Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu 0098 giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP dầu khí toàn cầu chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 36)

a) Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, phương hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại. Đây là yếu tố tiên quyết để phát triển cho vay cá nhân. Nếu trong kế hoạch phát triển của các Ngân hàng mà hoạt động cho vay cá nhân không được chú trọng thì việc các khách hàng khi tiếp cận vốn cũng không được quan tâm, ngược lại nếu các Ngân hàng mà quan tâm đến phát triển cho vay cá nhân thì họ sẽ đưa ra các chính sản, sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng và tạo mọi điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn.

Đây là yếu tố quan trọng để các nhà hoạch định chiến luợc phát triển của Ngân hàng để phát triển cho vay nói chung và cho vay cá nhân nói riêng. Tài chính của Ngân hàng đó có tốt hay không nó dựa vào các yếu tố sau, số vốn chủ sở hữu; lợi nhuận thu đuợc năm sau so với năm truớc; tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng du nợ. Nếu các chỉ số trên của các Ngân hàng ổn định, thì Ngân hàng đó có tình hình tài chính lành mạnh, Ngân hàng đó sẽ uu tiên phát triển và mở rộng cho vay cá nhân hoặc nguợc lại sẽ thu hẹp cho vay cá nhân.

Thứ ba, các sản phẩm, dịch vụ cung cấp của các Ngân hàng thuơng mại. Đời sống của nguời dân ngày càng đuợc nâng lên, do vậy nhu cầu của con nguời ngày càng cao và đòi hỏi nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Do vậy yêu cầu các NHTM cần phải đua ra đuợc các sản phẩm tín dụng cá nhân kịp thời để phục vụ và đáp ứng nhu cầu với mọi đối tuợng khách hàng.

Thứ tư, cơ chế, chính sách cho vay cá nhân của Ngân hàng thuơng mại. Chính sách NHTM đua ra đóng vai trò rất quan trọng cho định huớng phát triển của Ngân hàng đó, khi một cơ chế, chính sách tín dụng cá nhân hợp lý, đúng đắn có khoa học sẽ giúp Ngân hàng thu hút đuợc khách hàng, giảm bớt rủi ro khi cho vay và tăng truởng tín dụng nhanh. Điều đó còn phụ thuộc vào tầm nhìn, chiến luợc định huớng phát triển của mỗi Ngân hàng.

Thứ năm, nguồn nhân lực.

NHTM muốn phát triển tốt không thể thiếu nguồn nhân lực tốt, một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, có các kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng xử lý các tình huống khi gặp phải. Một Ngân hàng có phát triển đuợc hay không điều đó phụ thuộc đội ngũ nhân viên, Ngân hàng đó cần có các chế độ đãi ngộ hợp lý để thúc đẩy động lực nhân viên làm việc, để thu hút khách hàng về cho Ngân hàng.

Thứ sáu, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ trong ngân hàng.

phải nằm ở các vị trí đẹp, trung tâm. Cơ sở hạ tầng tốt đẹp để phục vụ khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền cung như vay tiền của Ngân hàng. Bên cạnh đó cần có sự hệ thống hóa thông tin giúp cho công việc giải quyết được nhanh chóng, tránh gây mất nhiều thời gian trong công việc, tạo ra phong cách làm việc hiện đại của mỗi Ngân hàng.

b) Nhân tố khách quan

Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.

Đất nước có nền kinh tế ổn định nó sẽ thuận lợi cho sự phát triển ngành Ngân hàng, khi nền kinh tế ổn định và phát triển thì nó nâng cao đời sống người dân, tiêu dùng trong xã hội gia tăng, thúc đẩy mỗi người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Mặt khác chi tiêu nhiều hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho vay cá nhân để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngược lại nền kinh tế bị khủng hoảng rơi vào suy thoái, lạm phát gia tăng thì người dân thắt chặt chi tiêu, đầu tư rơi vào bế tắc không luân chuyển được vốn, hàng hóa sản xuất ra không bán được và tác động gián tiếp đến việc mở rộng và phát triển cho vay cá nhân của ngành Ngân hàng.

Một môi trường chính trị ổn định, xã hội có một đảng lãnh đạo, không có sự tranh giành quyền lực của các đảng phải, xung đột lợi ích của các tổ chức. Điều đó sẽ hạn chế được những rủi ro để tạo điều kiện yên tâm cho ngành Ngân hàng ổn định và phát triển.

Thứ hai, môi trường pháp lý.

Một nền kinh tế muốn ổn định và phát triển cần có một hành lang pháp lý thích hợp, phù hợp với điều kiện của từng đất nước. Một đất nước có được hành lang pháp lý rõ ràng, hệ thống pháp luật ra đời có tính đồng bộ, đầy đủ và thống nhất của các văn bản đồng thời gắn liền với trình độ dân trí, sự chấp hành của pháp luật đối với người dân. Hoạt động ngân hàng là huyết

mạch của nền kinh tế, là tổng thể của các thành phần kinh tế trong nước, nó chịu sự tác động của hệ thống Pháp luật Nhà nước, văn bản quy định của Ngân hàng Nhà Nước, luật các tổ chức tín dụng và mỗi Ngân hàng thương mại đều có hệ thống luật áp dụng riêng.

Do vậy để hoàn thiện một hệ thống luật ngành Ngân hàng đúng với cơ chế chính sách của nhà nước đề ra và phù hợp với thực tế là điều rất quan trọng và cần thiết để phát triển hệ thống Ngân hàng nói chung và từng mô hình cho vay nói riêng.

Hiện nay nước ta có nhiều Bộ luật ra đời và áp dụng chồng chéo nhau, chưa sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng. Trong điều kiện như vậy việc áp dụng và thực thi các bộ luật là rất khó thực hiện và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng.

Thứ ba, trình độ học vấn và năng lực tài chính vay vốn của khách hàng. Các khoản vay của khách hàng cá nhân khi thẩm định điều đầu tiên cần thẩm định là ý thức trả nợ của khách hàng và tiếp theo là tình hình tài chính của khách hàng. Khi một khoản vay đã được trao cho khách hàng, điều đó yêu cầu khách hàng phải sử dụng đúng mục đích, có kế hoạch trả nợ rõ ràng. Làm được những điều đó yêu cầu khách hàng phải có nhận thức, đạo đức tốt và có được năng lực Tài chính để trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, những khách hàng như vậy ít đem lại rủi ro cho Ngân hàng khi cho vay và ngược lại còn tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho vay hơn nữa.

Thứ tư, đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh là một vấn đề tất yếu để các Ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng việc nghiên cứu và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Kết quả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc các NHTM tìm ra các chiến lược kinh doanh cho riêng mình;

đưa ra các sản phẩm tín dụng nào phục vụ khách hàng cá nhân là tốt nhất; thời điểm để đưa ra sản phẩm tín dụng ưu việt hơn đối thủ cạnh tranh là nhằm thu hút được lượng khách hàng vay vốn nhiều hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay cá nhân, các chỉ tiêu để phán ánh tính chất cho vay cá nhân như: quy trình cho vay, đặc điểm cho vay, các hình thức cho vay... và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cá nhân của các NHTM Việt Nam. Để hiểu sâu sắc hơn về thực tế cho vay cá nhân đã được thực hiện như thế nào, ở Chương 2, Luận văn sẽ đi tìm hiểu và phân tích thực trạng mở rộng cho vay cá nhân tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GPBANK) - CHI NHÁNH

HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu 0098 giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP dầu khí toàn cầu chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w