NHNN đã xây dựng và công bố công khai các tiêu chí về điều kiện gia nhập, tham gia, ngừng tham gia và rút khỏi hệ thống TTLNH một cách khách quan, rõ ràng và khá thông thoáng tại Thông tư 23/2010/TT-NHNN. Các tiêu chí cũng có sự phân biệt nhất định giữa thành viên, đơn vị thành viên. Đồng thời, quy trình, thủ tục quản lý việc ngừng tham gia và rút khỏi hệ thống của thành viên, đơn vị thành viên cũng được quy định rõ ràng, cụ thể tại Thông tư này. Bên cạnh việc quản lý thành viên, đơn vị thành viên trực tiếp (thông báo tiếp nhận, ra khỏi hệ thống.) được thực hiện thường xuyên và kịp thời, vấn đề quản lý th ành viên gián tiếp hiện đang buông lỏng. Đối với hai nhóm thành viên này, việc quản lý nên được thực hiện như sau:
Đối với thành viên trực tiếp, ngoài việc thẩm định khi xét duyệt thành viên,
Ban điều hành có thể thường xuyên theo dõi tình trạng thanh toán của từng thành viên đó, nhất là một số tổ chức tài chính đặc thù đã được xét duyệt là thành viên hệ thống trên cơ sở thí điểm. Tiêu chuẩn của các thành viên trực tiếp cần đảm bảo về mặt kỹ thuật phải có hệ thống core-banking và kế toán thanh toán tập trung qua hội sở, về mặt nghiệp vụ chuyên môn phải có năng lực tài chính và an toàn hoạt động (hệ
số tín nhiệm, mức độ đảm bảo an toàn vốn.). Những việc làm này sẽ đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định dựa trên các thành viên đủ năng lực, giúp giảm thiểu tối
đa các rủi ro đến từ phía các thành viên hệ thống, ngay cả khi hệ thống trở thành nơi tập trung cao độ các luồng giao dịch thanh toán của nền kinh tế.
92
tiêu chí, điều kiện đối với thành viên gián tiếp chưa được quy định, chưa có quy trình, thủ tục quản lý, giám sát chặt chẽ việc tham gia, rút khỏi hệ thống đối với nhóm đối tượng này... Do đó, giải pháp trước mắt để quản lý các thành viên là
cần có kế hoạch chỉnh sửa các tiêu chí gia nhập, điều kiện tham gia, rút khỏi hệ thống một cách cơ bản, toàn diện trong thời gian tới,trong đó nhấn mạnh đến nội dung liên quan đến các tiêu chí gia nhập và điều kiện tham gia hệ thống phù hợp đối với các đối tượng thành viên có theo quy mô hay loại hình hoạt động khác nhau với những giới hạn nhất định về phạm vi tham gia dịch vụ.
Các thành viên gián tiếp này không được tham gia hệ thống mà chỉ mở tài khoản và sử dụng các dịch VU thanh toán của các ngân hàng thành viên trực tiếp với nhiều hạ tầng hoặc kênh gửi/nhận lệnh và thông tin đa dạng không dựa trên một nền tảng, quy chuẩn chung. Do đó, các rủi ro từ các thành viên gián tiếp tác động đến các thành viên trực tiếp của Hệ thống TTLNH là rất nhỏ và không tập trung, mọi rủi ro phát sinh từ thành viên gián tiếp này (nếu có) được gánh chịu hoặc hấp thụ bởi thành viên trực tiếp đều trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, để nắm được hệ thống của mình có bao nhiêu thành viên, giải pháp tốt nhất là quy định rõ ràng hơn về thành viên gián tiếp của hệ thống cũng như các chế độ đăng ký, báo cáo của họ.