Nâng cao chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 111 - 114)

Đối với Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, NHNN chính là nhà cung cấp dịch vụ, còn các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chính là khách hàng của họ. Đối tượng cuối cùng trong chuỗi chính là khách hàng trực tiếp (các cơ quan, doanh nghiệp, người dân,...). Để hệ thống TTLNH hoạt động hiệu quả, liên tục ở mọi mắt xích của quy trình thanh toán, đơn vị vận hành hệ thống cần phát triển các dịch vụ cung cấp theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ. Cụ thể:

- Tăng thời gian phục vụ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.

Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng điện tử đã được các TCTD triển khai rộng rãi, cho phép khách hàng giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Do đó hệ thống TTLNH cần được thiết kế và nâng cấp để có thể hướng tới hoạt động 24/7, đáp ứng nhu cầu thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian hoạt động của hệ thống hiện đang gặp một số khó khăn, trước hết liên quan đến vấn đề nhân lực phục vụ hệ thống. Một số thành viên có khối lượng giao dịch rất ít, có thể xử lý hết trong thời gian quy định, họ không mong muốn hệ thống TTLNH kéo dài thời gian làm việc. Do việc kéo dài thời gian sẽ dẫn tới việc hệ thống đối chiếu muộn, khiến các ngân hàng sẽ phải phân bố thêm nhân lực làm ngoài giờ liên quan đến hệ thống, dẫn đến tăng chi phí và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến nhân sự. Việc này cũng khó khăn ngay cả với đơn vị vận hành, đội ngũ cán bộ là công chức nhà nước, vì vậy về thời gian làm thêm bị giới hạn và thường được quy định “cứng” trong một số văn bản nên rất khó để giải quyết chế độ cho họ.

Bên cạnh đó, Hệ thống TTLNH trên thực tế chưa hoạt động hết hiệu suất thời gian theo quy định. Có nghĩa là do việc khởi động hệ thống, cập nhật số dư đầu ngày, hạn mức, còn muộn, hệ thống còn xảy ra tình trạng sự cố làm ngưng trệ hoạt động nên thời gian làm việc thực tế của Hệ thống đang ít đi so với quy định. Vì vậy, giải pháp trước mắt là giải quyết vấn đề về công nghệ, xây dựng

96

phần mềm kế toán hoạt động ổn định thuận tiện hơn, chủ động giải quyết các sự cố khác của hệ thống.. .để cho Hệ thống TTLNH luôn hoạt động thông suốt, đáp ứng yêu cầu về thời gian cho khách hàng.

- Quy định mức phí hệ thống TTLNH hợp lý

Chất lượng dịch vụ của Hệ thống là một yếu tố gắn liền với mức phí sử dụng dịch vụ. Mức phí cao đang là yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của Hệ thống TTLNH, vì dù tính an toàn cao vào bậc nhất nhưng hiện nay các Hệ thống thanh toán khác của một số ngân hàng lớn cũng có mức độ đảm bảo, thời gian hoạt động lại mở rộng hơn hệ thống TTLNH. Do đó, việc tính toán mức phí hợp lý để bù đắp chi phí, làm hài lòng khách hàng và thu được lợi nhuận.

Chính sách phí cần hướng tới việc khuyến khích sử dụng hệ thống thanh toán giá trị cao nhằm tận dụng công suất thiết kế, khả năng bảo mật, cùng các ưu thế của một hệ thống thanh toán tổng tức thời mang lại sự an toàn cho hệ thống thanh toán nói chung. Thực tế, chi phí xử lý cho một giao dịch là như nhau. Do đó, cần quy định

một mức phí hợp lý tính theo môi giao dịch theo hướng “phang” hóa, không phân biệt độ lớn về giá trị của giao dịch qua hệ thống thanh toán giá trị cao, thay cho mức phí đơn thuần theo tỷ lệ % giá trị giao dịch như hiện nay.

