Nâng cao công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn

Một phần của tài liệu 0158 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quốc tế VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 82 - 83)

3.2.4.1. Thẩm định phương án, dự án kinh doanh

Đối với việc thẩm định DNNVV, ngoài việc thẩm định các điều kiện như tài sản bảo đảm hay phương án vay vốn theo quy trình cho vay thì bộ phận kinh doanh phải phân tích kỹ về năng lực pháp lý, năng lực lãnh đạo điều hành công ty và tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến năng lực quản lý của các DNNVV, trong khi hồ sơ tài chính của đơn vị thì không chính xác, minh bạch, chưa phản ánh được thực trạng doanh nghiệp đẫn đến thiếu những phân tích chính xác của đơn vị kinh doanh. Đối với các DNNVV cần phân tích dựa trên những số liệu thực tế như dòng tiền của công ty qua tài khoản, tờ khai thuế giá trị gia tăng, chi tiết các tài khoản như phải thu, phải trả, hàng tồn kho. Thẩm định phương án kinh doanh dựa trên các hợp đồng đầu vào, đầu ra... đánh giá về uy tín các đối tác của khách hàng, khả năng thực hiện cam kết các điều khoản trong hợp đồng.

Bên cạnh đó, thẩm định phương án trên cơ sở tìm hiểu về khả năng quản lý của ban lãnh đạo điều hành công ty. Đối với những công ty có ban lãnh đạo có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tốt, có mối quan hệ tốt để có thể ký kết các dự án hiệu quả đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty thì nên được xem xét, đưa ra những hỗ trợ để khách hàng giao dịch với VIB.

Thẩm định phương án của khách hàng trên cơ sở thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cập nhật xu thế, chính sách. có lợi hay bất lợi cho doanh nghiệp để đánh giá tổng quát về phương án kinh doanh của khách hàng.

3.2.4.2. Hỗ trợ đánh giá, tư vấn phương án vay vốn khả thi và sản phẩm phù hợp với khách hàng

Thứ nhất, đối với các DNNVV khả năng quản lý còn yếu kém. Do vậy, nguồn vốn đi vay của ngân hàng chưa biết phân bổ chính xác. Đặc biệt là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn đi đầu tư trung dài hạn còn khá phổ biến, chính điều này dẫn đến mất cân đối dòng tiền, mất khả năng thanh toán tiền nợ gốc lãi đến kỳ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có phổ biến việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho dẫn đến khi biến động giá hoặc thay đổi cơ kế kinh doanh sẽ gây nên giảm khả năng thanh khoản. Do vậy, ngân hàng là nơi tài trợ vốn, được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực cần đưa ra lời tư vấn cho khách hàng về phương án, hỗ trợ khách hàng đánh giá về tính khả thi ,đồng thời cũng kiểm soát được rủi ro tốt hơn.

Thứ hai, ngân hàng thường xuyên có các sản phẩm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nghề riêng biệt. Do vậy, các cán bộ tư vấn khách hàng cần phải nắm rõ các sản phẩm, điều kiện áp dụng, thuận lợi để đưa ra lời tư vấn chính xác cho các doanh nghiệp vay vốn.

Tư vấn là một công việc khó khăn, bởi nó không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho vay dụng của cán bộ VIB mà còn cả trình độ về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Để thực hiện tốt công tác tư vấn cho doanh nghiệp vay vốn, người tư vấn phải trau dồi kiến thức một cách tổng quan, bám sát thực tiễn, nhiệt tình hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc nhưng cũng phải thật sự khách quan. Cán bộ VIB cần đẩy mạnh công tác tư vấn cho doanh nghiệp, đóng vai trò định hướng tránh tình trạng làm hộ, làm thay hay áp đặt cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 0158 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quốc tế VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w