thiện cơ chế và chính sách trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng
Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, với đòi
hỏi của hội nhập kinh quốc tế và khu vực thì các ngành kinh tế và nhất là ngành ngân hàng rất cần có hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho môi truờng hoạt động kinh doanh của các NHTM thuận lợi hơn.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam vẫn đang sử dụng lãi suất là hình thức cạnh tranh chủ yếu trong hoạt động huy động vốn chứ không phải cạnh tranh giành bằng chính chất luợng hoạt động của Ngân hàng. Điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử giữa các Ngân hàng trong nuớc với các Ngân hàng nuớc ngoài, giữa các NHTM quốc doanh với các NHTM ngoài quốc doanh. Các NHTM quốc doanh đang chiếm uu thế hơn hẳn so với các NHTM cổ phần và các NHTM nuớc ngoài. Vì thế, các Ngân hàng này sử dụng lãi suất nhu là một công cụ chủ yếu thu hút khách hàng.
Tuy nhiên truớc yêu cầu của hội nhập, Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM nuớc ngoài có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ pháp luật Việt Nam, cũng nhu sự lớn mạnh về cả số luợng lẫn quy mô của các NHTM cổ phần, các NHTM tu nhân. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các Ngân hàng trong nuớc với nuớc ngoài, giữa các NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh. Thực tế đó, dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng càng quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Hoạt động ngân hàng đuợc xem là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Luật Cạnh tranh, Luật Quảng cáo vì vậy kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản huớng dẫn duới luật đồng bộ để tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và nâng cao hiệu quả huy động vốn nói riêng