Nguyễn Đăng Trừng TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu 15-11c (Trang 34 - 35)

Kính thưa các vị đại biểu.

Tôi xin được phép tham gia 2 nội dung: Thứ nhất là phạm vi điều chỉnh; thứ hai là mối quan hệ giữa dự Luật khiếu nại này với Luật tố tụng hành chính và vấn đề điều chỉnh tên gọi của dự luật này.

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh thì ý kiến của tôi có khác với một số ý kiến của các đại biểu đã phát biểu trước tôi. Theo các vị đại biểu đó thì nên đưa các quyết định hành vi của các đơn vị sự nghiệp công và các viên chức vào cho luật này điều chỉnh, thậm chí đưa cả quyết định của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị, v.v. dưới sự điều chỉnh của Luật khiếu nại này là không nên, mà Luật khiếu nại này chỉ tập trung điều chỉnh các khiếu nại đối với các hành vi hành chính và quyết định hành chính. Chỉ có quyết định hành chính và hành vi hành chính gây thiệt hại cho công dân thì công dân mới khiếu kiện, và giải quyết trước bằng con đường hành chính trước, nếu không được thì đưa ra tòa. Cho nên toàn bộ các qui định theo tôi phạm vi điều chỉnh nên tập trung và giới hạn trong khiếu kiện đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính. Theo tôi việc này nó cũng phù hợp với cam kết của mình khi mình vô WTO, khi mình vô đó thì mình phải cam kết là mình giải quyết mối tranh chấp giữa công dân với cơ quan hành chính Nhà nước khi cơ quan hành chính Nhà nước có quyết định và công chức có thẩm quyền có hành vi làm hại, gây tổn thất, gây thiệt hại cho công dân thì họ được quyền khiếu nại và được thực hiện các tố tụng để đảm bảo quyền lợi của công dân. Cho nên tôi cho rằng giới hạn như thế là phù hợp. Vậy giới hạn như thế có vi phạm gì đối với Điều 74 Hiến pháp không? Theo tôi là có. Bởi vì ví dụ như hiệu trưởng, giám đốc trường đại học sa thải hay đuổi sinh viên, đuổi học sinh thì cái

đó theo tôi giải quyết theo Luật viên chức. Tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng vậy, ví dụ chủ nhiệm đoàn luật sư mà khai trừ một luật sư thì chúng tôi giải quyết theo Luật luật sư và từ trước đến nay cũng như thực tiễn, không khả thi và không có tòa nào làm hết được. Khi tòa hành chính nói rõ anh giải quyết không được là tôi đưa ra tòa, nước nào cũng vậy, họ khuôn trong quyết định hành chính và hành vi hành chính, gây thiệt hại cho công dân thì công dân đó có quyền khiếu nại cơ quan nhà nước. Do đó Luật khiếu nại quan hệ rất chặt chẽ với Luật tố tụng hành chính, lẽ ra hai luật này phải được thông qua trong cùng một kỳ họp, nhưng do tình hình chương trình làm luật của mình, mình tách từ Luật khiếu nại, tố cáo cho nên Luật tố tụng hành chính đi trước và Luật khiếu nại đi sau. Thực chất Luật khiếu nại là luật nội dung và Luật tố tụng hành chính là luật hình thức, hai luật này là một cặp như hai vợ chồng vậy. Do chương trình làm luật của mình là tách, cũng như đi ăn tiệc vậy, phải đi một lượt, đây lại chồng đi trước, vợ đi sau là không được, nhưng mình phải làm như vậy, không có cách nào khác nhưng đi đến cùng thì hai luật này quan hệ chặt chẽ với nhau.

Từ phân tích của tôi như trên tức là nó có phạm vi cỡ đó và có mối quan hệ như thế thôi, cho nên tôi đề nghị nên điều chỉnh tên gọi. Tên gọi không phải là Luật khiếu nại mà phải là Luật khiếu nại hành chính, điều này rất quan trọng, bởi vì tới đây Khóa XIII, đầu khóa là có thể thông qua, như thế ta sẽ hình thành từng bước và đi đến hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề giải quyết khiếu nại hành chính của nhân dân. Xin cảm ơn.

Một phần của tài liệu 15-11c (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w