2.2.2.1. về nhận diện rủi ro tín dụng
Để quản trị RRTD có hiệu quả thì việc đầu tiên cần làm tốt là phải nhận diện được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vay vốn của khách hàng, nhằm hạn chế tối đa những khoản vay có vấn đề. Công tác nhận diện rủi ro tại Chi nhánh Đống Đa nằm ở các khâu sau:
a) Phân tích, thẩm định hồ sơ vay của khách hàng vay vốn: tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực quản lý sản xuất kinh
51
doanh; đánh giá khả năng tài chính của khách hàng và phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng; thêm nữa là tính khả thi của dự án đầu tu hoặc hiệu quả kinh tế của phuơng án sản xuất kinh doanh; phân tích và đánh giá tính pháp lý và tính thanh khoản của các TSBĐ tiền vay; kiểm tra độ đáp ứng một số điều kiện tài chính. Qua đó, đánh giá sơ bộ về nguy cơ rủi ro của khách hàng, cho điểm tín dụng và xếp hạng rủi ro của khách hàng.
b) Kiểm tra và tiếp xúc thực tế với khách hàng: việc phân tích thông tin của khách hàng qua công tác thẩm định trên hồ sơ chỉ đua ra những đánh giá sơ bộ về khách hàng. Để có nhận xét toàn diện và sắc nét hơn đòi hỏi kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Có những yếu tố không thể đo đếm, định luợng cụ thể trên hồ sơ vay nhu lòng tin, đạ ođức, uy tín của khách hàng mà phải tiếp xúc trực tiếp mới cho cái nhìn khách quan nhất về khách hàng vay. Việc thuờng xuyên tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với khách hàng còn giúp cán bộ tín dụng nhận diện đuợc những rủi ro tiềm ẩn, thu thập thông tin từ thực tế, kiểm chứng lại thông tin trong hồ sơ qua đó nâng cao chất luợng thẩm định khách hàng vay. Việc kiểm tra thực tế này phải đuợc thể hiện trong biên bản làm việc với khách hàng.
2.2.2.2. về đo lường rủi ro tín dụng
Công tác đo luờng RRTD tại Chi nhánh Đống Đa chủ yếu đuợc thực hiện thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và quản lý danh mục cho vay nhằm đinh luợng mức độ rủi ro cho từng khách hàng, qua đó có chính sách vay phù hợp.
a) Đối với công tác xếp hạng tín dụng.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng của Chi nhánh Đống Đa là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng nhu không trả đuợc lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Mức độ RRTD thay đổi theo từng khách hàng và đuợc xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
STT
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền (tỷ đồng) +/- so với 2012 (%) Số tiền (tỷ đồng) +/- so với 2013 (%) Số tiền (tỷ đồng) +/- so với 2014 (%)
Khách hàng được phân làm hai nhóm: khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình).
Công cụ để chấm điểm tín dụng gồm: bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng và bảng các chỉ số chuẩn. Đối với mỗi nhóm khách hàng, bảng tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn định tính (tiêu chí phi tài chính) như năng lực và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, vị trí trên thị trường, quan hệ khách hàng với ngân hang... Bảng các chỉ số tài chính chuẩn là một công cụ để chấm điểm tín dụng dựa trên một số chỉ số tài chính căn bản như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ số vốn vay. Bảng chỉ số và giá trị chỉ số khác nhau cho mỗi loại khách hàng khác nhau.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, bảng chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp được chia thành nhiều nhóm ngành khác nhau như: ngành nông lâm ngư nghiệp; ngành thương mại dịch vụ; ngành xây dựng; ngành công nghiệp. Đối với bảng chấm điểm tín dụng được phân theo các tiêu chí: lưu chuyển tiền tệ, tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý, tiêu chí uy tín trong giao dịch, tiêu chí môi trường kinh doanh và tiêu chí theo các đặc điểm hoạt động khác.
Trách nhiệm của cán bộ có liên quan được phân định như sau: cán bộ tín dụng xác định các tiêu chí của từng khách hàng tín dụng để chấm điểm và xếp hạng khách hàng; cấp trưởng (phó) phòng tín dụng kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng; cuối cùng, giám đốc Chi nhánh (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng.
Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đối với khách hàng doanh nghiệp căn cứ trên các yếu tố như: ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các chỉ số tài chính và phi tài chính, sau đó tổng hợp và xếp loại khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân, các chỉ số đơn giản hơn bao gồm: chấm điểm các thông tin cá nhân, chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng và tổng hợp điểm, xếp loại khách hàng.