Hiện nay, cơ chế xác định phí dịch vụ thanh toán đối với hệ thống TTLNH đã chú trọng đến việc bù đắp một phần chi phí dịch vụ thanh toán (chi phí đầu tư và chi phí vận hành) đối với hệ thống TTLNH. Tuy nhiên, phí dịch vụ thanh toán cần hướng tới việc bù đắp đầy đủ chi phí giống phần lớn các hệ thống thanh toán giá trị cao trên thế giới đang áp dụng trên cơ sở bóc tách được toàn bộ chi phí liên quan đến hệ thống (như phí đầu tư, bảo dưỡng, khấu hao, bảo trì.). Mức phí giao dịch của hệ thống có thể giảm nhờ đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô, cải tiến quy trình, tối ưu hệ thống. Theo đó, cần tạomột cơ chế phí minh bạch, hợp lý hơn, hỗ trợ cho xu hướng kết nối và tập trung các hệ thống thanh toán vào hệ thống TTLNH.

- Tuân thủ chuẩn tin điện trong giao dịch quốc tế

kế chỉ đủ sử dụng để phục vụ mục đích thanh toán, dẫn đến hệ thống khó mở rộng các dịch vụ liên quan như khi NHNN có nhu cầu thông tin thu thập thêm các thông tin để phục vụ điều hành (như thông tin giao dịch thị trường liên ngân hàng) hoặc các thành viên có nhu cầu gửi kèm lệnh thanh toán (Ví dụ: sao kê phát sinh tài khoản tiền gửi, hợp đồng, thông tin thu NSNN...), mức độ sẵn sàng thấp (khó bổ sung thêm thông tin phải chỉnh sửa phần mềm nhiều) khi phải kết nối với các hệ thống khác như của Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Thuế, Sàn giao dịch chứng khoán... Đồng thời, do tin điện chưa theo chuẩn quốc tế trong khi đa số thành viên đã triển khai hệ thống ngân hàng lõi theo chuẩn quốc tế, các thành viên gặp nhiều khó khăn khi NHNN thay đổi chuẩn tin điện khi phát sinh nghiệp vụ. Do đó, cần thiết phải thay thế tin điện thanh toán tuân theo chuẩn tin điện trong giao dịch quốc tế.

- Phát triền các dịch vụ hô trợ cho các thành viên.

Nhiều ngân hàng còn gặp khó khăn về mặt kỹ thuật, đường truyền, hạch toán, kế toán. trong quá trình tham gia hệ thống TTLNH. Hiện nay, NHNN đã thiết kế đường dây điện thoại riêng tại Trung tâm thanh toán quốc gia để nhận điện thoại yêu cầu hỗ trợ từ các ngân hàng thành viên. Tuy nhiên, hỗ trợ này nghiêng về mặt kỹ thuật vận hành hệ thống như một đặc trưng của cục Công nghệ tin học Ngân hàng. Các vấn đề liên quan đến hạch toán, kế toán.không nằm trong phạm vi nghiệp vụ của đơn vị này. Yếu tố thời gian là rất quan trọng trong TTLNH, do đó, cần có sự kết nối thống nhất giữa các bộ phận hô trợ,

tránh trường hợp khách hàng mất nhiều thời gian để tìm hiểu xem mình sẽ cần nhờ hỗ trợ từ phía đơn vị nào thuộc NHNN. Vấn đề này cần khắc phục sớm để các ngân hàng thành viên có thể nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất từ hệ thống.

- Tăng số phiên bù trừ và quyết toán luồn thanh toán giá trị thấp.

Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu quyết toán vốn của thành viên và cũng để giảm tải cho hệ thống xử lý quyết toán bù trừ vào phiên buổi chiều, cùng với việc cải tiến, giảm bớt những thao tác thủ công khi thực hiện bù trừ quyết toán

98

các giao dịch giá trị thấp, cần tăng số phiên bù trừ duy nhất 1 phiên vào buổi chiều lên ít nhất 2 phiên buổi sáng và buổi chiều.

- Các thành viên tham gia hệ thống cần phải mở rộng các hoạt động của mình để có thể tận dụng hết công suất hoạt động của hệ thống, nhờ đó khối lượng và giá trị giao dịch qua hệ thống ngày càng nhiều. Trước hết, đó là mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ thanh toán, đặc biệt khuyến khích hệ thống ngân

hàng là mở rộng các dịch vụ thanh toán cơ bản tới tất cả các vùng miền của đất

nước. Việc mở rộng này có thể hiểu là mở rộng về mặt địa lý, loại hình dịch vụ

và chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w