và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Tình hình dư nợ đối với KHDNNVV tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam thông qua các số liệu sau:
* Chỉ tiêu dư nợ và chất lượng nợ
Cùng với sự gia tăng trong tổng dư nợ của VIB tổng dư nợ đối với DNNVV năm 2016 đã tăng 2318 tỷ so với năm 2005 (lên tới 10.157 tỷ đồng). Bảng sau đây cho thấy cụ thể:
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của VIB
Dư nợ theo nhóm nợ SMEs Nợ nhóm 1 5.300 7.745 10.068 Nợ nhóm 2 69 65^ 60 Nợ nhóm 3-5 48 29 29 Chỉ tiêu nợ Chỉ tiêu nợ quá hạn/ tổng dư nợ %0.27 0.2% 0.15% Chỉ tiêu nợ xấu/ tổng dư nợ 0.11 % 0.06% 0.05% 46
năm. Điều này cho thấy sự phát triển ổn định của VIB trong khoảng thời gian 2014-2016. Đặc biệt là tổng dư nợ 2016 tăng mạnh 12.403 tỷ cho với mức tăng của năm 2015 là 5.133 tỷ, mức độ tăng trưởng hơn 2 lần. Những chính sách mới trong hoạt động cho vay đã phát huy được tác dụng rõ rệt. Ngoài sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối khách hàng cá nhân thì khối KHDNNVV cũng đã đóng góp tăng trưởng thêm 2.318 tỷ từ năm 2015 đến năm 2016.
Dư nợ tập trung chủ yếu vẫn là ngắn hạn, đặc biệt với khối SMEs. Dư nợ ngắn hạn chiếm đến gần 80% trong năm 2016 và chủ yếu là hạn mức cho các công ty. Các sản phẩm thế mạnh như Fastloan đã mang đến những tăng trưởng đáng kể trong dư nợ của khối KHDNNVV. Bên cạnh đó, qua cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của khối SMEs, dư nợ trung hạn cũng tăng mạnh từ 1.095 tỷ trong năm 2015 đến 1.272 tỷ trong năm 2016. Việc tăng trưởng dư nợ trên cũng một phần nhờ đóng góp của sản phẩm Autoloan ( cho vay ô tô), riêng về thị phần ô tô, VIB cũng đã chứng minh được chỗ đứng của mình. Dư nợ dài
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Dư nợ bình quân năm 43.15
4
48.131 61.21
5 Dư nợ bình quân năm
khối KHDNNVV
5.402 7.901
10.23 4
hạn chủ yếu vẫn là đầu tư tài sản cố định... của các doanh nghiệp và tăng trưởng nhẹ từ năm 2014 đến năm 2016
Chỉ tiêu nợ quá hạn của nhóm KHDNNVV của ngân hàng VIB được giữ ở mức rất thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm 2014 (0.27%), 2015 (0.2%) đến năm 2016 (0.05%). Trên thực tế, dư nợ của nhóm KHDNNVV cũng không cao, chiếm chỉ 1/6 tổng dư nợ của toàn ngân hàng. Nguyên nhân một phần là do những chính sách của VIB chưa thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nhóm khách hàng trên, chính sách chặt chẽ. dẫn đến dư nợ còn thấp. Nhưng cũng vì vậy, mà giảm thiểu được tỷ lệ nợ quá hạn.
