Khái quát về kết quả kinh doanh của Chi nhánh Đống Đa giai đoạn

Một phần của tài liệu 0396 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 50 - 59)

(%) Dư nợ +/- so 2014 (%) Tổng nguồn vốn ( Tỷđồng) 2.222 2.475 11 2.275 (8) 1

Phân loại theo loại tiền

Nội tệ ( tỷ đồng) 1.967 2.238 13,7 2.096 (6,3)

Ngoại tệ USA (USD) 9.897.000 9.439.000 (1,6) 8.176.000 (13,4)

Ngoại tệ EUR (EUR) 1.601.000 1.421.000 (11) - -

2 Phân loại theo kỳ hạn

Không kỳ hạn (tỷ đồng) 457 494 8 278 (43,72) Kỳ hạn < 12 tháng (Tỷ đồng) 714 1.034 45 1.095 5,90 Kỳ hạn từ 12 - 24 tháng (Tỷ đồng) 123 504 309 862 71,03 41

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh Đống Đa

2.1.3. Khái quát về kết quả kinh doanh của Chi nhánh Đống Đa giai đoạn2013 - 2015 2013 - 2015

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu trong hoạt động của một NHTM. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, các NHTM đã thu hút, tập trung nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư để đưa vào nền kinh tế. Một nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, quyết định đến khả năng thanh toán, chi trả và năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

42

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, Agribank luôn chú trọng đến nghiệp vụ này trong chiến lược kinh doanh của mình. Với hệ thống chi nhánh trải rộng trên khắp cả nước, Agribank có lợi thế lớn để tiếp cận mọi tầng lớp xã hội, ở nhiều khu vực trên cả nước. Đối với Agribank Chi nhánh Đống Đa nói riêng, với 8 Phòng giao dịch trên địa bàn phường Đống Đa và chi nhánh trực thuộc Thanh Xuân, diện bao phủ của Chi nhánh Đống Đa là khá rộng, bao phủ hai quận lớn của thành phố. Do vậy, Chi nhánh Đống Đa có điều kiện rất thuận lợi để thu hút được nguồn vốn ổn định.

Dưới đây ta có thấy rõ tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đống Đa qua giai đoạn 2013 - 2015:

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Chi nhánh Đống Đa từ năm 2013-2015)

Qua bảng số liệu nhận thấy, nguồn vốn trong 3 năm đều tăng qua các năm, tốc độ tăng năm 2014 so với năm trước cao hơn hẳn. Tổng nguồn vốn năm 2013 tăng so với 2012 là 2,8%, con số này đạt gấp 3 lần là 11% vào năm 2014. Lý giải cho điều này

là hiệu quả của công tác huy động vốn đã đuợc cai thiện. Hằng năm, Chi nhánh Đống

Đa đều triển khai tích cực các giải pháp huy động theo chỉ đạo của Hội sở chính nhu các chuông trình khuyến mại mừng Quốc khánh, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thuởng năm 2013, tiết kiệm dự thuởng kỷ niệm 25 năm thành lập Agribank, dự

thuởng, mừng xuân mới 2014,... Bên cạnh đó, Chi nhánh đã thực hiện giao kế hoạch đến từng phòng nghiệp vụ theo tháng, quý, năm. Giao chỉ tiêu huy động vốn bình quân

đến các cán bộ nhân viên theo thứ tự cấp bậc, có chính sách động viên khen thuởng linh hoạt và kịp thời để phát huy tinh thần làm việc của cán bộ huy động vốn.

Tuy nhiên, qua bảng cũng thấy luợng tiền gửi ngoại tệ có xu huớng giảm theo các năm 2013, 2014. Nếu xét trên khía cạnh kỳ hạn, có sự biến động mạnh ở luợng tiền gửi kỳ hạn dài, cụ thể, tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng có sự giảm ngày càng mạnh sau 2 năm, còn tiền gửi kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng có sự giảm nhẹ sau đó tăng đột biến vào năm 2014. Nguyên nhân của tình trạng này là sự thay đổi lãi suất ở tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi kỳ hạn trong giai đoạn 2013 - 2015.

Năm 2015 tổng nguồn vốn giảm 8% so với năm 2014 do giảm 370 tỷ nguồn vốn của Chi nhánh Thanh Xuân sau khi tách khỏi Chi nhánh Đống Đa, thực tế tăng

323 tỷ (tăng 16%) so với năm 2014.

