Phạm Xuân Thường Thái Bình

Một phần của tài liệu 15-11c (Trang 27 - 29)

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin đóng góp một số ý kiến cho dự án luật như sau:

Về phạm vi điều chỉnh, tôi nhất trí với một số đại biểu đã phát biểu trước tôi, đề nghị Ban soạn thảo và Quốc hội cho thêm đối tượng là các đơn vị sự nghiệp công và đối tượng là viên chức vào dự án luật. Theo dự thảo thì Điều 1 chúng ta không đưa vào, nhưng ở Khoản 2 của Điều 4 thì chúng ta quy định rất cụ thể về quyền giải quyết khiếu nại đối với các đơn vị sự nghiệp công. Trên thực tế thì hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công cũng giống như hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, cho nên các khiếu nại ở đây thì cũng được giải quyết, quy định theo như các cơ quan hành chính Nhà nước. Vì vậy, chúng tôi đề nghị đưa các đơn vị này vào đối tượng điều chỉnh của luật. Riêng đối với các đơn vị là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị xã hội, đơn vị kinh tế do hoạt

động theo điều lệ của các tổ chức không giải quyết khiếu nại hoàn toàn theo Luật khiếu nại, nên để ở Điều 4 là phù hợp.

Thứ hai, tôi nhất trí như đại biểu Hoa Ry đề nghị đối tượng áp dụng ở đây chúng ta đưa thêm một đối tượng là người không quốc tịch, khi chúng ta thảo luận về Luật quốc tịch thì chúng ta có nói nhóm người này và hiện nay trên thực tế ở đất nước chúng ta, ở biên giới phía Nam, biên giới phía Bắc có rất nhiều đối tượng để ở và họ ở rất lâu rồi. Vừa qua thảo luận về Luật quốc tịch, chúng ta cho phép họ được làm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam nếu như họ có đủ điều kiện. Và giả thiết như chúng ta không đưa vào thì trong trường hợp này nếu các cơ quan Nhà nước không chấp nhận yêu cầu của người ta mặc dù người ta đủ điều kiện thì người ta không biết khiếu nại đi đâu. Chúng tôi cho rằng người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam thì họ cũng được quyền ấy, thì tại sao những người không quốc tịch họ lại không có quyền. Ngoài ra, họ sinh sống ở trên đất nước Việt Nam của chúng ta thì họ cũng bị điều chỉnh bởi pháp luật hành chính, do vậy cũng có những khiếu nại khi quyền lợi đó bị xâm phạm.

Thứ ba, về giải thích từ ngữ như đại biểu Hải ở Hưng Yên đã phát biểu, chúng tôi đề nghị giải thĩch rõ về quyết định hành chính. Trong Luật tố tụng hành chính quy định thêm cả các loại văn bản không phải là quyết định hành chính cũng được phép kiện ra tòa, vậy thì tại sao ở trong Luật khiếu nại chúng ta lại không đưa các văn bản này vào. Chúng tôi đề nghị nên xem xét nếu như tại Luật tố tụng hành chính mà chúng ta bỏ các văn bản này ra thì quy định ở trong luật này là phù hợp, nếu như chúng ta cho vào thì đề nghị cho các loại văn bản này vào đối tượng điều chỉnh của luật.

Thứ tư, về quyền của người khiếu nại tại Điều 14, Khoản 1, Điểm a quy định: "người có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không tự mình khiếu nại được thì ủy quyền cho cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại". Quy định này theo tôi không hợp lý vì đã là người có nhược điểm về thể chất, họ có thể không hiểu quyền của mình bị xâm phạm và cũng không làm ủy quyền cho người khác được. Mặt khác, người ủy quyền lại là những người đương nhiên giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp cho họ. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định lại điều này cho phù hợp. Tiếp theo, đề nghị quy định vai trò của Viện kiểm sát nhân dân và các tổ chức đối với người có quyền khiếu nại già yếu hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần và vị thành niên như đã quy định ở trong Luật Tố tụng hành chính. Đối với những người vị thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì Viện kiểm sát kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc các tổ chức để đứng ra khiếu kiện trước tòa cho họ, vậy thì tại sao ở đây chúng ta lại không đưa vào, chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu.

