Những rủi ro tiềm tàng cơ bản của Hệ thống thanhtoán điện tử liên ngân hàng

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 30)

1.2.5. Những rủi ro tiềm tàng cơ bản của Hệ thống thanh toán điện tửliên liên

ngân hàng

Tuy có nhiều cách định nghĩa và quan điểm khác nhau về rủi ro nhưng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về rủi ro như sau: —Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn, một biến cố có khả năng xảy ra và cũng có thể không xảy ra. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác xuất sảy ra mới được xem là rủi ro”.

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng có rủi ro. Hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng vậy, có không ít rủi ro cho các thành viên tham gia hệ thống và cho xã hội. Trong quá trình hoạt động, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có thể xảy ra các rủi ro tiềm ẩn cơ bản sau:

- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do một bên đối tác bất kể là thành viên hệ thống thanh toán hay tổ chức khác không thực hiện hoặc không thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của mình khi đến hạn hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai.

Trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, các thành viên tham gia hệ thống có thể đối mặt với rủi ro trong quá trình quyết toán:

+ Đối với hệ thống thanh toán tổng tức thời, rủi ro tín dụng thường không xảy ra vì hệ thống cho phép xử lý quyết toán chuyển tiền diễn ra một cách liên tục theo thời gian thực tế phát sinh chuyển tiền.

+ Đối với hệ thống hệ thống quyết toán định kỳ (thường là các hệ thống bù trừ ròng đa phương, rủi ro tín dụng thường được biểu hiện rõ. Nếu một thành viên không quyết toán được, hậu quả đối với các thành viên khác trong hệ thống là rất phức tạp. Khoảng thời gian trì hoãn được tính từ khi chấp nhận một khoản thanh toán đến lúc quyết toán khoản thanh toán đó làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng giữa các thành viên.

Rủi ro tín dụng của hệ thống quyết toán ròng định kỳ thể hiện rõ nhất trong trường hợp có sự vỡ nợ của thành viên (mất thanh khoản). Trong trường hợp này sẽ xảy ra khả năng là một khoản thanh toán đã được thực hiện nhưng lại bị tính toán lại, khiến cho các thành viên khác còn lại sẽ gặp phải rủi ro nếu họ không có đủ tiền đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của mình vào thời điểm quyết toán. Ví dụ, các giao dịch gần nhất được thực hiện bởi thành viên vỡ nợ mà hệ thống chấp nhận sẽ bị loại bỏ để trang trải càng nhiều càng tốt cho trạng thái nợ ròng đa phương mà thành viên đó đang không có khả năng đáp ứng.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi một thành viên hệ thống thanh toán hoặc một tổ chức không đủ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính vào thời điểm nào đó, mặc dù sau này có thể thực hiện được nghĩa vụ đó.

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi một thành viên trong hệ thống không thể đáp ứng được nghĩa vụ quyết toán của nó trong một hệ thống quyết toán ròng định kỳ. Tuy nhiên, một hệ thống thanh toán tổng tức thời vẫn có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Một thành viên thực hiện một khoản thanh toán thông qua hệ thống thanh toán tổng tức thời cần có sự sẵn sàng về vốn khả dụng cần thiết trên tài khoản của nó mở tại ngân hàng trung ương để khoản thanh toán đó được hệ thống chấp nhận quyết toán. Nếu không có đủ vốn khả dụng trong hệ thống (hoặc việc quản lý vốn không tốt) dẫn đến các lệnh thanh toán bị dừng lại và các thành viên nằm trong tình trạng chờ vốn của thành viên khác để bổ sung khoản thiếu hụt của mình. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể làm giảm lòng tin của hệ thống thanh toán, làm giảm sự an toàn và hiệu quả của hệ thống.

19

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w