Hiện nay, GPBank Hoàn Kiếm thực hiện cho vay khách hàng cá nhân theo đúng quy định tại số 2529/QĐ-HĐTV ngày 05/10/2015. Trong quy định này, trình tự cho vay khách hàng cá nhân đuợc quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất, yêu cầu tuân thủ cao, trình tự cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh có thể tóm tắt gồm những buớc sau:
- Chuyên viên khách hàng cá nhân tiếp cận khách hàng vay vốn, thẩm định khách hàng, tài sản bảo đảm, lập tờ trình lên Truởng phòng quan hệ khách hàng Kiểm soát.
- Sau đó chuyên viên khách hàng sẽ trình ban tín dụng chi nhánh (nếu đề xuất trong thẩm quyền phê duyệt của ban tín dụng chi nhánh, nếu vuợt quá hạn mức của ban tín dụng chi nhánh thì sẽ chuyển lên phòng tái thẩm định hổi sở - Hội sở xử lý).
- Sau khi ban tín dụng chi nhánh duyệt giải ngân, Phòng hỗ trợ tín dụng sẽ giải ngân trên hệ thống và luu trữ hồ sơ khách hàng.
- Kiểm tra giám sát trong khi vay.
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
Hồ sơ của một khoản cho vay khách hàng cá nhân sẽ đuợc thực hiện các buớc: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm trực tiếp tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện hành của GPBank tới các khách hàng, bao gồm các nhóm: Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân; sản phẩm huy động vốn; sản phẩm dịch vụ gia tăng, Ngân hàng hiện đại... Sau đó huớng dẫn khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cung cấp
hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ đồng thời kiểm tra tính phù hợp của các hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Đây là bước rất quan trọng để có thể đưa ra quyết định tín dụng. Sau khi đánh giá tổng thể cán bộ quan hệ khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cần phải đánh giá chính xác những thông tin như:
- Thông tin khách hàng: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, lịch sử tình trạng gia đình, thông tin nghề nghiệp và các thông tin có liên quan khác.
- Năng lực tài chính của khách hàng: đánh giá tình hình tài chính của khách hàng như thu nhập, lương thưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh,...
- Lịch sử quan hệ tín dụng: bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến những quan hệ tín dụng của khách hàng tại GPBank và tại các tổ chức tín dụng khác.
- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn: phân tích tính khả thi, tính hiệu quả của phương án vay vốn.
- Tài sản đảm bảo: xem xét tính pháp lý, tính khả mại, giá trị tài sản, ...
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong phạm vi thẩm quyền của Chi nhánh: Cán bộ quan hệ khách hàng lập chuyển tờ trình tín dụng đã được Trưởng phòng ký phê duyệt lên ban tín dụng chi nhánh. Ban tín dụng xem xét và ra quyết định tín dụng.
Khoản vay vượt thẩm quyền của Ban tín dụng Chi nhánh: Chi nhánh trình phòng tái thẩm định Hội sở - GPBank phê duyệt.
Bước 4: Giải ngân
Sau khi có quyết định cấp tín dụng, khách hàng và Ngân hàng thực hiện ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo và các điều kiện khác trong quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng. Căn cứ hợp đồng tín dụng và các chứng từ
giải ngân, các bộ phận có liên quan thực hiện giải ngân cho khách hàng theo đúng quy định.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo các nội dung:
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính và các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay.
- Kiểm tra, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, cán bộ phụ trách cần phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo, xử lý kịp thời; định kỳ hàng tháng thực hiện đánh giá lại khoản vay, thực hiện Phân loại nợ theo thông tư 02 của NHNN và các văn bản hướng dẫn của GPBank để ra chính sách cấp tín dụng phù hợp và là căn cứ để tính toán trích lập dự phòng rủi ro hàng quý.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng trả hết nợ, Ngân hàng thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng đồng thời thực hiện giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng quy định
■ Xác nhận độc thân
■ Quyết định ly hôn ■ Giấy đăng ký kết hôn
2. Giấy tờ CM mục đích sử dụng vốn ■ Hợp đồng hứa mua/hứa bán
■ Giấy biên nhận đặt cọc
■ Giấy phép xây dựng, sửa chữa, bản vẽ
■ Hợp đồng thi công, bảng dự toán ■ Chứng từ hoàn công
■ Hợp đồng mua bán xe/báo giá ■ Hợp đồng mua bán hàng hóa/ Đơn đặt
hàng.
■ Sổ hồng/sổ đỏ/ tờ khai thuế trước bạ/thuế SDĐ
■ Giấy đề nghị vay vốn ■ Phương án vay vốn
3. Giấy tờ Tài sản đảm bảo
■ Sổ hồng/sổ đỏ
■ Tờ khai phí trước bạ/tờ khai nộp thuế
SDĐ
4.1 Từ Lương
■ HĐLĐ/quyết định bổ nhiệm
■ Bảng lương/sao kê tài khoản 3 tháng gần nhất
■ Xác nhận lương
4.2 Kinh Doanh Cá Thể
■ Giấy phép đăng ký kinh doanh ■ Biên lai thuế 3 tháng gần nhất ■ Hóa đơn xuất/nhập hàng ■ Sổ sách bán hàng
4.3 Doanh nghiệp tư nhân ■ GCN đăng ký kinh doanh ■ GCN mã số thuế
■ Biên lai thuế 6 tháng gần nhất ■ Báo cáo tài chính
■ Hợp đồng kinh tế(đầu vào/đầu ra) 4.4 Công ty TNHH
■ GCN đăng ký kinh doanh/mã số thuế
■ Bổ nhiệm GĐ /kế toán trưởng ■ Biên bản họp HĐTV/Góp vốn ■ Biên lai thuế 6 tháng gần nhất ■ Báo cáo tài chính
■ Hợp đồng kinh tế(đầu vào/đầu ra) 5. Giấy tờ khác
■ Hóa đơn điện thoại bàn 47
2013 196
2014 811 615 313,78
2015 206 -605 -74,60
48