Hiệu quả cho vaykhách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0315 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 42)

1.2.2.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

hành năm 2007 thì “hiệu quả” là “kết quả thực của việc làm mang lại”. Trong hoạt động kinh doanh, thuật ngữ “hiệu quả” đuợc hiểu là hiệu số giữa tổng giá trị kinh tế thu về đuợc của một hoạt động kinh doanh nào đó so với tổng chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. Nhu vậy, hiệu quả của một hoạt động, xét theo một cách tổng quát là tổng hợp các lợi ích do hoạt động đó mang lại và đuợc xác định trong mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí, nguồn lực phải đầu tu để thực hiện hoạt động đó.

Hiệu quả cho vay KHCN của NHTM đuợc thể hiện trên các khía cạnh nhu sau:

*) Hiệu quả tài chính: Hiệu quả tài chính của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thuơng mại chính là lợi ích thu đuợc của Ngân hàng từ hoạt động cho vay đối với đối tuợng khách hàng này. Lợi ích thu đuợc có thể xem xét trên các yếu tố lợi ích thu đuợc (lợi nhuận, doanh số...) trong mối tuơng quan với các yếu tố đầu vào (du nợ tín dụng, chi phí huy động vốn và các chi phí khác.). Nhu vậy, hiệu quả tài chính đối với hoạt động cho vay KHCN chính là yếu tố thu đuợc trên cơ sở các yếu tố đầu vào của hoạt động cho vay nhu du nợ, chi phí huy động nguồn vốn...

*) Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thuơng mại bao hàm cả khái niệm hiệu quả tài chính đối với bản thân

NHTM và các lợi ích của hoạt động cho vay KHCN đối với nền kinh tế nói chung. Thông qua chức năng phân phối lại vốn, tín dụng góp phần thúc đẩy sản

xuất phát triển, tăng truởng kinh tế. Cụ thể: tín dụng nói chung làm cho quy mô

sản xuất ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận tối đa cho những nhà sản xuất lớn; tín

dụng thúc đẩy quá trình cạnh tranh, tạo ra sức bật cho nền kinh tế. Theo đó, cho

vay đối với KHCN của NHTM có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình trong phát triển kinh tế. Vốn vay đuợc cung ứng đủ số luợng, đúng thời hạn và lãi suất hợp lý, các dịch vụ kèm theo tận tình, chu đáo và an toàn, sử

dụng vốn vay một cách có hiệu quả có vai trò thúc đẩy kinh tế cá thể, hộ gia đình

phát triển, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

*) Hiệu quả kinh tế - xã hội: Hiệu quả kinh tế - xã hội là một phạm trù phản ánh hiệu quả đem lại xét trên cả hai khía cạnh là kinh tế và xã hội. T ín dụng nói chung và tín dụng đối với KHCN nói riêng đuợc coi nhu một công cụ trong chính sách tiền tệ quốc gia để thực hiện điều hoà luu thông tiền làm cho tiền tệ ổn định. Thông qua tín dụng, Ngân hàng Trung uơng tiến hành việc phát hành thêm tiền vào luu thông hoặc bớt tiền ra khỏi luu thông tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế. Nhu vậy, yêu cầu quy luật luu thông tiền tệ đuợc tôn trọng, ổn định tình hình kinh tế, xã hội.

Tín dụng phải huy động đuợc tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và thực hiện cho vay đầu tu phát triển nền kinh tế (cụ thể ở đây là phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng và các công trình công cộng) theo định huớng của Nhà nuớc một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là đối tuợng đầu tu sẽ tham gia vào việc tạo ra sản phẩm có chất luợng cao, giá thành hạ, năng suất cao hơn so với truớc khi đầu tu tín dụng và biểu hiện cao nhất là sản phẩm đuợc xã hội chấp nhận, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tu, giữa tăng truởng kinh tế với tăng truởng tín dụng, cũng nhu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng truởng kinh tế. Ngoài ra hiệu quả tín dụng còn phản ánh qua việc giải quyết công ăn việc làm và các phúc lợi công cộng khác.

Vốn cho vay phải đuợc hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng đã thoả thuận, hạn chế đuợc tối đa rủi ro và có lãi nhất. Tuy nhiên đây là một vấn đề có tính hai mặt bởi lẽ nếu rủi ro thấp thì lãi thu đuợc thuờng không cao và nguợc lại. Vốn vay phải đuợc sử dụng hợp pháp, đúng mục đích, đối tuợng đuợc đầu tu mang lại hiệu quả kinh tế tài chính hoặc hiệu quả kinh tế xã hội. Các dịch vụ ngân hàng kèm theo phải làm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Với quan niệm về hiệu quả cho vay, việc nâng cao hiệu quả cho vay KHCN là rất cần thiết bởi nó đảm bảo lợi ích cho cả nguời đi vay và nguời cho vay là đạt hiệu quả trong kinh doanh là có lãi, giảm thiểu và kiểm soát đuợc rủi ro, nâng cao đuợc hình ảnh, uy tín. Việc nâng cao hiệu quả cho vay KHCN đòi hỏi sự nỗ lực, trách nhiệm và sự chia sẻ của cả nguời đi vay và cho vay cũng nhu các cơ quan hữu quan liên quan.

Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ xem xét hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN của NHTM duới giác độ hiệu quả tài chính. Các chỉ tiêu đo luờng hiệu quả cho vay đối với KHCN sẽ đuợc sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với KHCN tại ngân hàng thuơng mại. Để phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đối với ngân hàng, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu định tính và định luợng đuợc chỉ ra ở phần tiếp theo của luận văn này.

Như vậy, hiệu quả của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là tổng hợp các lợi ích do hoạt động này mang lại cho NHTM, được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa doanh lợi thu được và với chi phí, nguồn lực bỏ ra để thực hiện hoạt động cấp tín dụng này.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay KHCN của NHTM

Hiệu quả cho vay = (Kết quả cho vay) / (Đầu vào)

Theo đó, để đánh giá đuợc hiệu quả cho vay KHCN của NHTM, cần đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu nhu sau:

-I- Chi tiêu phản ánh Vòng quay vốn cho vay (Doanh số cho vay khách hàng cá nhân/Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân bình quân)

Vòng quay vốn Doanh số cho vay

cho vay Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng đuợc sử dụng cho vay bao nhiêu vòng trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng

y ' ' q ■ Tông dư nợ cho vay KHCN

Đến kỳ trả nợ nếu bên vay không trả được nợ mà không được ngân hàng cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ) thì số nợ đó sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp phản ánh chất lượng cho vay tốt hơn tỷ lệ nợ quá hạn cao và các ngân hàng luôn cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống.

tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

-I- Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận/Dư nợ cho vay bình quân từ cho vay khách hàng cá nhân

Tỷ suất lợi τ^ττ^τ

Lợi nhuận cho vay KHCN

nhuận cho = —---—---' ,--- x100%

’ _ ɪ Dư nợ cho vay KHCN bình quân qua

vay KHCN

các năm

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động cho vay KHCN; cho thấy cứ một đồng du nợ cho vay thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động cho vay đạt hiệu quả tốt, chi phí cho hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng là hợp lệ và nguợc lại.

-I- Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu, nợ quá hạn/dư nợ cho vay bình quân từ

cho vay KHCN

Tỷ lệ lãi treo

Dư nợ lãi nhóm 2 đến nhóm 5 cho

_______ vay KHCN _____

Tỷ lệ lãi treo = --- ---- ---,., ,z .--- x100% Tông dư nợ lãi cho vay KHCN

Lãi từ nhóm 2 đến nhóm 5 chua thu đuợc còn gọi là lãi treo. Theo quy định hiện hành, lãi đuợc tính vào thu nhập trong kỳ của ngân hàng là lãi nhóm 1 (kể cả thu đuợc hay chua, quá hạn hay trong hạn) và lãi từ nhóm 2 đến nhóm 5 là lãi thực thu.

Chỉ tiêu này phản ánh lãi nhóm 2 đến nhóm 5 chua thu đuợc của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chênh lệch thu chi của ngân hàng càng thấp, phản ánh chất luợng thấp hơn của hoạt động cho vay. Để giảm tỷ lệ này, các ngân hàng luôn tìm cách tận thu các khoản lãi treo và/hoặc nâng cao chất luợng nợ nghĩa là tăng tỷ lệ nợ nhóm 1, giảm tỷ lệ các nhóm nợ còn lại.

Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02, các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức cho vay được phân loại và xếp theo các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 với mức độ rủi ro tăng dần.

Theo đó, các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được gọi là nợ xấu, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng càng thấp cho thấy ngân hàng có chất lượng cho vay càng tốt.

Các khoản nợ cho vay KHCN được hạch toán ngoại bảng là những khoản nợ được đánh giá là nợ mất vốn, ngân hàng đã sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro cho vay và chuyển các khoản nợ đó từ hạch toán nội bảng sang hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Chỉ tiêu trên cho biết tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân chuyển ngoại bảng so với tổng dư nợ cho vay cá nhân. Chỉ tiêu này càng thấp phản ánh chất lượng cho vay tốt hoặc ngược lại.

Dự phòng rủi ro trích lập đối với cho vay KHCN

Dự phòng rủi ro= Dự phòng chung + Dự phòng cụ thể

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng cá nhân không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng cho vay. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức cho vay khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động cho vay đối với các khách hàng cá nhân, qua đó, phản ảnh hiệu quả của hoạt động này của ngân hàng thương mại đó.

Một phần của tài liệu 0315 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w