Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, Chi nhánh Đống Đa đã xây dựng và ban hành chính sách quản trị RRTD dựa trên nội dung quản trị rủi ro của Agribank.
Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình đồng bộ, chặt chẽ, theo đúng quy định nhằm tạo ra hành lang pháp luật cho hoạt động tín dụng. Đồng thời có các văn bản hướng dẫn đầy đủ, kịp thời liên quan đến hoạt động tín dụng để áp dụng thống nhất trong toàn bộ Chi nhánh. Hệ thống văn bản, chế độ, quy định này luôn bám sát chủ trương và hướng dẫn của Agribank, mặt khác luôn được tổ chức phổ biến, tập huấn và quán triệt tới từng cán bộ tín dụng.
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, cụ thể như sau: - Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng:
Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết các hợp đồng tín dụng. Theo quy định của Agribank, Tổng giám đốc Agribank là người quy định giới hạn tối đa phê duyệt tín
dụng đối với Giám đốc các chi nhánh cấp I, cấp II và Sở giao dịch với hạn mức tùy thuộc từng điều kiện chi nhánh. Tại Chi nhánh Đống Đa, quyền phê duyệt dưới hạn mức cho vay cho phép thuộc về Giám đốc Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh có quyền ủy quyền cấp tín dụng cho Phó giám đốc và quy định hạn mức tín dụng cho Chi nhánh
Thanh Xuân là chi nhánh cấp III trực thuộc Chi nhánh Đống Đa nhưng không vượt quá
mức quy định của Giám đốc Chi nhánh. Trường hợp giá trị khoản vay vượt mức cho phép, Giám đốc Chi nhánh phải trình lên Tổng giám đốc Agribank quyết định, khi được cấp trên đồng ý, Chi nhánh mới được phép phê duyệt. Trường hợp phát hiện thấy
khả năng đầu tư không an toàn và rủi ro cao, Giám đốc Chi nhánh có quyền từ chối cho
49 vay và báo cáo kịp thời lên ngân hàng cấp trên.
- Xây dựng giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng: căn cứ vào các quy định pháp luật và định hướng của Agribank, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của Chi nhánh trong từng giai đoạn mà có những giới hạn an toàn cụ thể cho từng nghiệp vụ cho vay như vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh; giới hạn cho từng ngành nghề, sản phẩm; giới hạn an toàn cho nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn.
- Các quy định về tỷ lệ vay theo từng loại tài sản đảm bảo.
+ Đối với tài sản thế chấp: mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ. Riêng mức cho vay tối đa so với quyền sử dụng đất do Tổng giám đốc Agribank quy định cụ thể từng thời kỳ trong phạm vi mức nói trên.
Đối với bộ chứng từ xuất nhập khẩu thế chấp cho vay mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo.
+ Đối với tài sản cầm cố là giấy tờ có giá: mức cho vay tối đa bằng số tiền gốc cộng lãi chứng từ có giá trừ số lãi khách hàng phải trả cho ngân hàng trong thời gian xin vay.
+ Đối với tài sản cầm cố do khách hàng vay giữ, bên bão lãnh giữ hoặc bên thứ ba giữ như phương tiện vận tải, hàng hóa, các quyền góp vốn, quyền khai thác tài nguyên,.. .thì mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị TSBĐ. Trong trường hợp tài sản cầm cố do ngân hàng giữ thì mức cho vay tối đa là 75% giá trị TSBĐ.
- Quản lý và giám sát danh mục cho vay: định hướng tín dụng của Chi nhánh Đống Đa là xây dựng được danh mục cho vay an toàn, hiệu quả, vốn vay được phân bổ hợp lý nhằm phân tán rủi ro . Căn cứ vào tình hình thực tế và kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm mà Chi nhánh đề ra mà có sự thay đổi trọng số ưu tiên trong danh mục cho vay của mình.
- Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và đinh dạng RRTD: Trong quá trình cấp tín dụng, Chi nhánh sử dụng công cụ để đánh giá và phân loại khách hàng dựa trên hướng dẫn của Agribank và sự tích lũy kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu của Chi nhánh. Công cụ đo truyền thống được áp dụng phổ biến là hệ thống chấm
điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Khách hàng được phân nhóm khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình). Các công cụ chấm điểm tín dụng bao gồm “bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng” và “bảng các chỉ số tài chính chuẩn” cho các doanh nghiệp thuộc từng khối ngành kinh tế.
-Xây dựng hệ thống thông tin quản trị RRTD: Chi nhánh đã áp dụng phần mềm hỗ trợ quản lý cảnh báo rủi ro làm cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật, nhằm giúp các cấp lãnh đạo có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng, hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng, qua đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
-Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro được Chi nhánh thực hiện theo đúng quy định của Agribank và Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Tóm lại, chính sách quản trị RRTD của Chi nhánh Đống Đa được xây dựng dựa trên nguyên tắc quản trị RRTD toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn cấp tín dụng thông qua các quy trình, quy định của từng nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời, để phù hợp với xu hướng quản trị RRTD hiện nay của NHTM là chấp nhận mức độ RRTD nhất định trong hoạt động cho vay, Chi nhánh thực hiện chiến lược quản trị thống nhất của Agribank ban hành hàng năm. Đó là mức rủi ro chấp nhận được được xây dựng phù hợp với chiến lược kinh doanh, mục tiêu về lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.