Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là đại diện quốc gia của các DNNVV, hiệp hội có mạng lưới ở tất các tỉnh thành tại Việt Nam, đóng vai trò quan trong việc phát triển của các DNNVV. Vì vậy hiệp hội DNNVV Việt Nam
có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho vay thông qua các hoạt động sau: - Hiệp hội DNNVV Việt Nam cung cấp những thông tin và phân tích kinh doanh các ngành dựa trên khả năng cạnh tranh trong nước và trong khu vực. Là nơi trao đổi những thông tin về chính sách, pháp luật, khoa học- công nghệ, sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước với các DNNVV.
- Hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động tài chính, tín dụng, bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn, hỗ trợ và khuyến khích các DNNVV minh bạch về tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng khi vay vốn.
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào năng lực quản lý của các doanh nghiệp. Hiệp hội có thể hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực thông qua các hoạt động như: Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng biên soạn.. các tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng đội ngũ quản lý và đội ngũ lao động về kiến thức chung cũng như nâng cao trình độ xây dựng, phân tích dự án, kỹ năng quản lý...
- Tăng cường trao đổi, phản biện đề xuất với Chính phủ và các cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật liên quan đến các DNNVV nhằm đảm bảo lợi ích cho các DNNVV, tạo điều kiện phát triển. Thực hiện thúc đẩy các bộ ban ngành thành lập Quỹ đầu tư phát triển DNNVV giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực.
- Kết hợp với các hiệp hội khác để tăng cường giao lưu hợp tác, xúc tiến, quảng bá thông qua các chương trình như : “Hàng đổi hàng” , người Việt dùng hàng Việt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã trình bày ba nội dung nghiên cứu chính là định hướng cho vay đối với KHDNNVV của VIB, giải pháp nâng cao chất lượng cho vay và đi kèm là các kiến nghị.
Trên cơ sở những thực trạng cho vay DNNVV của VIB đã chỉ ra trong chương 2, chương 3 của luận văn đã xây dựng một hệ thống bảy giải pháp chính
(i)Xác định đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trọng tâm hướng đến, (ii) Xây dựng chính sách phù hợp với KHNVVN, (iii) Xây dựng bộ sản phẩm dành cho KHDNNVV, (iv) Cải tiến quy trình dành cho KHDNNVV, (v) Nâng cao công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn, (vii) Tăng cường tập huấn, xây dựng bộ quy tắc ứng xử của nhân viên/ chuyên viên ngân hàng, (viii) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Bên cạnh đó, chương 3 luận văn đã trình bày một số kiến nghị quan trọng với NHNN và với hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để đảm bảo các giải pháp trên có thể thực hiện một cách đồng bộ và phát huy hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tham gia vào hầu hết các ngành nghề kinh tế trên khắp cả nước, khẳng đinh vị thế và vai trò qua trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp hơn 40% GDP của cả nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ở Việt Nam hiện nay, với số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98% tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế mặc dù rơi vào khủng hoảng. Sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đáng kể, và các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý đều thống nhất cần phải có những chính sách, những trợ giúp khu vực doanh nghiệp SMEs để tạo nền tảng phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Từ những vai trò ngày càng quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa thì rất nhiều NHTMCP xem các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng tiềm năng cần hướng đến thể hiện rõ ràng ở những chính sách cho vay của các ngân hàng.
Luận văn: “ Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với nhóm khách hàng trên. Các kết quả đạt được của luận văn được thể hiện qua những khía cạnh chính như sau:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày những khái niệm cơ bản về ngân hàng thương mại, những đặc điểm của ngân hàng thương mại. Đưa ra khái niệm về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cách phân loại, đặc điểm cũng như vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, luận văn cũng giải thích về khái niệm “cho vay” và chất lượng cho vay. Các tiêu chí đánh giá về
chất lượng cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ hai, luận văn đã cung cấp được thông tin cơ bản nhưng cũng khái quát đầy đủ về ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Đặc biệt là thực trạng cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó phân tích ra những kết quả đạt được, những nguyên nhân hạn chế.
Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại và những thông tin về tăn trưởng cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế Việt Nam sắp tới, luận văn xây dựng một hệ thống giải pháp cụ thể bao gồm bảy giải pháp và các kiến nghị đi kèm để thực thi nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian sắp tới.
Tóm lại, luận văn với ba chương đã giải quyết triệt để mục tiêu nghiên cứu đề ra. Hoàn thiện luận văn này, tác giả mong muốn góp một phần kiến thức của mình vào vấn đề tăng trưởng cho vay đối với nhóm khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên do han chế về nguồn số liệu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tác giả thành thật mong quý thầy cô và các bạn quan tâm đóng góp và bổ sung những vấn đề chưa được đề cập tới để luận văn thêm hoàn chỉnh.
1. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
2. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2016), thông tư 39/2016/TT-NHNN. 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), thông tư 02/2013/TT-NHNN. 4. Nghị định chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2004), Cẩm nang tín dụng. 6. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2014 - 2016), Báo cáo thường niên. 7. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2017), Quy trình cho vay trong nước đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
8. TS. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.
9. Thùy Linh - Việt Trinh (2014), Quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng 2014, NXB Tài chính.
10. Lê Bá Minh Long (2011), Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế TP HCM, HCM
11. TS.Đoàn Tranh (2015), Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng trưởng kinh tế, Tạp chí kinh tế
12. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội
13. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, 2011, Giáo trình Ngân hàng thương mại.
NXB Thống kê
14. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại (Bản dịch), NXB Tài chính - Hà Nội.
Tên công ty
Số đăng ký kinh doanh Ngày cấp
Ngành nghề □ Nông, lâm nghiệp và thủy sản
□ Công nghiệp và xây dựng □ Thương mại và dịch vụ □ Ngành khác... Các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng đang sử dụng □ Tài khoản thanh toán
□ Tiết kiệm
□ vay vốn hạn mức □ Vay món
□ Vay đầu tư tài sản cố định □ Bảo lãnh
□ Tài trợ thương mại
□ Khác...
Doanh thu □ Dưới 10 tỷ □ 10 -20 tỷ □ Trên 20 tỷ
www.sbv.gov.vn www.vib.com.vn www.cafef.vn www.thuvienphapluat.com www.cpaaustralia.com.au Tiếng Anh
1. Dr Elango Rengasamy, Small & Medium Enterprises-The Backbone for Growth & Development, tham luận tại hội thảo SMEs Việt Nam tại Đà Nang ngày 2-4/8/2016.
2. Peter S Rose (1999), Commercial Bank Management, Mc.Graw- Hill
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)
□ Trên 200 người
Số năm quan hệ với VIB □ Chưa từng phát sinh giao dịch
1. Nhân viên thực hiện giao dịch chính xác và nhanh chóng I I I I
2. Ngân hàng cung câp đúng dịch vụ tại thời điêm đã cam kêt I I I I
3. Ngân hàng bảo mật thông tin và giao dịch của khách hàng I I I I
4. Ngân hàng luôn giữ chữ tín với khách hàng và xem quyền lợi
của khách hàng là trên hêt I I I I
II - TÍNH ĐÁP ỨNG I I I I
1. Nhân viên ngân hàng luôn phục vụ công bằng với tât cả khách
hàng I I I I
2. Ngân hàng áp dụng chính sách giá linh hoạt, mức lãi suât cạnh
tranh và biêu phí giao dịch hợp lý I I I I
III - PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH I I I I
1. Ngân hàng có chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, thuận
tiện I I I I
2. Ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và dễ sử
dụng I I I I
3. Sản phâm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú và phù hợp I I I I
4. Ngân hàng có trang thiêt bị và máy móc hiện đại, cơ sở vật
chât đầy đủ (ghê chờ, sách báo, nước uống...) I I I I
5. Trang web đầy đủ thông tin, tờ rơi quảng cáo sản phâm, dịch
vụ hâp dẫn I I I I
6. Nhân viên ngân hàng ăn mặc gọn gàng, lịch sự và ân tượng I I I I
□ Phát sinh giao dịch từ 1-3 năm □ Phát sinh giao dịch trên 3 năm □ Khác
□ Xin Quý khách vui lòng Tích ( X) vào các ô tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VIB
giản, thời gian giao dịch nhanh chóng I I I I
2. Nhân viên có trình độ chuyên môn và thao tác nghiệp vụ tốt I I I I
3. Nhân viên lịch thiệp, ân cần, sẵn sàng phục vụ và hướng dẫn
khách hàng I I I I
4. Nhân viên luôn tư vấn giải pháp tốt nhất cho khách hàng và tư
vấn cho khách hàng sản phẩm tốt nhất I I I I
V - HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ I I I I
1. Ngân hàng có các hoạt động marketing hiệu quả, ấn tượng I I I I
2. Các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng sau bán
hàng của ngân hàng tốt, đáng tin cậy I I I I
3. Nhân viên luôn chú ý đến nhu cầu của khách hàng I I I I
4. Nhân viên hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ và dễ
hiểu I I I I
□ Có giới thiệu
□ Không giới thiệu
O Khác
2. Với mong muốn ngày càng phục vụ tốt nhu cầu của Quý khách, xin Quý khách nêu một vài điểm VIB cần cải tiến, bổ sung, nâng cấp trong thời gian tới.