Đối với tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng năm 2016 chiếm 1.49%4 thì mức tỷ lệ nợ xấu của nhóm KHDNNVV chiếm tỷ trọng không nhiều chỉ 0.05%. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng trên và của toàn ngân hàng vẫn nằm trong giới hạn của Ngân hàng nhà nước (<3%). Tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều ở mức cho phép. Đó là do NH đã cơ cấu lại các khoản vay như mở rộng và điều chỉnh kỳ hạn. Như vậy, hoạt động cho vay đối với DNNVV tại VIB gặp ít rủi ro hơn, bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu của khối thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng. Nguyên nhân là VIB luôn nắm bắt xu hướng phát triển của các DNNVV, thêm vào đó chủ trương của VIB là tiếp cận với các DNNVV làm ăn hiệu quả, có phương án sản xuất kinh doanh tốt. Để đạt được kết quả trên là do VIB đã tăng cường thu nợ bao gồm các khoản nợ tới hạn và các khoản nợ khó đòi. Ngoài ra, Ngân hàng cũng tăng cường thu hồi các khoản vay có nguy cơ rủi ro lớn, nhất là các khoản nợ khó đòi. Ngân hàng cũng thực hiện lành mạnh hóa hoạt động cho vay. Vì thế, tình hình nợ xấu của VIB nói chung và khối KHDNNVV nói riêng luôn nằm trong tầm kiểm soát. Nhìn chung, chất lượng cho vay của VIB đã được bảo đảm tăng lòng tin của khách hàng. Trong năm 2016, VIB đã thực hiện nhiều biện pháp
4www.vib.com.vn
để tăng cường kiểm soát và nâng cao năng lực của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, hệ thống nhận diện rủi ro tín dụng. Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp quản trị chất lượng tín dụng, VIB cũng đã tập trung xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh trước đó, kết quả là tỷ lệ nợ xấu của VIB giảm từ 2,07% tại thời điểm cuối năm 2015 xuống còn 1,49% tại thời điểm cuối năm 2016 (không bao gồm nợ xấu mua lại từ VAMC).
* Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay
5 112.146 4 Doanh số thu nợ bình
quân năm khối
KHDNNVV 15.46 5 20.154 31.15 4 Vòng quay vốn cho vay 2.3 7 2.33 2.4 3 Vòng quay vốn cho vay KHDNNVV 2.8 6 2.55 3.0 4
^2 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 1.936 2.293 2.344 “3 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay
KHDNNVV
615 "7ĨÕ ^815 “4 Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động
cho vay/ tông lợi nhuận
77% 66% 80%
^^ 5
Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho
vay KHDNNVV/ tông lợi nhuận
24% 20% 28%
^6 Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay/ tông dư nợ
5.9% 7.3% 4.9%
XX---7---XTX---7---7 —7—TX ---7777T
Vòng quay vốn cho vay của khối SMEs cao hơn vòng quay vốn của toàn ngân hàng qua các năm từ 2014-2016. Điều này cho thấy, tốc độ luân chuyển quay vòng vốn của khối SMEs cao hơn so với trung bình cả ngân hàng. Vòng quay vốn cho vay cao có nghĩa là nguồn vốn cho vay luân chuyển nhanh, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn cao có thể được
49
hiểu là ngân hàng với một số vốn nhất định, thì có thể tham gia tài trợ cho nhiều lĩnh vực trong một khoảng thời gian và đem lại nhiều lợi nhuận.
Vòng quay vốn của khối SMEs năm 2016 đạt ~3 vòng/ năm. Điều này cũng phản ánh cơ cấu cho vay của ngân hàng. Với vòng quay 03 vòng/ năm nghĩa là thời gian mỗi khế nước là 04 tháng (120 ngày) là phù hợp với các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp có đầu ra rõ ràng, vòng quay vốn nhanh... Việc VIB yêu cầu đánh giá, phân tích kỹ càng vòng quay vốn của các doanh nghiệp phản ánh rõ nét trong tỷ lệ vòng quay vốn của toàn khối. Từng lần tài trợ VIB kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng, đánh giá mục đích vay vốn và khả năng trả nợ của khách, qua đó giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay của doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Dư nợ ngân hàngngân hàng thương mại. Mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng là lợi nhuận,42.644 42.644 60.180 phần thặng dư mà mình tạo ra là lớn nhất. Chỉ tiêu lợi nhuận cho vay phản ánh khả năng sinh lời của các khoản ngân hàng cho vay, cho biết một đồng cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.. Tỷ trọng từ lợi nhuận cho vay/tổng dư nợ tăng không đều qua các năm: Năm 2014 đạt 5.9% năm 2015 tăng vọt lên 7.3% và cuối năm 2016 giảm còn 4.9%. Nguyên nhân là trong giai đoạn 2015-2016, VIB đã mở rộng mạng lưới các chi nhánh. Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng phải nâng cao chất lượng cho vay nhưng không phải lúc nào cũng song song với việc tăng lợi nhuận. Chất lượng cho vay tăng cũng thể hiện ở việc tăng mạng lưới hoạt động để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất đồng thời tăng chi phí hoạt động. Khi tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn mức độ tăng chi phí sẽ dẫn tới lợi nhuận bị sụt giảm.
