Các nhân tố tác động đến hệ thống thanhtoán điện tử liên ngân hàng

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 34)

hành không tốt hoặc do các nguyên nhân bên ngoài. Đây là một trong những rủi ro quan trọng mà ngân hàng thường gặp phải trong quá trình hoạt động của mình. Rủi ro hoạt động xảy ra dẫn đến việc hệ thống bị tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.

Nguyên nhân của rủi ro hoạt động bao gồm nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Trong đó rủi ro bên trong (rủi ro vận hành) bao gồm rủi ro quy trình nội bộ, rủi ro con người và rủi ro hệ thống. Rủi bên ngoài không đến từ bản thân hệ thống mà do tác động ngoại cảnh gây ra như các thiệt hại nghiêm trọng tới hệ thống do các thảm họa thiên nhiên, môi trường của hệ thống công nghệ thông tin, rủi ro pháp lý... Các rủi ro trên dẫn đến việc giảm, hoặc phá vỡ các dịch vụ do thành viên hệ thống thanh toán hoặc tổ chức khác cung cấp.

- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là kết quả của sự suy giảm doanh thu hoặc sự tăng lên về chi phí đến mức chi phí vượt quá doanh thu và kết

quả là

bị thua lỗ phải bị tính phí dựa vào vốn.

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý. Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và tăng sức cạnh tranh, nhưng sự gia tăng các hệ thống thanh toán quốc tế cũng làm

giảm khả năng kiểm soát cung ứng tiền của NHTW trên thị trường trong nước.

Rủi ro pháp lý cũng phát sinh từ những vi phạm, hoặc do không tuân thủ pháp

luật, các quy định đã được xác lập, hoặc do quy định không rõ ràng về quyền và

nghĩa vụ của các bên đối với giao dịch.

1.2.6. Các nhân tố tác động đến hệ thống thanh toán điện tử liên ngânhàng hàng

trọng đối với hoạt động của hệ thống là luật hợp đồng, luật ngân hàng (luật chuyên ngành), luật phá sản và luật về an toàn, bảo mật. Trong một số trường hợp, luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng có thể thích hợp áp dụng cho hệ thống. Trong đó, luật chuyên ngành có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống thanh toán. Trên thực tế, hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng chịu sự chi phối của rất nhiều quy định pháp lý như các điều luật quốc tế, các điều luật khu vực, các quy định pháp lý tại một quốc gia..., vì vậy việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động TTLNH là mối quan tâm của nhiều quốc gia, khu vực nhằm phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ví dụ, tại Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, các chính phủ thành viên, các NHTW là ba cơ quan chính xây dựng khung pháp lý của hệ thống thanh toán nói chung và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nói riêng. Ba cơ quan này xây dựng các quy định về giám sát độ an toàn cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Tốc độ phát triển của các dịch vụ TTLNH thường đi trước và phát sinh nhiều yếu tố mới có thể không nằm trong khung điều chỉnh của các điều luật đã được ban hành. Chỉ trong một thời gian ngắn, công nghệ và tính năng của các dịch vụ TTLNH liên tục phát triển theo rất nhiều xu hướng khác nhau, vì vậy tại một thời điểm có thể các quy định pháp lý chưa theo kịp thực tế có thể kìm hãm sự phát triển của TTLNH. Do đó, thực tế ngày càng đòi hỏi các quy định pháp lý về TTLNH phải đồng bộ, kịp thời nhằm hỗ trợ, thúc đẩy TTLNH.

Việc xây dựng một cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng, chắc chắn là rất quan trọng đối với hệ thống thanh toán, tuy nhiên, theo CPSS “sự hoàn toàn chắc chắn về cơ sở pháp lý là rất hiếm khi đạt được”. Vì vậy, một quốc gia cần không ngừng tìm kiếm để hoàn thiện hệ thống pháp lý của mình, có thể thực thi trên tất cả mọi thẩm quyền hợp pháp liên quan, nhằm bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

1.2.6.2. Môi trường kinh tế

Thứ nhất, môi trường kinh tế có tác động rất mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đó có ảnh hưởng lớn đến

21

việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ngày nay quy mô thương mại toàn cầu ngày càng lớn dẫn đến nhu cầu thanh toán ngày càng cao là yếu tố thúc đẩy thanh toán điện tử liên ngân hàng không ngừng phát triển.