Hệ thống chấm điểm khách hàng được phân loại từ AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Trong đó loại A là nhóm khách hàng tốt, được đánh giá từ tối ưu. loại ưu và loại tốt với mức độ rủi ro thấp nhất. Loại B là trung bình, C là dưới
trung bình và D là loại yếu kém với mức rủi ro đặc biệt cao, ngân hàng hầu nhu không thu hồi đuợc vốn vay. Với mỗi loại khách hàng, Chi nhánh đều có quy đinh cấp tín dụng, đánh giá rủi ro và kiểm tra kiểm soát sau khi vay.
b) Đối với công tác quản lý danh mục cho vay.
Danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị định huớng cho hoạt động cấp tín dụng, nhằm đảm bảo tính lành mạnh, mức độ chuyên môn hóa, tính đa dạng của tài sản cho vay, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro ở mức độ tối đa và đạt đuợc lợi nhuận nhu mong muốn. Quản lý danh mục cho vay tại Chi nhánh Đống Đa đuợc xây dựng dựa trên huớng dẫn của Agribank và dựa trên các chuẩn mực kế toán. Thực trạng về hoạt động cho vay theo danh mục đuợc phản ánh qua các số liệu duới đây.
- Danh mục cho vay theo kỳ hạn:
1 Ngắn hạn 880 10 723 (9,2) 592 (18,12)
2____ Trung hạn 206 24,85 231 48______ 114 (50,65)
3____ Dài hạn_____ 245 (23,2) 293 65,5 311 6,14
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) KH Doanh nghiệp 1196 89,9 1088 87,2 ^904 88,9 KH Cá nhân "135 10,1 "159 12,8 713 11,1 066% 070% 060% 050% 040% 030% 020% 010% 000% 031% ■Ngắn hạn ■Trung hạn ■Dài hạn
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn
54
- Danh mục cho vay theo thành phần kinh tế:
(Đơn vị: Tỷ đồng)
■KH Doanh nghiệp
■KH Cá nhân
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh Đống Đa năm 2013-2015)
Bảng và biểu trên cho thấy Chi nhánh cho vay chủ yếu là các sản phẩm vay ngắn và trung hạn và cho vay phần lớn là khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ cho vay có sự giảm dần sau 3 năm, năm 2014 giảm mạnh 6,3% so với năm 2013. Hơn thế nữa, dư nợ vay dài hạn lại giảm 23,2% năm 2013 so với năm 2012 nhưng lại tăng trưởng mạnh mẽ 65,5% vào năm 2014. Dư nợ của năm 2015 giảm mạnh nhất trong trung hạn (giảm 50,65%) và ngắn hạn (giảm 18,12%), trong khi dư nợ dài hạn tăng lên (6,14%). Điều này cho thấy những bất ổn của thị trường tác động lên cơ cấu cho
vay theo kỳ hạn của Chi nhánh. Cho vay ngắn hạn có sự tăng trưởng đều và ổn định
hơn. Việc thay đổi trong cơ cấu vay theo chu kỳ ảnh hưởng đến công tác trích lập dự phòng rủi ro, sự tăng lên của các khoản vay dài hạn dẫn đến quỹ dự phòng rủi ro cho các khoản vay trên cũng tăng lên.
Khách hàng doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cho vay, tối thiểu là 87% tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này phản ánh lĩnh vực tập trung chủ yếu của Chi nhánh Đống Đa là khu vực doanh nghiệp với khoản vay dài hạn với những dự án, phương án vay lớn.
Tuy nhiên, có thể thấy xu hướng tăng của vay trung và dài hạn qua các năm. Do gắn liền với tài sản cố định và vốn cố định của khách hàng, tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại thường gắn liền với các dự án đầu tư. Tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại có thời gian hoàn vốn chậm, nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một phần từ lợi nhuận của chính dự án mang lại. Vì thế, khách chỉ có thể hoàn trả khoản vay có quy mô lớn thành nhiều lần khác nhau - thời hạn cho vay kéo dài trong nhiều năm. Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và biến động trong thời gian gần đây. Do đó, rủi ro tiềm ẩn từ các khoản vay trên là rất cao, thiệt hại lớn đến lợi nhuận của ngân hàng và cần có sự quản trị RRTD tốt để né tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
2.2.2.3. về kiểm soát rủi ro tín dụng
Các phương pháp kiểm soát rủi ro được chọn gồm: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa rủi ro. Trong từng phương pháp đó sẽ có những
biện pháp kiểm soát cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng điều kiện tình hình cụ thể. Các kỹ thuật kiểm soát RRTD được thể hiện trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của Chi nhánh Đống Đa như: quy trình cho vay và quản lý
tín dụng; quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; hạn mức tín dụng; chính sách đảm bảo tiền vay; công tác kiểm tra giám sát khoản vay;...
a) về quy trình cho vay và quản lý tín dụng:
56
quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình cho vay.