Từ bảng phân tích trên ta cũng thấy, lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng lợi nhuận. Điều này phản ánh bản chất của ngân hàng là kênh luân chuyển vốn từ những nơi có nguồn vốn nhàn rỗi đến những nơi cần vốn. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tăng từ 66% (2015) lên đến 80% trong năm 2016 cho thấy ngân hàng đã tích cực phát triển các kênh cho vay, đem lại nguồn lợi nhuận bền vững và truyền thống cho ngân hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chiếm tỷ lệ cao. Trong năm 2015 chỉ số này chỉ là 20% nhưng sang năm 2016 đã tăng lên 28%. Điều này cho thấy định hướng thay đổi rõ rệt của ngân hàng khi tập trung hơn vào nhóm KHDNNVV. Nhóm khách hàng trên đem lại lợi nhuận ổn định, đồng thời khi có biến động cũng sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ví dụ, nếu nhóm khách hàng lớn tất toán dư nợ chuyển đổi sang ngân hàng khác hoặc những thay đổi trong chính sách của các ngành nghề như bất động sản, xuất nhập khẩu, xây dựng.. .sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cho vay ngân hàng, gây nên sụt giảm
nghiêm trọng về doanh thu, lợi nhuận và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc chuyển đổi tập trung cho vay sang DNNVV là bước đi đúng đắn và cần có những chiến lược cụ thể nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian sắp tới tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam.
* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Tổng vốn huy động khối SMEs 2.441 3.751 4.952
Hiệu suất sử dụng vốn 115% 125% 110%
vấn đề huy động vốn được quan tâm hàng đầu.Nguồn vốn quyết định đến quy mô hoạt động mà quy mô cho vay của ngân hàng. Bởi nguồn vốn huy động có dồi dào thì nguồn cho vay mới ổn định, lợi nhuận ngân hàng được đảm bảo. Nguồn vốn đồng thời cũng quyết định đến khả năng thanh toán, chi trả, đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường kinh tế.
Hiệu suất sử dụng vốn toàn ngân hàng đều trên 100% qua các năm cho thấy VIB hiện đang thực hiện rất tốt khả năng huy động vốn. Song song với việc phát triển kênh cho vay, hiện nay VIB đẩy mạnh kênh huy động vốn bằng cách phát triển nhiều sản phẩm huy động vốn mới, có nhiều chương trình thúc đẩy huy động, tặng quà tri ân... Tổng nguồn vốn huy động đảm bảo chi trả cho các khoản cho vay cho thấy VIB kiểm soát và cân bằng nguồn vốn, nâng cao chất lượng, uy tín cho vay cũng như ngân hàng.
Mặc dù vậy, hiệu suất sử dụng vốn khối SMEs còn chưa cao, chưa đủ đảm bảo tỷ lệ cho vay của khối. Mặc dù đặc thù của các DNNVV là cần vốn, tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp trên đều không có nguồn vốn nhàn rỗi tại các thời điểm. Bên cạnh đó, có rất nhiều DNNVV tận dụng được vốn tự có, vốn huy động khác, vốn chiếm dụng... nên nguồn vốn nhàn rỗi nhiều. Tuy vậy, nhưng khối KHDNNVV nói riêng và VIB nói chung chưa khai thác triệt để được nhóm khách hàng trên. Mặc dù vậy, hiệu suất sử dụng vốn của khối SMEs cũng tăng đều qua các năm từ 2014 (45%) đến năm 2016 (49%). Hiện nay, nguồn vốn huy động chính của cả ngân hàng vẫn là từ khối khách hàng doanh nghiệp lớn và huy động từ khách hàng cá nhân, tuy nhiên trong thời gian sắp tới, khối KHDNNVV sẽ có những thay đổi tích cực về huy động vốn, do định hướng chính sách của VIB hướng đến phát triển bền vững đảm bảo cân bằng giữa nguồn cho vay và huy động.