.Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 101 - 103)

Cơ sở pháp lý là nền tảng cốt lõi định hướng và hỗ trợ phát triển Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Nhờ đó, hệ thống TTLNH hoạt động hiệu quả, an toàn và ổn định. Hệ thống này hoạt động chủ yếu theo các văn bản pháp lý (Thông tư, Quyết định, Luật NHNN) do NHNN quy định. Ngoài ra, có một số văn bản khác cũng đề cập tới hoạt động thanh toán nói chung. Tuy nhiên, vẫn

86

còn những khoảng trống, thiếu hụt về cơ sở pháp lý cần bổ sung và hoàn thiện cũng như sự chồng chéo trong việc quy định nguyên tắc, thủ tục và quy trình hoạt động của hệ thống TTLNH. Để hoàn thiện cơ sở pháp lý, cần ban hành các văn bản pháp lí điều chỉnh những vấn đề gây mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu hụt hoặc không còn phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống TTLNH trên thế giới bao gồm:

- Cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng về các khỉa cạnh mang tính trọng

yếu về mặt pháp lý, đó là: quyết toán dứt điểm, bù trừ đa phương hay bảo vệ tài

sản bảo đảm trong trường hợp thành viên tham gia hệ thống bị phá sản... trong một SO văn bản pháp quy như Luật hay Nghi định của Chính phủ về thanh toán.

Do các khía cạnh này mới được đề cập như là quy trình hoạt động vốn có của Hệ

thống TTLNH tại Thông tư 23/2010/TT-NHNN.

- Cần sớm thiết lập đầy đủ một khuôn khổ quản trị rủi ro đối với hệ thống TTLNH, bổ sung các quy định, văn bản pháp lý liên quan đến giám sát hệ thống

thanh toán, trong đó có giám sát vận hành. Hiện nay, hệ thống TTLNH do NHNN sở hữu và vận hành, nên một số rủi ro của hệ thống đang được loại trừ dựa trên sự hỗ trợ ngầm của NHNN hoặc dựa trên thiết kế có sẵn của hệ thống.

Hơn nữa, ở Việt Nam chưa xảy ra các tình trạng đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng, vì vậy các hệ thống thanh toán chưa phải chịu áp lực để giải quyết các sự

cố liên quan đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thành viên

của mình. Do đó, các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này mới chỉ được

toán điện tử liên ngân hàng, vì vậy sẽ không tránh được hiện tượng chồng chéo. Cộng với sự giới hạn về chất lượng nguồn nhân lực cũng khiến cho việc tìm hiểu các văn bản pháp luật này gặp nhiều hạn chế, khiến cho các ngân hàng thành viên khó nắm bắt được đầy đủ chính sách của nhà nước. Việc rà soát lại các văn bản pháp luật, thống nhất nội dung, đồng thời bổ sung thêm các nội dung cần thiết là hết sức quan trọng hiện nay, đặc biệt là việc phòng ngừa rủi ro.

- Bổ sung các văn bản quy định về tiêu chuẩn thành viên trực tiếp, gián tiếp, cơ chế kiểm soát rủi ro thanh khoản (vỡ nợ) đối với trường hợp thành viên

trực tiếp thực hiện dịch vụ cho thành viên gián tiếp...

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w