Quy trình cho vay bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước: thẩm định trước khi cho vay; kiểm tra giám sát trong khi cho vay và kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Quy trình xét duyệt cho vay phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: người thẩm định khoản vay (người trình hồ sơ vay) - người kiểm soát vay - người phê duyệt khoản vay.
- Người thẩm định khoản vay tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khoản vay. Người thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định tren cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ khách hàng, đưa ra đề xuất cho vay hay không cho vay.
- Người kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ
sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định của người thẩm định và đề xuất cho
vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin về khách hàng.
Đối với các khoản vay có tính phức tạp, Giám đốc Chi nhánh có thể quyết định thành lập tổ thẩm định hoặc tái thẩm định; phân công cán bộ thẩm định TSBĐ; thuê tư vấn có chức năng thẩm định các nội dung có liên quan đến khoản vay.
- Người phê duyệt khoản vay hay cụ thể là Giám đốc Chi nhánh: căn cứ vào hồ sơ khách hàng, báo cáo thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có) để ra quyết định cho vay với những khoản vay thuộc thẩm quyền.
b) về quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng:
Theo quy định của Agribank, Tổng giám đốc Agribank là người quy định giới hạn tối đa phê duyệt tín dụng đối với Giám đốc các chi nhánh cấp I, cấp II và Sở giao dịch với hạn mức tùy thuộc từng điều kiện chi nhánh. Trường hợp giá trị khoản vay vượt mức cho phép, Giám đốc Chi nhánh phải trình lên Tổng giám đốc Agribank quyết định, khi được cấp trên đồng ý, Chi nhánh mới được phép phê
duyệt. Trường hợp phát hiện thấy khả năng đầu tư không an toàn và rủi ro cao, Giám đốc Chi nhánh có quyền từ chối cho vay và báo cáo kịp thời lên ngân hàng cấp trên.
c) về hạn mức tín dụng:
Hạn mức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay của khách hàng, giá trị TSBĐ (đối với khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ và khả năng nguồn vốn của Agribank.
Đối với hạn mức tín dụng của một khách hàng cụ thể, tổng dư nợ không vượt quá 15% vốn tự có của Chi nhánh; tổng dư nợ cấp dư nợ tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. Trong trường hợp một khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng vượt quá giới hạn trên, Giám đốc
Chi nhánh trình Tổng giám đốc Agribank xem xét và trình cấp NHNN quyết định.
d) về chính sách đảm bảo tiền vay:
- Chi nhánh có quyền lựa chọn và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay không TSBĐ và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Trường hợp cho vay không có TSBĐ theo chỉ định của Chính phủ thì tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản vay này sẽ do Chính phủ xử lý.
- Trường hợp cho vay không có TSBĐ song trong quá trình sử dụng vốn vay, ngân hàng phát hiện khách hàng vay có vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, Chi nhánh có quyền yêu cầu khách hàng vay thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ sớm.
- Sau khi xử lý TSBĐ, nếu khách hàng hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đủ nghĩa vụ trả nợ, Chi nhánh có quyền yêu cầu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
e) về công tác kiểm tra giám sát khoản vay:
Kiểm tra giám sát khoản vay phải được thực hiện từ trước, trong và sau khi cho vay.
STT
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 58
đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phuơng án vay vốn, khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng và các điều kiện cho vay, quyếtđịnh cho vay.
- Kiểm tra trong khi vay: kiểm tra việc giải ngân cho vay theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra sau khi vay: thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi giải ngân của khách hàng, việc kiểm tra sử dụng vốn vay thực hiện lần đầu chậm nhất trong vòng 30 ngày đối với khách hàng vay.
Nội dung kiểm tra, giám sát gồm: việc sử dụng vốn theo mục đích trong hợp đồng tín dụng; biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn; hiện trạng, tình hình biến động hoặc