MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG THANH

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 118)

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên sâu đối với từng lĩnh vực TTLNH ở NHNN, các chuyên gia này sẽ xây dựng chính sách cho toàn hệ thống.

- Do đặc thù công việc có liên quan nhiều đến các chuyên gia, các tài liệu nước ngoài, vì vậy cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ tất cả các bộ phận. Từ đó góp phần nâng cao khả năng học hỏi chuẩn mực, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để áp dụng hiệu quả cho Việt Nam.

- Nâng cao tinh thần đạo đức nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, đặc biệt các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin. Hoạt động ngân hàng hết sức nhạy cảm,

do đó mọi thông tin cần phải được sàng lọc kỹ trước khi công bố, tránh đầu cơ,

trục lợi dựa trên nguồn thông tin sẵn có, đồng thời cũng tránh sơ suất gây ảnh hưởng đến các thành viên nói riêng và toàn hệ thống nói chung.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNGTHANH THANH

TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG 3.3.1. Đối với các Bộ, Ngành liên quan

Đối với Hệ thống TTLNH, NHNN có sự phối hợp chính với Bộ Tài chính thông qua một số đơn vị trực thuộc (như Kho bạc Nhà nước, ủy ban chứng

hiểm, chứng khoán... trong đó bao gồm cả những thông tin về hoạt động thanh toán của các tổ chức tín dụng thông qua hệ thống TTLNH. Thông qua Quy chế này, hai cơ quan sẽ nắm bắt được đầy đủ thông tin để kịp thời điều chỉnh và đưa ra các quyết định nhanh chóng, thích hợp trong điều hành, quản lý nhà nước. Ngoài ra, giữa NHNN và Bộ Tài chính (Ủy ban chứng khoán Nhà nước) cũng thành lập một tổ triển khai xây dựng De án thanh, quyết toán tiền giao dịch Trái phiếu Chính phủ thông qua hệ thống TTLNH. Tổ triển khai này cũng thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về hai hệ thống thanh toán, bù trừ chứng khoán và hệ thống TTLNH để cập nhật và đánh giá tình hình nhằm nhanh chóng hoàn thiện Đề án và triển khai trên thực tế.

KBNN là một đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Tài chính và cũng là thành viên trực tiếp tham gia Hệ thống TTLNH. Để đảm bảo khả năng thanh toán thông suốt của các giao dịch thu, chi ngân sách Nhà nước, đối với mỗi thay đổi lớn có ảnh hưởng chung tới hệ thống thanh toán của KBNN, NHNN nhanh chóng thông tin tới Bộ Tài chính để nắm bắt kịp thời thông tin để có sự điều chỉnh phù hợp.

Bộ tài chính, hợp tác chặt chẽ với NHNN, chỉ đạo hệ thống KBNN thực hiện việc giảm dần số dư tiền gửi thanh toán của KBNN tại nhiều NHTM khác nhau để tập trung tài khoản của KBNN Trung ương tại NHNN. Đồng thời phối hợp cung cấp thông tin về Dự án liên quan của KBNN để cùng NHNN triển khai Dự án tập tập trung hóa tài khoản của KBNN về NHNN.

Bên cạnh đó, Sở Giao dịch NHNN và Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng có thỏa thuận riêng trong việc xử lý các giao dịch cầm cố giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng lưu ký tại Trung tâm Iiru ký chứng khoán tham gia vào nghiệp vụ thị trường tiền tệ của NHNN. Qua hoạt động này, NHNN sẽ nắm được thường xuyên các thông tin thị trường chứng khoán từ VSD, phục vụ điều hành hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng thông qua hệ thống TTLNH.

NHNN cũng đã thành lập Hội đồng thanh toán quốc gia với các thành viên đến từ các Vụ, Cục thuộc NHNN5 đại diện một so NHTM, Bộ, Ngành (Bộ

104

Tài chính, Bộ Công thương...), và một số tổ chức khác. Chức năng của Hội đồng thanh toán quốc gia là tham mưu, tư vấn cho NHNN về các chính sách và hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Với những thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý và vận hành Hệ thống TTLNH, NHNN đều cung cấp thông tin kịp thời tới các thành viên của Hội đồng thanh toán quốc gia được biết để có sự đánh giá, phản biện và tư vấn kịp thời.

Tuy nhiên, dù đã có sự phối hợp của NHNN đối với một số Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác, cơ chế phối hợp giữa các bên đã được thiết lập và cụ thể hóa trong một SO văn bản và thỏa thuận, trong thực tế, cơ chế điều phối giữa các cơ quan này còn chưa được cụ thể và chặt chẽ. Thông tin, SO liệu cung cấp giữa các bên còn phân tán và chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho mỗi bên.

