Hạ tầng, công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Sự cải tiến công nghệ, phát triển hạ tầng thanh toán giúp cho việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, phục vụ tốt mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng. Để công nghệ thông tin thực sự đi tắt đón đầu và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thanh toán, đặc biệt thanh toán điện tử liên ngân hàng, cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Cần tích cực nâng cấp hệ thống máy chủ, đường truyền thông, chủ động trong việc dự phòng và xử lý các sự cố có thể xảy ra.
Với điều kiện tại Việt Nam do sự chồng chéo trong phát triển cơ sở hạ tầng làm mạng cáp quang dễ bị ảnh hưởng, nguồn điện không ổn định dễ xảy ra sự cố. Do đó, Hệ thống TTLNH phải luôn phải đảm bảo tính sẵn sàng trong 99,5% thời gian hoạt động (chỉ được gián đoạn tối đa 2-3 tiếng/năm). Vì vậy hệ thống cần có kế hoạch hoạt động liên tục và bảo đảm khả năng thực hiện, tập trung vào kịch bản dự kiến về thảm họa thiên nhiên, sự cố hiện diện trên diện rộng, khủng bố. có ảnh hưởng tới khu vực rộng lớn. Hệ thống dự phòng phải luôn sẵn sàng hoạt động thay thế Trung tâm xử lý quốc gia khi xảy ra các sự cố, để đảm bảo việc phục hồi hoạt động, cùng phương án chuẩn bị sẵn sàng để đối phó trong tình huống có thảm họa.
88
lực xử lý của hệ thống, đặc biệt là hệ thống thanh toán giá trị cao.
Hiện nay, các Ngân hàng có nhiều quy mô lớn như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Công Thương, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam... đã thay đổi mô hình tập trung thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng về chỉ còn một hoặc một vài đầu mối, dẫn đến số lượng lệnh thanh toán đi/đến thông qua các đầu mối này tăng lên nhiều lần, vượt quá năng lực xử lý của hệ thống. Do đó, phần mềm hệ thống cần thiết kế và xây dựng lại để đáp ứng mô hình mới của các ngân hàng thành viên.
Cơ sở hạ tầng viễn thông còn nhiều hạn chế cả về số lượng và năng lực của nhà cung cấp, không có nhiều lựa chọn trong việc lựa chọn thuê bao truyền thông nên lỗi kết nối đường truyền giữa đơn vị thành viên với Trung tâm xử lý, giữa các Trung tâm xử lý khu vực với Trung tâm thanh toán quốc gia đôi khi vẫn xảy ra. Ngoài ra, do lượng bản ghi lớn tích tụ nên hệ thống còn thường xuyên xảy ra tình trạng hiện tượng cơ sở dữ liệu bị đầy, treo cơ sở dữ liệu khi truy vấn và tính toán trên cơ sở dữ liệu vào thời điểm ra lệnh bù trừ. Do đó, cơ sở hạ tầng của hệ thống TTLNH cần được nâng cấp và hoàn thiện để có khả năng xử lý khối lượng giao dịch lớn, thời gian xử lý nhanh chóng và khắc phục được các lỗi có thể xảy ra khi vận hành hệ thống này. Hệ thống còn thường xuyên xảy ra tình trạng dữ liệu bị đầy, treo cơ sở dữ liệu vào thời điểm ra lệnh bù trừ do lượng bản ghi lớn tích tụ, lỗi này chưa được khắc phục tận gốc.
- Chuyển đổi sang mô hình kết nối tập trung. Tại thời điểm triển khai dự án, các giải pháp công nghệ và hạ tầng viễn thông tại Việt Nam chưa sẵn sàng cho các hệ thống xử lý tập trung đáp ứng khối lượng giao dịch lớn và cung cấp dịch vụ kết nối trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố. Do đó, hệ thống TTLNH được thiết kế theo mô hình phân tán bao gồm Trung tâm xử lý quốc gia, trung tâm dự phòng và trung tâm xử lý khu vực. Tuy nhiên, khi công nghệ phát triển thì việc tập trung xử lý về một trung tâm xử lý quốc gia duy nhất là khả thi, đồng thời đem lại nhiều ưu điểm như: thuận lợi trong việc quản lư, vận hành và hạn chế
được rủi ro, giảm chi phí đầu tư ban đầu, bảo trì và tổ chức vận hành hệ thống, phù hợp với định hướng tập trung hóa của NHNN.
