CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu 0158 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quốc tế VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25)

1.3.1. Khái niệm về cho vay

Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng , để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Đối với hầu hết khách hàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, Ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt nhất. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng thường là nguồn bổ sung vốn chủ yếu. Hoạt động cho vay của các Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Cho vay là nghiệp vụ lâu đời nhất của ngân hàng, là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho Ngân hàng song cũng mang lại nhiều rủi ro. Trong thông tư số: 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay được định nghĩa như sau : “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

1.4. CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4.1. Các phương thức cho vay của Ngân hàng thương mại với doanhnghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa

1.4.2.1. Cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn không quá 12 tháng nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn ngắn hạn. Hầu hết những khoản cho vay là nhằm hỗ trợ cho việc tăng dự trữ hàng hoá, dịch vụ cho nguời vay hoạt động theo mùa. Khoản vay này được hoàn trả khi hàng tồn kho của người vay được

bán và các khoản thu của nó được thu hồi; lãi suất chỉ được tính trên số vốn vay thực. Căn cứ vào tính chất của việc cấp vốn và phương pháp cho vay của ngân hàng, các hình thức cho vay ngắn hạn bao gồm: Vay theo hạn mức tín dụng, vay từng lần, chiết khấu giấy tờ có giá, thấu chi, bao thanh toán...

1.4.2.2. Cho vay trung dài hạn

Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng đối với cho vay trung hạn và từ 60 tháng trở lên đối với cho vay dài hạn. Cho vay trung dài hạn cho doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản mới. Vì thời gian dài nên loại cho vay này chứa mức đổ rủi ro cao. Trong một khoảng thời gian dài, các Ngân hàng thương mại không hoặc hạn chế cho vay dài hạn, thậm chí cũng không cho vay trung hạn, bởi vì thiếu các công cụ để quản lý rủi ro nảy sinh từ các hình thức cho vay trên, nhất là thiếu nguồn vốn lâu dài và khó huy động vốn. Nhưng sau này để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, các Ngân hàng phải dần chú ý đến phần thị trường cho vay trung, dài hạn và thay đổi phương thức của họ phù hợp với bối cảnh mới, đặc trưng bởi sự khuyến khích của chính quyền cũng như sự phức tạp hoá của thị trường tiền tệ hoặc tác động của sự rối loạn gắn chặt với thói quen. Cho vay trung và dài hạn thưòng dùng để tài trợ cho việc mua tài sản cố định hoặc mở rộng sản xuất với quy mô lớn, cấp tài chính cho việc thay đổi về công tác kiểm soát công ty hoặc mua lại khoản vay cho vay tuần hoàn.

Các hình thức cho vay trung- dài hạn bao gồm: cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, cho thuê tài chính.

1.4.2. Khái niệm về chất lượng cho vay

Thông qua hoạt động cho vay của NHTM, các DNNVV sử dụng các khoản cho vay trên vào sản xuất, kinh doanh. với kỳ vọng tạo ra được

lợi nhuận đảm bảo khả năng trả gốc lãi cho Ngân hàng và duy trì ho ạt động của công ty. Tuy nhiên trong quá trình s ản xuất, kinh doanh có ẩn chứa những rủi ro khó lường ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp. Do vậy, nhìn một cách khái quát về hoạt động, NHTM cần phải xem xét v ề chất lượng cho vay đối với các DNNVV. Chất lượng cho vay là sự đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phù hợp với sự phát triển của xã hội, và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hảng. Chất lượng cho vay đối với DNNVV được đánh giá bằng phạm vi, quy mô, giới hạn cho vay đối với DNNVV phù hợp với khả năng của Ngân hàng thương mại theo hướng tích cực, đảm bảo khách hàng hoàn trả đúng hẹn, đồng thời Ngân hàng cũng có khả năng cạnh tranh trên thị trường... Chất lượng cho vay đối với DNNVV được thể hiện thông qua các số liệu về chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay, tổng dư nợ hay quy mô cho vay đối với DNNVV mở rộng, dư nợ bình quân của doanh nghiệp duy trì ổn định và có xu hướng tăng, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu.

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại

1.4.3.1. Chỉ tiêu định tính

Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc vay vốn

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng.

- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.

Thứ hai, đảm bảo các điều kiện khi vay vốn tại Ngân hàng

- Khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý. - Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp.

- Khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết.

- Khách hàng phải có phương án, dự án khả thi và hiệu quả. - Khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định.

Thứ ba, thực hiện đúng quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng quyết định chất lượng khoản vay vì thông qua quá trình thẩm định, Ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về tình hình tài chính, khả năng trả nợ.. .của khách hàng từ đó đưa ra quyết định cho vay cuối cùng hay là không cho vay.