Thứ hai, sự phát triển ổn định nền kinh tế vĩ mô là tiền đề cơ bản và quan trọng cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho sự phát triển hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng nói riêng. Thông qua việc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng, các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn được xử lý nhanh, kịp thời, mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn trong nền kinh tế.

Thứ ba, môi trường kinh tế có ý nghĩa quyết định đến tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng vì trong nền kinh tế chưa phát triển, mức độ tin cậy vào nhau chưa cao, các giao dịch thanh toán thường đòi hỏi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là một phương thức thanh toán tin cậy nhất hoặc sử dụng các phương tiện thanh toán tin cậy và ổn định như vàng hoặc ngoại tệ mạnh, trong điều kiện đó hệ thống thanh toán qua ngân hàng sẽ không phát triển được.

1.2.6.3. Tập quán giao dịch thanh toán

Hệ thống thanh toán qua ngân hàng liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội với các hành vi khác nhau. Nhu cầu thanh toán, tập quán thanh toán, trình độ, tâm lý, thói quen thanh toán khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ thống thanh toán. Khi hệ thống thanh toán phát triển, mối quan hệ ràng buộc giữa người tham gia vào quá trình thanh toán xuất hiện, trong đó có mối quan hệ ràng buộc giữa các chủ thể tham gia thanh toán trong ngân hàng. Dẫn đến phải thống nhất các quy ước, thói quen khi thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Đó chính là tiền đề ban đầu để tạo lập nên một cơ sở pháp lý điều chỉnh các đối tượng, hành vi có liên quan trong thanh toán, tạo điều kiện cho hệ thống thanh toán phát triển. Neu các chủ thể trong nền kinh tế có thói quen dùng tiền mặt, ngại thay đổi, e dè, ngại tìm hiểu và sử dụng công nghệ mới, sợ rủi ro, khó chấp nhận việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại. Điều này sẽ gây ra lực cản cho sự quá trình phát triển của hệ thống thanh toán, đặc biệt là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

chức sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống này. Sự nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ thúc đẩy nhu cầu thanh toán, sử dụng các dịch vụ của hệ thống này.

1.2.6.4. Phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán

Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ là nền tảng vật chất để phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Hạ tầng công nghệ nói chung, CNTT và viễn thông quốc gia nói riêng phát triển đồng bộ, hiện đại có ảnh hưởng tích cực đến mô hình hoạt động, tốc độ xử lý giao dịch, chất lượng dịch vụ và khả năng quản trị rủi ro của các bên tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Nếu không có hệ thống thanh toán phát triển hoàn chỉnh, ngân hàng không thể phát triển thẻ thanh toán và các phương tiện thanh toán bán lẻ khác. Hệ thống TTĐLNH là một hệ thống thanh toán hiện đại, đã tích hợp với hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM và các TCTD khác, đã giúp cho các tổ chức này đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của các khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình.

Hơn nữa, công nghệ mới còn cho phép ngân hàng đổi mới, nâng cao chất lượng, tính ổn định và tính sẵn sàng của các dịch vụ cung cấp đồng thời giúp giảm bớt rủi ro, đảm bảo hơn trong vấn đề an ninh bảo mật đối với các chủ thể tham gia vào hệ thống thanh toán.

1.2.6.5. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán

Mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán là nhân tố quan trọng để mở rộng phạm vi thanh toán qua ngân hàng: Nếu các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có mạng lưới giao dịch rộng khắp cả nước sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến giao dịch thanh toán, từ đó mở rộng mạng lưới thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới thanh toán như vậy sẽ gặp khó khăn vì phải đầu tư xây dựng trụ sở, trang bị cơ sở vật chất và nhân lực.

Ngày nay, nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động thanh toán mà các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ thông qua kết nối

23

mạng với khách hàng, mạng lưới thanh toán có thể mở rộng mà tốn ít chi phí đầu tư ban đầu hơn. Việc mạng lưới thanh toán mở rộng sẽ giúp hoạt động thanh toán qua các hệ thống thanh toán ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w