a) Triển khai nghiên cứu và hoàn thiện quy trình quản trị RRTD áp dụng cho toàn
hệ thống Agribank; ban hành một hệ thống văn bản hướng dẫn rõ ràng, đi kèm với
đó là
các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản trị RRTD cho cấp lãnh đạo các chi nhánh.
b) Nghiên cứu chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro từ phân tán sang mô hình tập trung theo khuyến nghị của Basel và xu hướng quản trị rủi ro hiện đại. Mô hình này có nhiều ưu điểm phù hợp với một ngân hàng có quy mô lớn, trải rộng toàn quốc như Agribank. Việc này làm thay đổi cơ bản cơ cấu bộ máy tín dụng của ngân hàng nên Agribank cần có sự nghiên cứu kỹ lượng về ưu, nhược điểm của mô hình này, cách thức áp dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của Agribank, chi phí xây dựng mô hình mới và những thay đổi bất lợi để có hướng khắc phục.
c) Trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng, cần cân nhắc xem xét khi sát nhập giữa
các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Có nên hay không sát nhập một chi nhánh có tình trạng nợ xấu cao như Thanh Xuân vào một chi nhánh có độ ổn định trong kinh doanh
như Chi nhánh Đống Đa? Trên thực tế triển khai đã cho thấy, sau khi sát nhập Chi nhánh
Thanh Xuân vào Chi nhánh Đống Đa vào tháng 7 năm 2012 sau đó đến tháng 3 năm 2015 lại tách, tình hình kinh doanh của Chi nhánh Đống Đa đã xấu đi rõ rệt khi tỷ lệ nợ
xấu, nợ quá hạn tăng cao đột biến. Đứng trước những thách thức về nợ xấu, sự bất ngờ
của việc gia tăng nhân sự và mở rộng địa bàn kinh doanh cũng như số lượng các chi nhánh, thêm vào đó là sự bất ổn của thị trường tài chính đã dẫn đến khó khăn trong công
nhánh xấu kéo theo hai chi nhánh hoạt động kém hiệu quả. Agribank nên có những giải
pháp khác để khắc phục tình trạng nợ xấu và kinh doanh thua lỗ tại các chi nhánh yếu
kém hơn là việc sát nhập sau đó tách ra. Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại nhu vậy thể hiện
chính sách thiếu ổn định và tính nhất quán, gây ra nhiều khó khăn cho các Chi nhánh.
d) Nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát của Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ Agribank nhằm phát hiện sớm, có biện pháp can thiệp kịp thời đối với các yếu tố rủi ro của các chi nhánh.
e) Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ tập trung về những khách hàng đã có lịch sử quan hệ tín dụng với Agribank, khách hàng truyền thống, khách hàng cần luu ý,... để làm cơ sở dữ liệu cho các chi nhánh trong việc khai thác thông tin khách hàng. Đây sẽ là nguồn thông tin quan trọng, có độ tin cậy cao và dễ tiếp cận đối với công tác thẩm định khách hàng.
f) Hỗ trợ Chi nhánh Đống Đa trong việc tuyển chọn những CBTD có năng lực và kinh nghiệm thực tế, đào tạo nguồn nhân lực trẻ kế cận về cả trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp huớng đến đối tuợng trẻ, năng động, nhiệt huyết và đoàn kết, tạo sự gắn bó của đội ngũ cán bộ công nhân viên với Agribank. Có chế tài xử phạt thích đáng với những CBTD có nhiều sai phạm, nhiều khoản nợ xấu; đồng thời khen thuởng động viên đối với CBTD có chất luợng cho vay ra tốt hoặc tích cực trong công tác thu hồi nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những thực trạng RRTD và quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Đống Đa đã đuợc phân tích ở chuơng 2, chuơng 3 đã chỉ ra mục tiêu hoạt động kinh doanh và định huớng quản trị RRTD tại Chi nhánh trong thời gian tới.
Đồng thời, chuơng 3 cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Đống Đa, cũng nhu những kiến nghị đối với NHNN và Hội sở Agribank để hoàn thiện hơn hệ thống hành lang pháp lý cũng nhu tạo môi truờng kinh doanh thuận lợi cho Agribank nói chung và Chi nhánh Đống Đa nói riêng trong công tác quản trị RRTD.
97
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng của NHTM đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế vì hoạt động này đáp ứng chủ yếu nhu cầu vốn của mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng đảm bảo cho sự vận động của sản xuất và lưu thông hàng hóa một cách nhịp nhàng, thông suốt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Mọi sự đổ vỡ của tín dụng đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng và cả nền kinh tế. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD luôn được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm nghiên cứu.
Agribank Chi nhánh Đống Đa cũng như các ngân hàng khác đang đứng trước các thách thức cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi khắt khe hơn về các tiêu chuẩn về sự an toàn, lành mạnh về tài chính và năng lực điều hành quản trị rủi ro. Xuất phát từ những thực trạng trên, luận văn cố gắng nhận dạng và hệ thống hóa các loại hình rủi ro tín dụng hiện tại tại Chi nhánh; phân tích làm rõ thực trạng quản trị RRTD tại Chi nhánh, nêu bật những mặt đạt được, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình hoạt động của Chi nhánh; vận dụng những cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản trị rủi ro quốc tế; kết hợp với những ý kiến đóng góp tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, thảo luận, trao đổi với các nhà quản lý, CBTD tại các phòng ban tại Agribank Chi nhánh Đống Đa. Từ đó đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mang tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị RRTD nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tại Chi nhánh.
Do thời gian nghiên cứu, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô; các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này để hoàn thiện công trình nghiên cứu ở cấp độ sâu hơn, bổ sung nhận thức về lý luận và thực tiễn trong công tác quản trị RRTD tại các NHTM hiện nay. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PSG.TS Nguyễn Văn Tạo, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
1. Học viện ngân hàng (2009), iiGiao trình ngân hàng thương mại ”, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Học viện ngân hàng (2004), iiGiao trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng”,
Nhà xuất bản Thống kê.
3. David Cox (2011), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
4. Peter S.Rose (2001), “Giáo trình quản trị ngân hàng”, NXB Tài chính. 5. Nguyễn Văn Tiến, “Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thương mại”, Nhà
xuất bản Thống kê.
6. Lê Văn Hùng, “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí ngân hàng, số 8/2007.
7. Th.s Huỳnh Thị Phương Thảo, “ Vận dụng nguyên tắc của Hiệp ước Basel để hạn chế nợ xấu", Tạp chí tài chính ngày 01/01/2014.
8. Lê Thanh Tâm, Phạm Bích Liên (2009). “Quản trị rủi ro hoạt động, kinh
nghiệm quốc tế và bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí ngân hàng, số 20, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/Trung tâm-NHNN ngày
21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động cua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
10. Ngân hàng nhà nước (2014), Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 4/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa, Báo cáo tài chính năm 2012.
12. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa, Báo cáo tài chính năm 2013.
Đa, Báo cáo tài chính năm 2014.
14. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng.
15. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong h ệ thống Agribank.
16. Quốc hội 12 (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.