Thứ tư, mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Chất lượng cho vay được đánh giá là tốt khi các DNNVV quan hệ với Ngân hàng được đáp ứng tốt nhu cầu của mình. Khách hàng nói chung luôn mong muốn một quy trình cho vay đơn giản, thuận tiện, khách quan, có tuân thủ đầy đủ nguyên tắc cho vay của Ngân hàng. Nguồn vốn từ Ngân hàng được cung cấp nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp DNNVV hoạt động ổn định đồng thời nắm bắt được những cơ hội kinh doanh.

1.4.3.2. Chỉ tiêu định lượng * Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn3

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ cho vay không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của Ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = —;——--- x 100% Tổng dư nợ

Xét về mặt bản chất, cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng cho vay. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng cho vay càng thấp.

* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo Điều 6.10 Quyết định số 32/VNHN- NHNN, ngày 04/06/2014 về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động TCTD, cụ thể:

Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Nợ nhóm 4: Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Nợ nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị

quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu nợ nợ xấu là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng phải đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ nợ này càng cao thì khả năng mất vốn càng cao,chất lượng tín dụng thấp. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả Ngân hàng thường khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới một mức nào đó.Theo thông tư Số: 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014, thì quy định các NHTM phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

* Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay

Đây là chỉ tiêu thường được các Ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn Cho vay và chất lượng Cho

vay trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

' Doanh số thu nợ bình quân

Vòng quay vốn cho vay= ____________________________ Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn cho vay. Vòng quay vốn cho vay càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay Ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn cho vay nhanh nên Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các Doanh nghiệp, mặt khác Ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn vho vay càng tốt, chất lượng cho vay càng cao. Tuy nhiên,

để đánh giá chính xác vòng quay vốn cho vay thì cũng phải xem xét đến từng khoản vay, với các ngành nghề khác nhau thì có những vòng quay vốn khác nhau. Ví dụ như các doanh nghiệp về thương mại thường có vòng quay nhanh hơn các doanh nghiệp sản xuất...

* Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay, chất lượng cho vay của Ngân hàng và ngược lại. Vì bên cạnh mục tiêu an toàn thì mục tiêu lợi nhuận được Ngân hàng đặc biệt chú trọng trong nền kinh tế cạnh tranh.

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay Lợi nhuận từ hoạt động cho vay = ________’____________________

Tổng dư nợ tín dụng

Ta thấy rằng nếu Ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng cho vay được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng.

* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân Ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa, trên cơ sở đó, các Ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng Cho vay của mình. Từ đó, quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức

, , Tổng vốn huy động

Hiệu suất sử dụng vốn = _____________________ Tổng dư nợ

Để đánh giá chất lượng cho vay một cách toàn diện nhất thì cần phải đánh giá các chỉ tiêu khác nhau. Mỗi một chỉ tiêu thể hiện được chất lượng cho vay trên một phương diện nhất định, tổng hợp lại sẽ đánh giá được tổng quát về chất lượng cho vay .

1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.4.4.1. Nhân tố chủ quan

Chính sách cho vay là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng cho vay KHDNNVV. Chính sách cho vay là kim chỉ nam đảm bảo hoạt động cho vay của NHTM đi đúng quỹ đạo. Nó có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Từng Ngân hàng lại có những chính sách cho vay riêng trong từng thời kỳ. Có thể thời kỳ này, ngần hàng tập trung phát triển nhóm khách hàng nhất định, NH sẽ xây dựng những chính sách phù hợp và hỗ trợ nhóm khách hàng đó. Bởi thế chính sách cho vay không cố định mà có thể thay đổi theo định hướng của ban lãnh đạo hoặc theo tình hình của thị trường kinh tế. Một chính sách cho vay đúng đắn có thể giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, thu lại nhiều lợi nhuận, đảm bảo hoạt động cho ngân hàng, phân tán được rủi ro vì đa dạng khách hàng...Chính vì thế chính sách cho vay ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Ngân hàng muốn phát

triển bền vững và lâu dài cần có những chính sách cho vay hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của môi trường kinh tế.

Bộ sản phẩm phù hợp: Ngân hàng cần xây dựng những bộ sản phẩm phù hợp với từng loại khách hàng. Các sản phẩm quy định rõ ràng các bước thực hiện, các loại hồ sơ, điều kiện cần đủ.. .Việc áp dụng các sản phẩm giúp phân loại nhóm khách hàng, giảm thiểu thời gian, đồng thời giúp việc quản lý đánh giá khách hàng dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Quy trình cho vay: Quy trình cho vay là trình tự các bước kể từ khi tiếp

Một phần của tài liệu 0158 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quốc tế VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w