Chất lượng quản trị rủi ro của hệ thống thanhtoán điện tử liên ngân hàng

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 101)

Khối lượng giao dịch thanh toán qua hệ thống không chỉ thể hiện hiệu suất của hệ thống (hệ thống sử dụng được bao nhiêu phần trăm công suất thiết kế của mình), mà nó còn thể hiện “sức khỏe” của các ngân hàng thành viên và của toàn bộ nền kinh tế. Khối lượng giao dịch càng lớn thể hiện nhu cầu thanh toán của hệ thống các ngân hàng, TCTD ngày càng tăng, hệ thống hoạt động càng hiệu quả. Do đó, khối lượng giao dịch chính là một chỉ tiêu để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống trong việc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có, cũng như tiềm lực của các thành viên.

1.3.4. Chất lượng quản trị rủi ro của hệ thống thanh toán điện tử liênngân hàng ngân hàng

Khi tham gia hệ thống thanh toán, mối quan tâm lớn nhất của các chủ thể là hiệu quả thanh toán (thời gian, chi phí, dịch vụ...). Tuy nhiên, các rủi ro tài chính là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hệ thống thanh toán và phương tiện chủ yếu để kiểm soát chúng là các quy tắc và trình tự thủ tục của hệ thống. Các quy tắc và trình tự thủ tục của hệ thống cần phải bao trùm cả các tình huống thông thường và sự kiện bất thường, như sự mất khả năng của một thành viên trong việc đáp ứng nghĩa vụ của nó. Tháng 4/2012, Ủy ban các hệ thống thanh toán và quyết toán (CPSS) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) đã công bố chuẩn mực các nguyên tắc áp dụng cho các hạ tầng thị trường tài chính (FMI) nhằm việc kiểm soát hữu hiệu các loại rủi ro khác nhau, trong đó có 19 trên 24 nguyên tắc liên quan đến hệ thống thanh toán quyết toán. Cấu trúc quản trị của hệ thống phải rõ ràng, minh bạch và thúc đẩy sự an toàn, hiệu quả của toàn bộ hệ thống.

Cách thức quản lý rủi ro và trách nhiệm tương ứng cho nhà vận hành và các thành viên khác nhau tùy thuộc vào thiết kế hệ thống. Hiện nay, có ba loại thiết kế hệ thống TTLNH chính là: Hệ thống thanh toán quyết toán tổng tức thời, quyết toán ròng định kỳ và hệ thống được thiết kế kết hợp của hai loại hệ thống kể trên. Để hệ thống TTLNH hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có các biện pháp kiểm soát rủi ro và chi tiêu để đo lường các rủi ro này.

1.3.4.1. Rủi ro tín dụng

Để giảm thiểu rủi ro tín dụng của hệ thống, hệ thống cần phải xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng với một số biện pháp như sau:

- Sử dụng thiết kế hệ thống trong đó rủi ro tín dụng giữa các thành viên không phát sinh (như hệ thống thanh toán tổng tức thời);

- Sử dụng các hạn mức tín dụng (song phương, hoặc đa phương) để giới hạn rủi ro;

- Tăng tần số chu kỳ thanh toán ròng trong ngày để giảm thời gian tiếp xúc với rủi ro tín dụng trong mỗi chu kỳ.

- Thỏa thuận chia sẻ mất mát, hoặc thỏa thuận việc “người vỡ nợ chi trả”. Hiện nay, để đo lường rủi ro tín dụng trong hệ thống TTLNH, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hạn mức thấu chi: là giá trị thấu chi tối đa mà các thành viên hệ thống được thực hiện trong ngày. Hạn mức này được tính toán dựa trên tài sản thế chấp

và nhu cầu thanh toán của thành viên hệ thống.

- Trạng thái ghi Nợ lớn nhất: là giá trị lớn nhất của các trạng thái được ghi Nợ trong ngày.

Trạng thái ghi Nợ lớn nhất - Mức độ rủi ro trong ngày = —-— ---—

Giá trị các giao dịch trong ngày - Tài sản ký quỹ: là giá trị tối đa của tài sản ký quỹ cho khoản tín dụng

- Sử dụng tài sản thế chấp để đảm bảo cho hạn mức tín dụng trong ngày.