Về co cấu nguồn vốn theo đối tuợng gửi tiền nhu sau:

TG dân cư

TG các tổ chức

TG các TCTD

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng gửi tiền tại Chi nhánh Đống Đa từ 2013-2015

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 1.331 1.247 1.017

2 Tốc độ tăng trưởng (%) ^3^ (6,3) (16,4)

44

Qua biểu đồ cơ cấu nguồn vốn cho thấy, cấu thành chủ yếu của nguồn vốn tại Chi nhánh Đống Đa là tiền gửi huy động từ dân cu, điều này cho thấy hiệu quả của các phòng giao dịch nằm trong khu dân cu trải rộng trên địa bàn hai quận đang phát huy tác dụng tích c ực trong công tác huy động vốn. Từ năm 2013, Chi nhánh Đống Đa có thêm nguồn huy động từ tiền gửi các tổ chức tín dụng, năm 2013 luợng tiền này chỉ chiếm 2% trong tổng doanh thu nhung đến năm 2014, luợng tiền huy động từ các tổ chức tín dụng tăng 4,9%. Năm 2014 còn có nguồn tiền gửi của Bảo hiểm xã hội 50 tỷ, chiếm 2% tổng ngu ồn vốn. Năm 2015 con số tiền gửi từ Bảo hiểm xã hội là 150 tỷ, chiếm 6,5% tổng nguồn vốn. Con số này cho thấy Chi nhánh Đống Đa đã chủ động tìm kiếm kênh để huy động vốn và buớc đầu đạt kết quả đáng khích lệ.

Qua biểu đồ cũng có thể thấy, song song với sự tăng lên của tiền gửi từ khu vực dân cu là sự giảm đáng kể của khu vực các tổ chức kinh tế khác. Con số này năm 2012 là 818,9 tỷ (chiếm 38% tổng nguồn vốn) thì giảm còn 589 tỷ (26,5%) năm 2013 và 514 tỷ (22%) vào năm 2014, đến năm 2015 giảm tiếp còn 12,5%. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn dự án, các tập đoàn và tổ chức kinh tế có tiền gửi còn nhiều hạn chế. Nếu khắc phục đuợc nhuợc điểm này, quy mô nguồn vốn của Chi nhánh Đống Đa còn có thể tăng mạnh hơn trong những năm tiếp theo.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Về hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Agribank

về các giải pháp cho hoạt động tín dụng, chủ truơng nâng cao chất luợng tín dụng bằng

các biện pháp phân loại khách hàng, cho vay có chọn lọc, nâng cao chất luợng thẩm định và công tác kiểm soát sau cho vay. Bên cạnh đó, Chi nhánh Đống Đa đã chủ trọng

vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cá nhân vay tiêu

dùng có khả năng trả nợ; tập trung nguồn lực cho công tác thu hồi nợ gốc đến hạn và quá hạn; chỉ đạo thực hiện các chủ truơng của Chính phủ, của Ngành về giải pháp tháo

gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Kết quả của hoạt động tín dụng đuợc phản ánh cụ thể ở bảng số liệu sau: 45

Qua bảng trên có thể nhận xét dư nợ tín dụng hằng năm đều giảm cả về số lượng và tốc độ tăng trường. Dư nợ 2014 giảm 6,3% so với năm 2013, năm 2015 giảm 16,4% so với năm 2015. Dư nợ 2015 giảm do giảm 288 tỷ của Chi nhánh Thanh Xuân, thực tế dư nợ tăng 57 tỷ (6%) so với năm 2014. Tuy nhiên, để đánh giá được hiệu quả hoạt động thì cần xem xét đến góc độ chất lượng tín dụng. Nếu các chỉ tiêu về nợ xấu, nợ khó đòi thấp, nghĩa là chất lượng tín dụng cao thì con số tăng trưởng tín dụng mới thực sự có ý nghĩa. (Thực trạng về cho vay sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần 2.2.2.4. Thực trạng tài trợ RRTD).

2.1.3.3. Hoạt động khác

Bên cạnh hoạt động chính là huy động vốn và cho vay thì Agribank Chi nhánh Đống Đa còn triển khai các hoạt động dịch vụ khác như thanh toán trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối, thẻ,...

a) Hoạt động thanh toán trong nước gồm các dịch vụ thanh toán thông thường, thanh toán hóa đơn trong nước, thu hộ ngân sách nhà nước, kết nối thanh toán và dịch vụ nhờ thu tự động. Với thế mạnh là địa bàn hoạt động trải rộng và ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm IPCAS, giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống, thời gian thanh toán được rút ngắn, chất lượng thanh toán được nâng cao, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo an toàn, chính xác, t ổng số giao dịch thanh toán trong nước năm 2013 là 559.000 món với doanh số thanh toán là 26.000 tỷ đồng, tuy nhiên, doanh số này năm 2014 giảm còn hơn 25.000 tỷ đồng với 203.798 giao dịch.

b) Hoạt động thanh toán quốc tế

Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu cả nước gặp nhiều khó khăn, kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Chi nhánh Đống Đa cũng bị ảnh hưởng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu 207.158 213.000 171.000