Do đó, với tư cách là các cơ quan quản lý, các Bộ, Ngành đặc biệt là Bộ tài chính cần phối hợp nhịp nhàng với NHNN không những trong vấn đề hợp tác, chia sẻ thông tin mà còn trên phương diện xây dựng văn bản pháp quy (Ví dụ cần tham gia góp ý trong các vấn đề liên quan đến phí.). Đồng thời, NHNN cần sớm phối hợp với Bộ Tài chính để đẩy mạnh thực hiện Đề án kết nối hệ thống thanh toán chứng khoán với hệ thống TTLNH để thực hiện quyết toán tiền cho các giao dịch Trái phiếu Chính phủ nhằm giảm bớt rủi ro đối với hệ thống thanh toán chứng khoán và hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng nhà nước, với vai trò là cơ quan quản lý, có thể thực hiện một số nội dung sau nhằm nâng cao hiệu quả Hệ thống TTLNH:

Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức của NHNN để nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi chính sách tiền tệ, trong hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng cũng như phát triển hệ thống thanh toán. Đặc biệt, đối với Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, NHNN cần đẩy mạnh tốc độ nghiên cứu nội dung cũng như quy trình giám sát hệ thống. Hiện nay, chức năng quản lý Hệ thống TTLNH thuộc về Ban Điều hành, tuy nhiên chưa có sự gắn kết trong hoạt động của Ban Điều hành, chức năng quản lý hệ thống đang bị chia nhỏ và rải rác

ở nhiều Vụ, Cục. Bên cạnh đó, chức năng, quyền hạn của các bên chỉ được quy định một cách chung chung, vì vậy việc quản lý, vận hành và giám sát hệ thống tuy đã tiến hành nhưng chưa hiệu quả, nhất là trong các trường hợp xảy ra sự cố của Hệ thống TTLNH.

Với sự phát triển không ngừng của hệ thống thanh toán, tương lai Việt Nam sẽ còn xây dựng thêm các hệ thống thanh toán hiện đại khác nữa (Hệ thống thanh toán bù trừ tự động, Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán...). Do đó, NHNN cần nâng cao vị thế của đơn vị giám sát (Vụ Thanh toán) trong việc quản lý, giám sát hệ thống thanh toán nói chung và hệ thống TTLNH nói riêng để đảm bảo các hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả. Vụ Thanh toán cần theo dõi, giám sát liên tục; định kỳ thực hiện phân tích và đánh giá tính hiệu quả cũng như rủi ro trong các hệ thống thanh toán, giám sát; đánh giá sự tuân thủ của hệ thống theo các nguyên tắc, chuẩn mực liên quan CPSS - IOSCO, các khuyến nghị của Ngân hàng Quốc tế và Ngân hàng thế giới, từ đó, đề xuất với lãnh đạo về những thay đổi cần thiết trong hệ thống thanh toán.

Ngân hàng Nhà nước cần đặt ra mục tiêu cụ thể về sự sẵn có của Hệ thống Thanh toán liên ngân hàng, xây dựng kế hoạch để đảm bảo Hệ thống hoạt động thông suốt, ngay cả trong những tình huống thảm họa xảy ra. Ngoài việc xây dựng báo cáo sự cố của toàn bộ hệ thống, cần xây dựng báo cáo sự cố nội bộ của ngân hàng thành viên để có biện pháp khắc phục, hạn chế các sự cố đó tiếp tục xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thanh toán trong nền kinh tế.

Để hệ thống TTLNH thực sự hoạt động an toàn và hiệu quả, cần chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa đơn vị vận hành hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cần tách bạch vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin với vai trò vận hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng của NHNN. NHNN cần định hướng, xây dựng mô hình đơn vị trực thuộc NHNN, với tư cách là đơn vị sự nghiệp và thực hiện dịch vụ công ích (cung cấp dịch vụ thanh toán liên ngân hàng) tương tự mô hình một số nước trên thế giới. Cụ thể:

106

chính và trong quá trình ra quyết định sẽ chịu trách nhiệm vận hành hệ thống IBPS, cung cấp dịch vụ thanh toán và quyết toán liên ngân hàng như một loại dịch vụ công cho nền kinh tế. Đồng thời chịu trách nhiệm duy trì, phát triển hệ thống đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả giảm thiểu tối đa sự ngưng trệ và tăng cường chất lượng dịch vụ. Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của NHNN ở cấp Nghị định phải được chỉnh sửa theo hướng hình thành Trung tâm Thanh toán Quốc gia theo đúng nghĩa, trên cơ sở cơ cấu lại chức năng nhiệm vụ của hai đơn vị có liên quan là Sở Giao dịch NHNN và Cục Công nghệ tin học ngân hàng. Nhân sự nòng cốt cho đơn vị này có thể được lấy từ Cục Công nghệ Tin học và Sở Giao dịch NHNN là những đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm quản lý, vận hành và tác nghiệp hệ thống. Hệ thống TTLNH do đơn vị này cung cấp, sẽ thực hiện thanh toán và quyết toán các lệnh thanh toán 24/7 cho các thành viên tham gia hệ thống, đảm bảo tính liên tục và sẵn sàng của hệ thống.

- Thứ hai, Ban quản lý của Đơn vị này chịu trách nhiệm quản trị, phát triển các mảng hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động trên nguyên tắc tự bù

đắp chi phí, đồng thời xác định chiến lược, quy trình xử lý nội bộ, quản trị rủi ro

và an toàn hệ thống. Những nội dung này phải được Ban điều hành hệ thống TTLNH thông qua trước khi triển khai. Ngoài ra, các chính sách có thể ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ hoặc vai trò của NHNN với tư

cách là nguồn cung ứng thanh khoản cho hệ thống, phải được NHNN phê duyệt

trước khi áp dụng.