- Đối với hệ thống thanh toán bù trừ ròng, rủi ro thanh khoản sẽ dễ xảy ra

và khó xử lý hơn. Do đó một số ngân hàng trung ương lựa chọn việc thay đổi phương thức quyết toán (chuyển sang quyết toán tổng tức thời) để giảm thiểu tối đa rủi ro cho hệ thống thanh toán.

27

- Tài sản ký quỹ được sử dụng như tài sản đảm bảo: là giá trị tối đa của tài sản ký quỹ và sử dụng thực tế cho khoản tín dụng trong ngày.

Tài sản ký quỹ

- Mức độ tài sản ký quỹ = ---.1 '. i ..τ i, i ' .---— Trạng thái ghi Nợ lớn nhát trong ngày - Sử dụng tài sản ký quỹ Tài sản ký quỹ được sử dụng như tài sản đảm

bảo

Tài sản ký quỹ

1.3.4.2. Rủi ro thanh khoản

Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cần thiết kế để có thể đáp ứng như sau:

- Quản lý hàng đợi thanh toán: Thiết kế của hàng đợi thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính sẵn sàng về vốn khả dụng được sử dụng

một cách hiệu quả. Ví dụ, nguyên tắc “đến trước, đi trước” có thể khiến các khoản thanh toán có giá trị lớn trong hệ thống tạo ra sự trì hoãn không cần thiết

đối với các khoản thanh toán được hệ thống xứ lý. Do đó, song song với cơ chế

hàng đợi trong thanh toán cho phép xử lý các lệnh thanh toán theo thời gian vào

hàng đợi, hệ thống còn cho phép đảo hàng, thay đổi thứ tự lệnh thanh toán để tránh hệ thống tắc nghẽn bởi các lệnh có món tiền thanh toán lớn, đáp ứng được

tính linh hoạt và thông suốt của hệ thống. Trong trường hợp các lệnh thanh toán

không đủ số dư để thanh toán, các lệnh này sẽ được lưu lại và xếp vào hàng đợi

cho đến khi đủ khả năng thanh toán.

- Ngân hàng trung ương thực hiện việc cho vay vốn khả dụng trong trường hợp thanh khoản được cung ứng trong ngày không được hoàn trả vào cuối ngày. Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương cần cân nhắc biện

NHTW, bao gồm dự trữ bắt buộc và các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi. - Mức độ rủi ro trong ngày = Tiền gửi qua đêm + Hạn mức thấu chi

- Số lượng các giao dịch được hệ thống chấp nhận nhưng không được quyết toán trong ngày.

- Giá trị giao dịch được hệ thống chấp nhận nhưng không được quyết toán trong ngày.

Giá trị lệnh thanh toán đi - Tỷ lệ giá trị lệnh thanh toán đi - đến = . . ,ʌ , ι1————ττ~

Giá trị lệnh thanh toán đến - Tỷ lệ đo lường rủi ro thanh khoản

Giá trị lệnh thanh toán đi

= Giá trị lệnh thanh toán đến + số dư đầu ngày của thành viên - Số lần một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản.

- Cấp độ tải: Giá trị thanh khoản trung bình tính theo phần trăm của các giao dịch đi.

Giá trị ghi Nợ và ghi Có so với - Doanh số thanh khoản = c A ʌ, 1'j> i. ________________________t> K 1-Λ .1-Λ ________

Số dư thanh khoản trung bình của hệ thống

1.3.4.1. Rủi ro hoạt động.

Các nguồn rủi ro hoạt động bên ngoài và bên trong cần phải được nhận diện, thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro và ảnh hưởng của chúng phải được giảm thiểu thông qua sử dụng các hệ thống, chính sách, quy trình và biện pháp kiểm soát thích hợp. Việc thiết kế các hệ thống kỹ thuật phải đảm bảo mức độ tin cậy cao về an toàn và bảo mật cũng như cho phép khả nãng mở rộng nâng cấp.