Chi phí 294.749 262.000 152.000

46

và có chiều hướng sụt giảm. Trong năm 2013, thu phí thanh toán quốc tế đạt 1.475 triệu đồng, giảm 37,5% so với năm 2012 (thu phí năm 2012 đạt 2.358 triệu). Sang năm 2014 thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tiếp tục giảm xuống con số 1.235 triệu đồng giảm 16,3% so với năm 2012. Để cải thiện tình hình trên, Agribank Chi nhánh Đống Đa đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ... Kết quả đến năm 2015, doanh thu từ hoạt động này là 1.591 triệu đồng, đạt

147% kế hoạch, tăng 28% so với năm 2014. c) Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Chi nhánh có thành lập một phòng chuyên trách về kinh doanh ngoại hối, tuy nhiên, do mới thành lập nên hiệu quả hoạt động của phòng chức năng này còn nhiều hạn chế. Biểu hiện cụ thể là doanh thu từ hoạt động ngoại hối đóng góp không đáng kể vào doanh thu của ngân hàng. Năm 2012, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối rất khiêm tốn, năm 2013 và năm 2014 hoạt động này có chuyển biến tích cực nhưng không rõ rệt, lợi nhuận năm 2013 là 1.001 triệu, năm 2014 là 1.270 triệu, đến năm 2015 giảm còn 699 triệu.

Bên cạnh các dịch vụ kể trên, Chi nhánh vẫn duy trì hoạt động của các hoạt động dịch vụ khác, tuy nhiên chưa phát huy được hết tiềm năng của Agribank và những thuận lợi của Chi nhánh. Kết quả thực hiện hoạt động dịch vụ năm 2014 đạt 8.299 triệu, đạt 97% so với kế hoạch và tăng 1.592 triệu (23,7%) so với năm 2013. Năm 2015 doanh thu dịch vụ đạt 7,2 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, giảm 12,2% so với 2014. Đây là những nỗ lực rất lớn của Chi nhánh Đống Đa nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ chưa phù hợp thị hiếu, nhu cầu sử dụng sử dụng dịch vụ mobile banking chưa cao do lỗi hệ thống, tin nhắn trả về chậm, chức năng chưa phong phú như không đáp ứng nhu cầu chuyển tiền online, nhận tiềnWestern Union, ... Mặt khác, dịch vụ thẻ quốc tế thanh toán qua mạng hay bị lỗi gây bất tiện cho khách hàng khi ở nước ngoài; công

tác truyền thông và tiếp cận khách hàng chưa được phổ biến dưới nhiều hình thức, chưa đa dạng và đến tay khách hàng.

47

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.3. Ket quả kinh doanh của Chi nhánh Đống Đa từ 2013-2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh Đống Đa từ 2013 - 2015)

Bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận 3 năm từ 2013 đến 2015 của Chi nhánh đều âm, chi phí cao hơn doanh thu. Năm 2013 tăng lỗ 3.43 lần và năm 2014 giảm lỗ 0.44 lần . Xét về mặt con số thì lỗ năm 2013 là trầm trọng nhất, tuy nhiên năm 2014 và năm 2015 tình hình có được cải thiện hơn.

Nguyên nhân của tình trạng lỗ liên tiếp trong vòng 3 năm được lý giải như sau:

a) Công tác huy động vốn: nguồn vốn tuy có tăng qua các năm nhưng không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do nguồn ngoại tệ từ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ giảm. Bên cạnh đó, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khả năng sinh lời thấp, hoạt

động xuất nhập khẩu hạn chế đã làm nguồn USD giao dịch chậm lại và không đều. b) Công tác tín dụng: tín dụng tăng trưởng ở mức thấp do các doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng giảm mạnh do tác động tiêu cực của nền kinh tế, lãi suất cho vay ở mức cao. Mặt khác, Chi nhánh mất nhiều thời gian và nhân lực cho công tác xử lý nợ xấu, thu hồi và đòi nợ xấu.

c) Tỷ lệ nợ xấu tăng cao do một số khách hàng gặp khó khăn về vốn, thị trường bán hàng giảm. Một số khách hàng nợ quá hạn mất khả năng thanh toán, tài sản khó bán nên việc thu hồi gốc và lãi gặp khó khăn dẫn đến lãi ngoại bảng hiện còn đọng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chênh lệch thu chi.

d) Cuối cùng là khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn góp phần làm thâm hụt lợi nhuận của Chi nhánh. Tình hình kinh doanh thực tế đang đặt ra những vấn đề bức thiết về nâng cao hiệu quả quản trị RRTD trong hiện tại để giảm thiểu thiệt hại do RRTD gây nên, đưa Chi nhánh Đống Đa thoát khỏi tình trạng thua lỗ

trong 3 năm liên tiếp và lấy lại vị thế trong hệ thống Agribank địa bàn Hà Nội nói riêng và trên thị trường tài chính nói chung.

Một phần của tài liệu 0396 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w