- Thứ ba, việc xây dựng mô hình như trên cho phép NHNN tập trung nhiều hơn vào trách nhiệm giám sát Hệ thống TTLNH và các hệ thống thanh toán khác, qua đó đảm bảo giám sát hiệu quả, theo dõi, đánh giá độc lập, khách

tiện và được ưu chuộng hơn, mặc dù quá trình xử lý việc thanh toán séc đã được rút ngắn đáng kể, một số công đoạn xử lý truyền file điện. Vì vậy, NHNN cần cân nhắc việc phát triển thanh toán thẻ thay vì việc phổ biến sử dụng séc như hiện nay. Việc phát triển thanh toán thẻ sẽ giúp thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển, gia tăng các giao dịch liên ngân hàng và thúc đẩy các hệ thống thanh toán phát triển.

NHNN cần thúc đẩy vai trò chủ động, sáng tạo của hệ thống ngân hàng.

Lòng tin vào hệ thống ngân hàng là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Trợ lực cho lòng tin đó, các dịch vụ và phương tiện thanh toán cho người sử dụng cuối cùng cần đạt tới: phạm vi bao phủ toàn quốc với sản phẩm dịch vụ thuận tiện và chi phí thấp; hệ thống xử lý thanh toán và quản lý tài khoản đáng tin cậy; và hợp tác kết nối mạng lưới cho các dịch vụ hạ tầng trong thanh toán.

3.3.3. Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Một hệ thống bao giờ cũng bao gồm các phần tử có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Đặc biệt là đối với Hệ thống thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không chỉ đơn thuần thực hiện các giao dịch chuyển tiền sang nhau mà còn chia sẻ các rủi ro của mình. Do đó, để Hệ thống TTLNH hoạt động hiệu quả hơn, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nên thực hiện đồng bộ các giải pháp như đã đề cập ở trên, trong đó hai yếu tố quan trọng nhất hiện nay cần phải chú ý đó là vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực.

Bản thân cơ sở hạ tầng kỹ thuật chính là một yếu tố cơ bản trong việc quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán. Trước hết, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống thanh toán nội bộ của mình, qua đó việc kết nối với hệ thống TTLNH sẽ dễ dàng và thông suốt hơn. Việc cơ sở vật chất hiện đại còn nâng cao khả năng bảo mật thông tin giao dịch, chống lại các hoạt động xâm nhập trái phép, lợi dụng thông tin để trục lợi từ bên ngoài.

108

phải được chú trọng. Cần phải sàng lọc một cách kỹ lưỡng, đi đôi với việc tiếp tục đào tạo để nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên hiện có. Hiện đang xảy ra tình trạng thừa nhân lự nói chung nhưng lại thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần chú trọng xây dựng đội ngũ ngân viên am hiểu về vấn đề kỹ thuật của hệ thống, am hiểu về hạch toán kế toán cũng như các quy định pháp luật liên quan đến sử dụng, vận hành Hệ thống TTLNH. Đặc biệt, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần hết sức chú trọng đến việc kết hợp giữa các phòng, ban, bộ phận như: Tin học, kế toán, nguồn vốn.. .để có thể phối hợp tốt hơn trong việc phòng ngừa các rủi ro mà có nguy cơ ảnh hưởng đến đơn vị nói riêng và toàn hệ thống nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng Việt Nam đã trình bày trong chương 2, luận văn đã nêu lên định hướng phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến năm 2020, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Những giải pháp tác giả đưa ra gắn với thực tế phù hợp và định hướng quy định của NHNN trong thời gian tới. Đồng thời để các giải pháp được thực hiện hiệu quả, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị các Bộ, Ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

KẾT LUẬN

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nói chung và hệ thống thanh toán nói riêng. Về cơ bản, hệ thống đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán của hệ thống các tổ chức tín dụng về tốc độ và dung lượng xử lý giao dịch, độ an toàn và bảo mật. Hệ thống TTLNH còn là cơ sở để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, với thiết kế thiết đại và đáp ứng chuẩn quốc tế, hệ thống còn hỗ trợ đắc lực trong việc NHNN thực thi chính sách tiền tệ, thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác toàn hệ thống và chi tiết đối với từng thành viên.

Mặc dù là hệ thống thanh toán quan trọng quốc gia, thực hiện phần lớn các giao dịch trong nền kinh tế nhưng hệ thống TTLNH đang chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ của từ các hệ thống thanh toán trong nước. Nhất là, trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến cho nhu cầu thanh toán đa tệ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, việc Hệ thống TTLNH chỉ thanh toán được đồng nội tệ đã trở nên không bắt kịp xu hướng của xã hội. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TTLNH là một đòi hỏi cấp bách và mang tính tất yếu khách quan. Là một người đang công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có liên quan tới hoạt động thanh toán, tác giả đã chọn đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w