- Tăng công suất thiết kế cho hệ thống, để đảm bảo khả năng xử lý của hệ thống sau khi hoàn thành tái cấu trúc hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc xử
lý tập trung các giao dịch thanh toán về Trung tâm xử lý quốc gia, giảm dần các
thanh toán song phương và xử lý qua các Trung tâm xử lý khu vực, vai trò của
NHNN chi nhánh sẽ chỉ còn điều chuyển tiền mặt trên địa bàn. Nếu hệ thống thanh toán của KBNN cũng như các NHTM thành viên thực hiện xử lý thanh toán tập trung nội bộ và thông qua hội sở để quyết toán với các ngân hàng khác
mở tại NHNN, thì lưu lượng qua hệ thống thanh toán dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa. Vì vậy, cần nâng cấp, phát triển ba cấu phần chính của hệ thống, gồm có tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao, tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp, tiểu hệ
thống xử lý quyết toán vốn để hệ thống TTLNH có thể đảm nhận được vai trò,
chức năng thay thế cho các trung tâm xử lý khu vực và hệ thống song phương hiện hành.
- Cần phải xây dựng phần mềm phục vụ cho việc giám sát và quản trị rủi ro của hệ thống. Hiện nay, Hệ thống TTLNH mới xây dựng hệ thống phần mềm
phục vụ cho việc vận hành và việc tham gia thanh toán (gửi lệnh, tra soát, đối chiếu...) của các ngân hàng thành viên. Do đó, các phần mềm này chưa hỗ trợ nhiều cho việc giám sát cũng như quản trị rủi ro, khiến cho việc giám sát hiện vẫn đang thực hiện thủ công, ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của các kết
luận. Ngoài việc nâng cấp các phần mềm hiện có để thực hiện tốt hơn chức năng
90
các hệ thống này tại NHNN, đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động an toàn và có hiệu quả.
- Phát triển công nghệ theo các tiêu chuẩn an toàn, bảo mật: Vấn đề an toàn và bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện nay hệ thống ứng dụng, chính sách an ninh và phương pháp xác thực thông
tin là các thành phần quan trọng trong hệ thống TTLNH. Tuy nhiên, hệ thống hiện tại đã hết khấu hao, còn rủi ro hết hỗ trợ. Khi hệ thống ứng dụng được tập
trung, lượng băng thông và truy cập tăng gấp nhiều lần, hệ thống an ninh cũ có
thể gây rủi ro tắc nghẽn giao dịch trong giờ cao điểm. Do đó, việc trang bị mới
hệ thống an ninh mạng thay thế cho hệ thống cũ là cần thiết và cấp bách. - Hệ thống lưu ký giấy tờ có giá của NHNN cần phải được củng cố, hoàn
thiện và hiện đại hóa hơn nữa cũng như kết nối thông suốt đến các hạ tầng tài
chính khác. Thông qua việc này, NHNN với vai trò là người điều hành và quản
lý hệ thống TTLNH có thể tính toán và xác định giá trị giấy tờ có giá kịp thời, phù hợp với điều kiện thị trường, đảm bảo cho việc cấp hạn mức cho thành viên
là chính xác, đúng với giá trị của tài sản đảm bảo. Hệ thống có thể biết được khả
năng thanh toán hiện tại của các thành viên tham gia hệ thống.
- Các ngân hàng thành viên cần phải có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cần thiết như: Hệ thống ngân hàng lõi, đường truyền thông, thiết bị đầu cuối... Đồng thời, các ngân hàng phải trang bị đầy đủ hệ thống dự phòng như nguồn điện, máy chủ; tiến hành lưu trữ kịp thời, đầy đủ để khi xảy ra sự cố có thể khôi phục lại số liệu nhanh chóng, kịp thời; cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng, đường truyền đảm bảo cho việc truyền nhận thông tin luôn được thông
hệ thống ngân hàng trên thế giới còn nhiều khoảng cách mà không phải một sớm một chiều là có thể rút ngắn được khoảng cách đó. Do vậy, chúng ta phải tranh thủ cải tiến, sự giúp đỡ về vốn và công nghệ để không ngừng nâng cao trình độ cũng như cơ sở vật chất của hệ thống cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, để đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt và hiệu quả, tránh các rủi ro hệ thống, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành.