Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0315 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46 - 50)

1.3.2.1. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một thể thống nhất, bao gồm nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ đến nhau, bổ sung hỗ trợ nhau không thể tách rời. Bất kỳ sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng đều ảnh huởng đến việc sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực còn lại. Hơn nữa, hoạt động của các NHTM có thể đuợc coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy sự ổn định hay bất ổn, sự tăng truởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển nhanh sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập của nguời dân tăng cao kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên. Nguợc lại, nếu nền kinh tế suy thoái kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngung trệ, nhu cầu tiêu dùng của nguời dân giảm, thêm vào đó sẽ gây mất lòng tin của nguời dân đối với ngân hàng, hoạt động của ngân hàng cũng sẽ vì thế mà gặp khó khăn.

1.3.2.2. Môi trường văn hóa xã hội

❖ Thái độ, thói quen tiêu dùng: Điều này có tác động đáng kể đến cho vay KHCN, cụ thể là quyết định của nguời tiêu dùng. Ở Việt Nam, nguời dân có thói quen sử dụng tiền mặt hơn là sử dụng các hình thức thanh toán qua tài khoản thanh toán. Vì vậy mà rất khó khăn trong việc phát triển các hình thức

thanh toán không dùng tiền mặt.

❖ Trình độ dân trí: Là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Ở những nước phát triển, trình độ dân trí cao, người ta chủ yếu thanh toán qua ngân hàng vì nó tiện lợi và đảm bảo an toàn. Ở Việt Nam thì người dân lại chưa có thói quen này, cũng có thể do trình độ dân trí mà cũng có thể do lối làm ăn nhỏ lẻ của người dân.

❖ Yếu tố xã hội: Như quy mô dân số, mật độ dân cư, tháp dân số, kết cấu

dân số, trật tự an toàn xã hội,... ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ cho vay giữa ngân hàng với khách hàng. Thông thường nơi nào tập trung nhiều những người có địa vị xã hội thì mới có cơ hội phát triển mạnh cho vay KHCN vì họ có

thu nhập cao và ổn định, họ cũng nhận thức được những tiện lợi mà cho vay KHCN mang lại. Còn nơi nào tập trung những người lao động chân tay thì khó phát triển cho vay KHCN vì những người này thường có xu hướng tích trữ tiền

tại ngân hàng, vì vậy đây được xem là nguồn cung tín dụng không những đối với

tín dụng thương mại mà còn đối với cho vay KHCN.

1.3.2.3. Môi trường pháp lý

Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Khi những văn bản pháp luật, các quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ là hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động cho vay. Mặt khác cũng sẽ khuyến khích đầu tư trong nước, gọi vốn từ nước ngoài,... từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ngược lại, khi những quy định của luật pháp không rõ ràng, không đồng bộ, kịp thời, không ổn định sẽ làm cho khả năng mở rộng cho vay KHCN bị giảm sút.

1.3.2.4. Cạnh tranh và hợp tác

Nền kinh tế của một đất nước càng phát triển thì càng có nhiều ngân hàng cùng tồn tại, và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau là điều tất yếu. Sự cạnh tranh này ảnh hưởng đến thị phần cho vay của mỗi ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.

Tuy vậy, cũng nhờ có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau mà chất lượng tín dụng cũng như sản phẩm dịch vụ tại mỗi ngân hàng ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phong phú.

1.3.2.5. Khách hàng vay vốn

Đạo đức của người vay là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hành vi trả nợ của khách hàng, nó được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý là độ tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng phải có năng lực pháp lý để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng. Mức tín nhiệm của khách hàng liên quan đến sự sẵn lòng và thiện chí thực hiện đúng hợp đồng. Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng, các ngân hàng phải quan tâm đến nó khi cấp tín dụng và mở rộng nó vì nó trực tiếp quyết định đến hiệu quả của một món vay, đến rủi ro của ngân hàng. Mặt khác, nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN của NHTM, nó là nền tảng, là căn cứ để xây dựng các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp. Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đưa ra những sản phẩm phù hợp cho từng giai đoạn sẽ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận văn đề cập đến một số khái niệm liên quan đến NHTM và hoạt động của NHTM ở Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu lên các cơ sở lý luận về cho vay KHCN, các loại hình cho vay KHCN của NHTM.

Thông qua việc tìm hiểu về các khái niệm, loại hình cho vay KHCN cùng với vai trò, đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN, tác giả đưa ra một bức tranh khái quát về hoạt động cho vay KHCN trong các ngân hàng thương mại hiện nay. Tại đây, tác giả đi sâu nghiên cứu về hiệu quả cho vay đối với KHCN, đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay KHCN. Đây là cơ sở để tác giả đi sâu tìm hiểu, đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0315 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w