Về Điểm đ, Điều 17, quyền giải quyết của người khiếu nại, trong này chúng ta có ghi tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn khi cần thiết, theo tôi qui định này không hợp lý. Bởi vì đây là trình tự thủ tục của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, chúng ta không qui định Hội đồng tư vấn vào đây làm gì, họ cần thì họ

lấy ý kiến mà họ không cần thì thôi. Cho nên tôi cho rằng đưa vào trong luật nó không phù hợp, nên đề nghị bỏ qui định này ra ngoài.

Tại Điều 55, qui định về khởi kiện tại tòa án, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ ba nội dung sau đây. Thứ nhất, qui định về công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng trở xuống có quyền khởi kiện ra tòa, không phù hợp với Luật tố tụng hành chính mà chúng ta vừa thảo luận và qui định công chức từ Tổng cục trưởng trở xuống, thì việc này chúng tôi cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu cho nó phù hợp với Luật tố tụng hành chính, nếu như Luật tố tụng hành chính mà chúng ta thấy qui định từ Tổng cục trưởng trở xuống thì ở đây chúng ta cũng phải qui định từ Tổng cục trưởng, nếu mà Vụ trưởng thì chúng ta cũng qui định Vụ trưởng.

Thứ hai, đối với cán bộ khi bị thôi việc, Luật cán bộ, công chức qui định là bị thôi việc, nhưng mà đối với công chức thì lại buộc thôi việc, còn đối với viên chức thì chấm dứt hợp đồng lao động, ba khái niệm này theo tôi là khác nhau, vì vậy chúng ta phải nghiên cứu để qui định vào đây cho nó phù hợp. Nếu như chúng ta qui định các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đối tượng điều chỉnh của luật thì chúng ta cũng phải xem qui định về quyền của công chức như thế nào cho phù hợp. Đặc biệt quyền của cán bộ, cán bộ thì chúng ta có một khái niệm là bị thôi việc, bị thôi việc khác hoàn toàn với việc bị buộc thôi việc, chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm.

Thứ ba, như ý kiến ban đầu các văn bản không phải quyết định hành chính nhưng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, cũng đề nghị giải thích rõ và xem xét kỹ. Về vai trò giám sát cơ quan Nhà nước giải quyết khiếu nại, trong dự thảo của luật quy định đến thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nhưng có một đơn vị là các đoàn đại biểu Quốc hội thì chúng ta không quy định trong này, luật hiện hành chúng ta đang quy định và chúng ta cũng đang thực hiện nên tôi đề nghị nghiên cứu vấn đề này.

Một ý tiếp theo về giải quyết khiếu nại đông người, tôi nhất trí với các đại biểu đã phát biểu, khi khiếu nại đông người ở đây chúng ta không quy định họ phải làm đơn. Xin báo cáo với các vị đại biểu Quốc hội, thực tiễn diễn ra ở địa phương như ở Thái Bình chúng tôi, khiếu kiện đông người rất nhiều, nếu chúng ta bắt mỗi một người viết một cái đơn thì không phù hợp, chúng ta làm cho việc khiếu kiện của người dân khó khăn hơn. Thực ra cùng một nội dung thì người ta có quyền viết đơn chung, có quyền nhờ luật sư, không có lý do gì chúng ta lại bắt họ viết đơn riêng. Trong quá trình giải quyết chúng ta quy định cử người đại diện hợp pháp đứng ra bảo vệ quyền lợi họ. Trên thực tế tiếp dân giải quyết khiếu nại hiện nay chúng ta chỉ tiếp ở mức độ như vậy chứ chúng ta không tiếp chung tất cả mọi người. Có một đoàn đông người chúng ta cũng chỉ tiếp 2, 3 người chứ không phải chúng ta tiếp tất cả các công dân, đặc biệt là những vụ có khiếu kiện đông người, vài trăm cho đến hàng nghìn người thì chúng ta không thể quy định như dự thảo luật. Tôi xin hết ý kiến.

Một phần của tài liệu 15-11c (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w