Sự cố Chỉ tiêu đo lường rủi ro Xử lý giao dịch Khối lượng giao dịch

Mức độ hiệu quả (tổng giá trị các giao dịch bị hủy hoặc xếp vào hàng đợi quá một phút so với tổng giá trị của các giao dịch đi)

Lỗi, sai sót Số lượng và giá trị giao dịch liên quan đến sự cố

Tỷ lệ % số lượng và giá trị giao dịch liên quan đến sự cố Số lượng và khoảng thời gian các chậm trễ của hệ thống Công nghệ thông tin Số lượng và độ dài khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tính sẵn sàng của hệ thống (Tỷ lệ giữa thời gian vận hành thực tế và thời gian vận hành của hệ thống) Thời gian đóng cửa thực tế

Gian lận Số lượng gian lận nội bộ Số lượng gian lận bên ngoài Khiếu nại của thành

viên tham gia hệ thống

Số lượng báo cáo khiếu nại

Số lượng khiếu nại vượt quá X ngày 29

Hệ thống phải thường xuyên được kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng kịp thời, thay bổ sung khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp. Đặc biệt, trong tình huống ngưng trệ nghiêm trọng, hệ thống phải cho phép khôi phục hoạt động một cách kịp thời.

Để đo lường rủi ro hoạt động của hệ thống TTLNH, người ta thường dựa trên hai yếu tố: mức độ ảnh hưởng của rủi ro hoạt động và khả năng xảy ra rủi ro, sau đó tiến hành thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất.

- Mức độ rủi ro hoạt động xét dựa trên số tiền bị mất, tổn thất khác gây ra cho ngân hàng...

- Khả năng xảy ra rủi ro (tần suất xảy ra rủi ro) dựa trên số lượng sự cố cho mỗi lần trong nguyên nhân xảy ra rủi ro hoạt động.

Các kết quả thu được từ việc theo dõi và thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất chính là mức độ rủi ro.

Mức độ rủi ro hoạt động Mức độ ảnh hưởng của

rủi ro hoạt động x Khả năng xảy ra rủi ro Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro hoạt động chính

30

1.3.4.3. Rủi ro kinh doanh

Hệ thống thanh toán quyết toán phải quản lý rủi ro kinh doanh chung chẳng hạn dưới hình thức nhu cầu suy giảm khi mất các khách hàng lớn hoặc do điều kiện thị trường thay đổi. Ngân hàng trung ương trong vai trò là người vận hành và ngân hàng thanh toán của hệ thống phải có đủ vốn cổ phần và tài sản có tính thanh khoản cao để có thể tiếp tục cung ứng dịch vụ như một thực thể hoạt động liên tục ngay cả trong hoàn cảnh như vậy.

Cách thức quản lý rủi ro và trách nhiệm tương ứng cho nhà vận hành và các thành viên khác nhau tùy thuộc vào thiết kế của hệ thống. Hiện nay, có ba loại thiết kế hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chính là: Hệ thống quyết toán tổng tức thời, quyết toán ròng định kỳ và hệ thống được thiết kế kết hợp của hai loại hệ thống kể trên.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI

HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới • Kinh nghiệm của Thụy Dien

Giống như hầu hết các nước có hệ thống ngân hàng hiện đại trên thế giới, về cơ bản Thụy Điển có hai hệ thống thanh toán: Hệ thống thanh toán tổng tức thời (thanh toán giá trị cao) và Hệ thống thanh toán giá trị thấp (thanh toán bù trừ).

(1) Hệ thống thanh toán tổng tức thời của Ngân hàng Trung ương Thụy Điên (Risksbank) hay còn gọi là hệ thống RIX.

Hệ thống này được coi là cốt lõi của hệ thống thanh toán ở Thụy Điển, bao gồm hai hệ thống: Hệ thống thanh toán bằng đồng bản tệ Kronor (K-RIX) và Hệ thống thanh toán bằng đồng Euro (E-RIX). Hệ thống thanh toán RIX cho phép xử lý và quyết toán chuyển tiền được diễn ra một cách liên tục theo thời gian thực tế phát sinh chuyển tiền, có nghĩa là các giao dịch thanh toán (các lệnh chuyển tiền) được xử lý ngay theo tổng số tiền phải thanh toán và theo từng lệnh chuyển tiền một, vốn sẽ được chuyển trực tiếp giữa các tài khoản của các thành viên RIX mở tại Risksbank để chuyển tiền tới tài khoản của khách hàng. Để thúc

đẩy tính an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán, NHTW Thụy Điển cung cấp khoản tín dụng trong ngày (thấu chi) đối với việc quyết toán trong hệ thống RIX. Giá trị của khoản tín dụng trong ngày (thấu chi) được đảm bảo bằng 100% giá trị giấy tờ có giá cầm cố.

