1.3.1.1. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như hạn mức cho vay đối với khách hàng, k ỳ hạn của các khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ
phí, các loại hình cho vay được thực hiện, sự đảm bảo khả năng thanh toán nợ của khách hàng... tất cả các yếu tố trên đều tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp, linh hoạt, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng thì s ẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng đến vay vốn, đem lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng, kiểm soát được rủi ro, từ đó làm cho hiệu quả cho vay đối với KHCN của ngân hàng thương mại được nâng cao.
Ngược lại, nếu một chính sách tín dụng quá cứng nhắc, không hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng sẽ không thu hút được khách hàng, không thể thực hiện được mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng của mình, không kiểm soát được rủi ro phát sinh, từ đó làm suy giảm hiệu quả của hoạt động cho vay. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự cạnh tranh ngân hàng là rất gay gắt, chính vì vậy các ngân hàng thương mại cần nỗ lực hơn nữa, đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp nhất đối với từng loại đối tượng khách hàng, có như vậy ngân hàng mới có thể nâng cao được hiệu quả cho vay nói chung và hiệu quả cho vay đối với KHCN nói riêng.
1.3.1.2. Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng là các bước cần thiết phải thực hiện bao gồm từ khi nhận hồ sơ vay, phân tích, thẩm định, giải ngân, thu nợ, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. được tiến hành từ khi bắt đầu phân tích nhu cầu cho đến khi thu hồi cả vốn lẫn lãi. Sự kết hợp nhịp nhàng trong các bước sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng phát hiện kịp thời những yếu tố bất thường của khoản tín dụng để có biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, một quy trình tín dụng hợp lý, nhanh gọn, không quá phức tạp, rườm rà cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thu hút khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.
1.3.1.3. Thông tin tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thông tin là một yếu tố rất quan trọng, ai nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng sẽ có lợi thế rất lớn trong kinh doanh. Hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như vậy, ngân hàng nào nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình nền kinh tế - xã hội, các chính sách pháp luật mới, nhu cầu của khách hàng... để từ đó đưa ra những sản phẩm mới, phù hợp thì sẽ thu được hiệu quả cao. Yêu cầu về thông tin là thông tin phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ, thông thường thì một ngân hàng thường nhận được rất nhiều thông tin, thậm chí có những thông tin rất mơ hồ, không cụ thể, chính vì vậy, các ngân hàng phải biết phân tích và chọn lọc thông tin một cách hiệu quả nhất nhằm loại bỏ những thông tin sai lệch tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc.
1.3.1.4. Tình hình huy động vốn
Vốn được đánh giá trên hai yếu tố là quy mô của nguồn vốn huy động và chi phí huy động vốn. Khi quy mô vốn huy động lớn thì ngân hàng càng có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh của mình và với chi phí hợp lý thì ngân hàng có điều kiện cho vay ra với lãi suất cạnh tranh. Điều này sẽ tốt cho việc mở rộng và phát triển hoạt động cho vay KHCN cả về mặt chất và lượng.
1.3.1.5. Chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng
Đối với hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng, chất lượng của công tác thẩm định luôn đóng vai trò hết sức quan trọng để phòng ngừa, hạn chế rủi ro cũng như đánh giá đầy đủ khả năng sinh lời của mỗi khoản cấp tín dụng. Một ngân hàng có quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, công tác thẩm định tốt sẽ là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của chính bản thân ngân hàng đó.
1.3.1.6. Công tác quản trị tín dụng của Ngân hàng
Công tác quản trị tín dụng của NHTM là một trong những nhân tố quan trọng, có ảnh huởng quyết định tới hiệu quả cho vay KHCN của NHTM. Quản trị tín dụng của NHTM là một quy trình đuợc xây dựng thống nhất bao gồm các khâu trong quá trình cho vay nhằm nhận biết rủi ro từ sớm, hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.
1.3.1.7. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng
Tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo luờng: cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, bao thanh toán,... Thông thuờng trong phạm trù đơn giản chất luợng tín dụng đuợc dùng để phản ánh mức độ
rủi ro
trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng (hay còn gọi là chất luợng
cho vay). Nhu vậy, chất luợng tín dụng của NHTM cho biết ngân hàng cho
vay có
hiệu quả không, ngân hàng có cho vay đối với khách hàng tốt không. Chất luợng
tín dụng tốt ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay, đặc biệt là cho vay KHCN.
1.3.1.8. Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất
Chất luợng nhân sự thể hiện ở trình độ nghiệp vụ cũng nhu khả năng giao tiếp, đạo đức cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng duới con mắt của khách hàng, chính vì vậy, chất luợng của con nguời sẽ quyết định đến chất luợng sản phẩm, từ đó quyết định đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng, vị thế của ngân hàng trên thị truờng.
Thêm vào đó, việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm
vi, quy mô hoạt động phục vụ kịp thời các yêu cầu của khách hàng, tạo sự thuận
tiện, thoải mái cho quá trình giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đuợc nhiều khách hàng hơn.
1.3.1.9. Hoạt động quảng cáo, marketing của ngân hàng
Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng, nhất là trong điều kiện hiện nay, thời đại
thông tin và công nghệ đang bùng nổ thì những hoạt động này là không thể thiếu. Một mẩu quảng cáo hay, một chính sách uu đãi và khuyến mại hợp lý... cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc thu hút khách hàng đến vay vốn, tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.
1.3.1.10. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm
Việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhiều phân khúc thị truờng cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất luợng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của mỗi ngân hàng.