6. Kết cấu của luận văn
3.2.3 về quản lý khoản phải thu
Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, đó là bước trung gian để hoán chuyển khoản phải thu bằng tiền của Công ty, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý tài chính ngắn hạn. Quản lý khoản phải thu tốt làm giảm tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Công ty cần duy trì chính sách phân tuổi các khoản nợ, đánh giá lại các khoản phải thu này theo từng tiến độ của từng công trình, dự án để có biện pháp thu hồi thích hợp hoặc xử lý dứt điểm những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.
Thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Các giải pháp bao gồm:
• Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng:
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng công nợ quá hạn, khó đòi là Công ty chưa có chính sách lựa chọn khách hàng trước khi tiến hành hợp tác kinh doanh. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính ngắn hạn, Công ty nên có chính sách phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng phải đạt tới sự cân bằng thích hợp và linh động. Nếu tiêu chuẩn tín dụng đặt ra quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và sẽ giảm lợi nhuận, ngược lại nếu tiêu chuẩn đặt ra quá thấp thì việc đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng trở nên vô nghĩa. Việc phân tích và đánh giá đúng khả năng tín dụng của khách hàng sẽ giúp cho Công ty có chính sách tín dụng thương mại phù hợp, hạn chế tối đa việc bị khách hàng chiếm dụng vốn ngoài kế hoạch. Công ty có thể sử dụng các tiêu chuẩn chủ yếu sau để phân tích:
- Tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ;
- Năng lực trả nợ: dựa vào hai cơ sở là khả năng thanh toán nhanh và bảng dự trữ ngân quỹ của khách hàng;
- Vốn của khách hàng: đánh giá khả năng tài chính dài hạn của khách hàng;
- Thế chấp: xem xét khách hàng dưới góc độ các tài sản riêng mà họ có thể sử dụng để đảm bảo cho các khoản nợ;
• Chính sách tín dụng thương mại:
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, tín dụng thương mại là một trong những chiến lược để tăng thị phần của các doanh nghiệp. Dựa trên việc phân tích tín dụng khách hàng, Công ty nên có chính sách tín dụng thương mại phù hợp. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và phát triển, nhưng ngược lại, nó cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tín dụng thương mại phù hợp với từng
thương vụ, từng khách hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Bên cạnh chính sách phân tích khả năng tín dụng của khách hàng từ đó có chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng, Công ty cần có chính sách quản lý các khoản nợ phải thu cũng như công tác thu hồi công nợ. Theo đó, các khoản phải thu được theo dõi chặt chẽ, định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), rà soát, kiểm tra lại số khách hàng còn nợ, số tiền nợ, những khoản nợ nào sắp đến hạn, đến hạn và quá hạn để lên kế hoạch thu hồi nợ. Đối với những khoản nợ đã đến hoặc quá hạn nhưng khách hàng chưa thanh toán, Công ty cần có những biện pháp xử lý kịp thời.
• Lập ban chuyên trách thu hồi công nợ:
Bộ phận này có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, quản lý công nợ phải thu theo tuổi nợ, theo từng khách hàng và nhóm khách hàng, đặc biệt là khách hàng có giá trị công nợ lớn và có tiền lệ thanh toán quá hạn. Trên cơ sở đó, bộ phận này sẽ phối hợp với cán bộ kinh doanh để có phương án thích hợp, kịp thời đôn đốc khách hàng trả nợ.