Hệ thống RIX còn có chức năng quản lý hàng đợi (đến trước xử lý trước), có nghĩa hệ thống tự lưu các khoản thanh toán của thành viên trong tài khoản thanh toán của thành viên trong hàng đợi nếu tài khoản đó không có đủ vốn khả dụng cần thiết để quyết toán. Các khoản thanh toán sẽ tự động quyết toán khi tài khoản của thành viên đủ tiền và các thành viên có thể thay đổi trật tự của các món thanh toán theo tính chất khẩn của từng món. Các thành viên có thể theo dõi các giao dịch và trạng thái tài khoản của mình thông qua kết nối trực tuyến đến hệ thống RIX.

Để đảm bảo hệ thống thanh toán RIX hoạt động được thông suốt, đáp ứng được yêu cầu hệ thống hoạt động 99,9%/năm (có nghĩa là trong một năm hệ thống chỉ được phép sự cố trong 2 giờ), Ngân hàng Trung ương Thụy Điển ngoài việc sử dụng kênh kết nối thường xuyên, còn xây dựng một hệ thống kết nối RIX Online hoạt động đồng thời để dự phòng trong trường bị sự cố. Hệ thống dự phòng được xây dựng cách xa nơi vận hành (khoảng 10 km), tất cả các dữ liệu đều được cập nhật tức thời. Hệ thống dự phòng này có thể hoạt động trong vòng 2 giờ với đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất. Hệ thống RIX hoạt động khoảng 10 tiếng/ngày (KRIX: Từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều; ERIX: Từ 7 giờ sáng đến 18 giờ chiều).

(2) Hệ thống thanh toán giá trị thấp - Hệ thống Bankgiro

Hệ thống này bao gồm Hệ thống thanh toán bù trừ các công cụ bán lẻ (Bankgiro); Hệ thống thanh toán bù trừ dữ liệu (Dataclearing). Việc quyết toán, thanh toán kết quả thanh toán bù trừ của các ngân hàng thành viên sẽ được thực hiện thông qua tài khoản của ngân hàng thành viên mở tại NHTW Thụy Điển. Việc thực hiện bù trừ tại Bankgiro là bù trừ song phương giữa các ngân hàng thành viên tham gia (để đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng thành viên và giảm thiểu khả năng rủi ro khi một ngân hàng thành viên bị mất khả năng chi trả).

32

Để thực hiện tốt mục tiêu thiết lập một hệ thống thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả, Thụy Điển rất chú trọng đến việc việc kiểm tra, giám sát hệ thống thanh toán bằng cách thông qua các phần mềm giám sát để quản lý chặt chẽ tình trạng giao dịch cũng như khả năng thanh toán của các thành viên hệ thống.

Bên cạnh việc sử dụng hệ thống phần mềm để giám sát hoạt động của Hệ thống thanh toán RIX, NHTW Thụy Điển còn thực hiện việc giám sát, đánh giá Hệ thống RIX bằng cách đánh giá cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống (chọn một số yếu tố như: tốc độ phát triển, số lượng ngân hàng thành viên..); đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực thanh toán quốc tế do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS xây dựng.

Ngoài việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, Thụy Điển còn quan tâm đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, tạo ra thói quen thanh toán cho người dân và các thành phần kinh tế - xã hội. Nhờ đó, Thụy Điển đang là một trong những nước có hệ thống thanh toán hiện đại và hiệu quả hàng đầu trên thế giới.

• Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, hệ thống thanh toán tại Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Trung Quốc đã thiết lập được một hệ thống thanh toán bao gồm 3 cấp (NHTW, NHTM, các tổ chức phi tài chính), tạo thành một hệ thống đồng bộ, ngày càng hoàn thiện và thống nhất trên toàn quốc. Hệ thống thanh toán giá trị cao và Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử giá trị thấp là hai hệ thống nòng cốt do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vận hành.

(1) Hệ thông thanh toán giá trị cao

Đây là hệ thống thanh toán tổng tức thời, được triển khai hoạt động trên toàn quốc từ năm 2005, nhằm xử lý cho các giao dịch thanh toán có giá trị lớn và việc chuyển tiền khẩn, quyết toán liên ngân hàng giữa các định chế tài chính và các thị trường tài chính của Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển. Giá trị giao dịch qua hệ thống này tăng nhanh qua các năm, đồng thời,

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w