Dư nợ của khối KHDNNVV mặc dù có sự tăng lên qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng không quá cao trong tổng dư nợ toàn hàng. Đặc biệt, chưa có những chính sách thúc đẩy nhóm khách hàng tiềm năng, dẫn đến gặp khó khăn trong việc phát triển dự nợ cũng như gắn kết lâu dài với khách hàng, Đặc biệt trong bối cảnh các NHTM khác có những sản phẩm chính sách tốt, cập nhật thường xuyên, có tính cạnh tranh cao thu hút được nhóm khách hàng chất lượng tốt.
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn mặc dù thấp nhưng vẫn còn tồn tại, đặc biệt là nhóm khách hàng tái cấp- khách hàng cũ xuất hiện nợ xấu chiếm tỷ trọng cao.
Hiện nay, chính sách cho vay của VIB đối với KHDNNVV chưa được quy định rõ ràng. Các đơn vị kinh doanh cũng như các cán bộ làm việc còn nhiều vướng mắc. Do đặc thù về quan điểm tín dụng, VIB tập trung quá nhiều vào điều kiện về tài sản bảo đảm. Dẫn đến chưa thật sự quan tâm đến nhóm khách hàng có kế hoạch kinh doanh khả thi, nguồn trả nợ tuy nhiên chưa đáp ứng đủ điều kiện về tài sản. Do vậy đánh mất một nhóm khách hàng tiềm năng. Nhóm khách hàng mới hoạt động, thành lập có nhu cầu cần vay vốn ngân hàng cũng chưa được quan tâm. Mặc dù ngân hàng đã có những động thái mở rộng sản phẩm tuy nhiên cũng chưa hiệu quả vì điều kiện quá chặt chẽ. Bên cạnh đó, hệ thống quy định về việc định giá tài sản thay đổi nhiều, các đơn vị định giá tài sản thay đổi liên tục, khiến quy trình định giá không thống nhất. Giá trị tài sản thay đổi nhiều do có nhiều đơn vị định giá khác nhau. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến uy tín trong công việc của VIB với khách hàng. Hiện nay, VIB đã đưa vào khung giá tài sản tham khảo tại các khu vực, đồng thời thống nhất 01 đơn vị định giá tài sản duy nhất tuy nhiên do quy định này mới đưa vào thực hiện nên còn nhiều vướng mắc.
Quy trình của VIB chưa thật sự rõ ràng trong các bước thực hiện. Đặc biệt khi chỉ mới cuối năm 2017, đầu năm 2017, đã có nhiều chính sách sát nhập, chia khối khác nhau.... Việc tách khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa ra khỏi khối doanh nghiệp nhằm mục đích quy chuẩn việc phân loại nhóm khách hàng khác nhau, để có những chính sách riêng cho từng nhóm. Mặc dù vậy lại thiếu các văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện, dẫn đến việc chậm trễ trong quy trình. Cán bộ quản lý khách hàng cũng như các phòng ban liên quan gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc. Bởi vậy khách hàng thuộc đối tượng KHDNNVV khi đánh giá chất lượng cho vay của VIB đều
đánh giá không cao về quy trình thực hiện, thời gian lâu, tiến độ thực hiện chưa đảm bảo được nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng. Tuy nhiên, việc phân quyền phán quyết cho vay cho khối KHDN SME cũng là bước đột phá mới. Đối với các khoản vay dưới 5 tỷ sẽ do giám đốc trung tâm khối KHDN SME phê duyệt. Mặc dù rút ngắn thời gian hơn, tuy nhiên, do cũng chưa có quy trình rõ ràng nên hiệu quả của việc phân quyền trên chưa được cao.
Việc cho cả khối Khách hàng cá nhân cũng có thể cho vay doanh nghiệp nhỏ cũng tạo ra sự cạnh tranh không đáng có giữa nội bộ ngân hàng. Trong khi những chính sách của các khối là khác nhau đối với 01 nhóm khách hàng sẽ dẫn đến những những bất cập về chính sách.
Việc huy động vốn mặc dù đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay của VIB, tuy nhiên lại phụ thuộc vào một số nhóm chủ yếu như nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn. Khi có biến động nhỏ cũng có thể gây nên mất cân đối hay thiếu hụt nguồn vốn. Do vậy, VIB cần đa dạng hóa các kênh huy động, đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng được ổn định.
Nhân sự của VIB biến động khá nhiều, đặc biệt với bộ phận quản lý khách hàng, song song với việc chất lượng nhân sự chưa quá cao, khả năng thẩm định đánh giá khách hàng còn hạn chế, cách ứng xử giao tiếp chưa đạt được sự hài lòng của tất cả các khách hàng, Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa được diễn ra thường xuyên, đa phần là theo chuyên đề hoặc định kỳ với thời gian dài.
Hệ thống công nghệ thông tin mặc dù có sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài, cập nhật hệ thống LOS. tuy nhiên trước sự phát triển công nghệ hiện tại, VIB chưa cập nhật được xu thế mới, đặc biệt các hệ thống báo cáo còn phải thông qua nhiều bước, nhiều hệ thống khác nhau...